Trần Thanh Hải
Xem chi tiết
Ẩn danh
Xem chi tiết
bocchi in the rock
Xem chi tiết
Ẩn danh
Xem chi tiết
Trần Tuấn Hưng
Xem chi tiết
NeverGiveUp
19 tháng 7 lúc 21:07

a. Thà rằng liều một thân con,

Hoa dù rã cách lá còn xanh cây

Biện pháp nghệ thuật:

-So sánh:

"Hoa dù rã cách lá còn xanh cây": So sánh giữa hai hình ảnh hoa và lá. Hoa dù rụng xuống nhưng lá vẫn còn xanh, biểu tượng cho sự hy sinh của cá nhân nhưng vẫn giữ được sự tươi mới, sức sống của tập thể.

-Ẩn dụ:"Liều một thân con" là hình ảnh ẩn dụ cho sự hy sinh bản thân vì mục tiêu lớn hơn. Hình ảnh "hoa" và "lá" được sử dụng để ẩn dụ cho sự sống và hy vọng, dù một phần đã mất đi nhưng tổng thể vẫn còn nguyên vẹn và mạnh mẽ.

=> Phép tu từ này giúp tác giả nhấn mạnh sự hy sinh cao cả và ý nghĩa của sự hy sinh đó. Hình ảnh hoa rã nhưng lá vẫn xanh tượng trưng cho sự tiếp nối, bền vững của cuộc sống và tinh thần, dù có mất mát nhưng không làm mất đi giá trị cốt lõi.

b. Trong như tiếng hạc bay qua,

Đục như tiếng suối mới sa nửa vời

Tiếng khoan như gió thoảng ngoài,

Ầm ầm như trời đổ mưa

Biện pháp nghệ thuật:

-So sánh:

+"Trong như tiếng hạc bay qua": So sánh tiếng trong trẻo với tiếng hạc bay qua, gợi lên cảm giác thanh khiết, nhẹ nhàng và thoát tục.

+"Đục như tiếng suối mới sa nửa vời": So sánh tiếng đục với tiếng suối mới đổ nửa chừng, gợi lên âm thanh mạnh mẽ, chưa hoàn toàn trọn vẹn, như một sự gián đoạn.

+"Tiếng khoan như gió thoảng ngoài": So sánh tiếng nhẹ nhàng với tiếng gió thoảng ngoài, tạo cảm giác mơ màng, dịu êm.

+"Ầm ầm như trời đổ mưa": So sánh tiếng ầm ầm với tiếng mưa đổ, gợi lên âm thanh mạnh mẽ, dữ dội và hoành tráng.

-Liệt kê:

+Tác giả liệt kê các trạng thái âm thanh khác nhau: "trong", "đục", "khoan", "ầm ầm". Mỗi trạng thái âm thanh được mô tả bằng một hình ảnh cụ thể và sinh động, tạo nên sự phong phú và đa dạng cho đoạn thơ.

=> Phép tu từ so sánh và liệt kê giúp tác giả tạo nên bức tranh âm thanh sống động và đa chiều, từ tiếng trong trẻo, thanh thoát đến tiếng đục, mạnh mẽ, rồi tiếng nhẹ nhàng, dịu êm và cuối cùng là tiếng dữ dội, hoành tráng. Điều này không chỉ làm nổi bật vẻ đẹp tự nhiên mà còn thể hiện sự cảm nhận tinh tế và sâu sắc của tác giả về thế giới xung quanh.

VĐBW
Xem chi tiết
NeverGiveUp
18 tháng 7 lúc 21:04
Câu 1: Ý nào nói đúng về phương thức chính của đoạn trích?

A. Tự sự

Câu 2: Nhân vật chính trong tác phẩm có đoạn trích trên là:

D. Con Khướu nhà

Câu 3: Nội dung chính của đoạn trích là gì?

D. Kể về cuộc sống của con chim Khướu thoát khỏi cái lồng trở về thế giới tự do.

Câu 4: Xác định ngôi kể của người kể chuyện trong đoạn trích:

A. Ngôi thứ nhất

Câu 5: Không gian nghệ thuật được khắc hoạ trong đoạn trích là:

C. Cái lồng, khu vườn treo, bầu trời tự do

Câu 6: Đề tài của tác phẩm có đoạn trích là gì?

C. Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên

Câu 7: Câu: “Tiếng hót của đôi chim rộn rã quấn quít như tiếng cười tiếng khóc trong giọng rối rít của đôi tình nhân hằng thế kỷ mới tìm gặp nhau, vừa xôn xao vừa vang động cả trời chiều.” sử dụng biện pháp tu từ nào?

A. Nhân hóa, so sánh

Câu 8: Đoạn văn: “Trên vòm lá, con Khướu lại hót. Nó hót một chuỗi dài như báo tin, nó đã về. Và từ trên vòm lá nó lao xuống” không sử dụng phép liên kết nào?

C. Phép thế

Câu 9: Cảm nhận của em về chi tiết “Tiếng con chim trời ấy đã cứu con Khướu nhà. Đang lao thẳng xuống vực thẳm của chiếc lồng thì, nó bỗng ưỡn người, dựng ngược đôi cánh xiên thẳng lên cái nền xanh thăm thẳm của bầu trời.”

-Chi tiết này thể hiện sự giải thoát và tự do mà con Khướu tìm thấy nhờ tiếng hót của con chim trời. Tiếng hót của con chim trời không chỉ là tiếng gọi mà còn là lời mời gọi tự do, thức tỉnh bản năng và khát khao bay lượn của con Khướu. Hình ảnh "ưỡn người, dựng ngược đôi cánh xiên thẳng lên cái nền xanh thăm thẳm của bầu trời" biểu thị sự mạnh mẽ, quyết đoán trong việc chọn tự do thay vì sống trong cái lồng, dù lồng đó có đẹp đẽ và tiện nghi đến đâu cũng thiếu đi sự tự do.

Câu 10: Em có đồng tình với việc nuôi nhốt chim không? Vì sao?

-Em không đồng tình với việc nuôi nhốt chim. Chim là loài sinh vật có đôi cánh để bay lượn tự do trên bầu trời, việc nhốt chúng trong lồng không chỉ hạn chế khả năng tự nhiên của chúng mà còn làm mất đi bản chất và niềm vui sống của chúng. Mặc dù có thể cung cấp cho chim một môi trường sống thoải mái trong lồng, nhưng không thể nào thay thế được bầu trời rộng lớn và tự do. Tự do bay lượn, tìm kiếm thức ăn và giao tiếp với đồng loại là điều kiện sống tự nhiên và thiết yếu của chim, và việc nuôi nhốt chim là một hành động xâm phạm đến quyền tự do đó (có thể :))) )

Enzo
Xem chi tiết
hi le
Xem chi tiết

Biện pháp tu từ so sánh "Bụi phun tóc trắng như người già". Tác dụng: 

- Tăng tính biểu hình, biểu đạt gây ấn tượng sâu sắc với người đọc

- Khắc họa chân thực những gian khổ, thử thách mà các chiến sĩ lái xe phải vượt qua trên sốt chặng đường ra mặt trận. 

- Qua đó cho thấy tinh thần lạc quan, yêu đời đầy hóm hỉnh của các anh chiến sĩ trước mọi gian khổ

Đặng Trần Bảo An
Xem chi tiết

Bill Gates từng nói rằng "Nhà trường chỉ cho chúng ta chiếc chìa khóa của tri thức, học trong cuộc sống là việc cả đời". Qua câu nói ấy ta hiểu được rằng học ở trường lớp là một phần rất nhỏ của sự học, còn ngoài cuộc sống là một kho tàng tri thức vô tận mà chúng ta cần khám phá. Quả không sai khi nói rằng "Không chỉ học ở trường lớp, chúng ta còn có thể học hỏi từ những trải nghiệm trong cuộc sống dưới nhiều hình thức". Học là quá trình lĩnh hội tri thức - tinh hoa văn hóa nhân loại để áp dụng vào cuộc sống hằng ngày. Tri thức chúng ta được tiếp cận nhiều nhất chính là ở trường lớp nhưng điều đó là chưa đủ. Bởi cuộc sống giống như đại dương kiến thức rộng lớn, trường lớp chỉ cho chúng ta biết một phần rất nhỏ trong đại dương ấy. Vì vậy cần học cả từ những trải nghiệm trong cuộc sống dưới nhiều hình thức. Học hỏi từ thế giới ngoài kia sẽ cho chúng ta thêm vốn sống, học được cách đối nhân xử thế và mở rộng hiểu biết về những vùng đất mà ta chưa bao giờ đặt chân đến. Việc trải nghiệm dưới nhiều hình thức ở đây có thể là trực tiếp dấn thân đi phiêu lưu trải nghiệm hoặc học hỏi từ những người đi trước. Nhưng dù hình thức nào chúng ta cũng sẽ nhận được những kinh nghiệm - hành trang quý giá cho chúng ta vững bước đến tương lai. Vì vậy, bên cạnh việc học trên trường lớp thì chúng ta cần đan xen cả việc trải nghiệm thực tiễn ngoài cuộc sống... ( bạn có thể viết thêm ý)

Ngữ văn mãi yêu
18 tháng 7 lúc 21:10

Tk

Không chỉ học ở trường lớp, chúng ta còn có thể học hỏi từ chính những trải nghiệm trong cuộc sống dưới nhiều hình thức. Học là việc cả đời chẳng bao giờ kết thúc, ngay cả khi bạn đã đạt được nhiều bằng cấp. Đối với một số người, việc học kéo dài liên tục và suốt đời, không hề có một sự giới hạn nào cho sự học hỏi. Mọi nẻo đường của cuộc sống đều ẩn chứa những bài học rất riêng. Nhà văn Con radSquyes luôn tâm niệm “ Học hỏi giống như sự hình thành các cơ bắp trong lĩnh vực kiến thức, tạo nền tảng cho sự thông thái khôn ngoan " và dĩ nhiên để thành công trong cuộc sống, để sống bình an trong một thế giới đầy biến động như hiện nay thì bạn cần phải trải nghiệm để tích lũy kinh nghiệm để nâng cao năng lực của bản thân" .Theo cho đi là còn mãi 

thảo nguyễn
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
16 tháng 7 lúc 9:25

a.

Mở đoạn: 

- Giới thiệu tác phẩm "Đoàn thuyền đánh cá" của nhà thơ Huy Cận

+ Phong cách sáng tác, hoàn cảnh sáng tác ...

Thân đoạn:

- Nội dung đoạn thơ:

+ Mặt trời xuống biển như hòn lửa, Sóng đã cài then đêm sập cửa: 

-> Gợi tả cảnh đẹp sâu sắc tinh tế của thiên nhiên với biển cả, thể hiện sự đóng khép lại một ngày làm việc của ngư dân chài lưới.

- Phân tích đánh giá:

+ "Mặt trời xuống biển như hòn lửa":

-> Biện pháp tu từ: so sánh hình ảnh "mặt trời" và "hòn lửa" giúp thể hiện hình ảnh mặt trời khi chiều về sinh động, cụ thể, chi tiết. Có nét tương đồng nhau về màu sắc, độ nóng. Hành động "xuống biển" giúp cảnh tả trở nên "động" hấp dẫn người đọc hơn. Câu thơ tăng giá trị gợi hình, gợi cảm, hay hơn.

+ "Sóng đã cài then đêm sập cửa":

-> Nghệ thuật ghép những hành động nghỉ ngơi của con người về đêm với vật của nhà thơ: "cài then", "sập cửa" làm hình ảnh "sóng" và "đêm" trở nên tinh tế, sinh động. Vừa gợi sự gắn bó của ngư dân và thiên nhiên miền biển, vừa thể hiện sâu sắc nhân hoá cảnh đẹp "động" hấp dẫn.

Kết đoạn:

- Khẳng định lại giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của đoạn thơ.

 

Đỗ Tuệ Lâm
16 tháng 7 lúc 9:36

b.

Mở đoạn:

- Giới thiệu tác giả Hồ Chí Minh, phong cách sáng tác của nhà thơ và điểm nổi bật của bài thơ "Rằm tháng giêng".

+ Dẫn dắt trích đoạn thơ từ bài thơ.

Thân đoạn:

- Thể thơ tứ tuyệt dễ dàng mang hình ảnh thơ vừa cổ điển vừa hiện đại.

- Nội dung đoạn thơ:

+ "Trăng vào cửa sổ đòi thơ": Hình ảnh "trăng" tượng trưng cho màn đêm - một cảnh đẹp giản dị đơn sơ xuất hiện thường xuyên gắn bó với con người.

-> Tác giả gán hành động "vào", "đòi" thể hiện tình cảm cảm xúc sinh động của ánh trăng với con người nghệ thuật: mối liên kết của tâm hồn thơ mộng và một cái đẹp giản dị.

-> Nhà thơ tinh tế gợi nét động nhân hoá cho "trăng": một nét đẹp của tâm hồn người thi sĩ nhạỵ cảm, nhẹ nhàng. 

-> Biện pháp tu từ nhân hoá: câu thơ thêm giá trị nghệ thuật hình ảnh gợi cảm, sinh động, giản dị hấp dẫn thể hiện mối liên kết chặt chẽ của trăng và tâm hồn người thi sĩ.

+ "Việc quân đang bận xin chờ hôm sau": câu thơ trên tạo tiền đề cho câu thơ dưới, liên kết chặt chẽ nội dung. Thể hiện rõ ràng quan điểm của nhà thơ: dù yêu thích nghệ thuật cái đẹp là thế, những việc quân việc nước luôn để lên hàng đầu.

-> Tinh thần yêu nước "bận việc quân" nên để hôm sau nhà thơ mới có thể thưởng thức ánh trăng ngâm thơ. 

-> "Đất nước" trong tim tác giả luôn là sự ưu tiết nhất định hàng đầu không gì có thể sánh bằng. Một tinh thần yêu nước sâu sắc, đẹp đẽ, thể hiện từ suy nghĩ đến hành động. Cuộc đời nhà thơ sáng ngời đẹp đẽ như "bảy mươi chín mùa xuân". 

Kết đoan:

- Khẳng định lại giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật.

+ Ngôn ngữ thơ giản dị, tự nhiên, ý tứ câu thơ sâu sắc. 

Đỗ Tuệ Lâm
16 tháng 7 lúc 9:46

c. 

Mở đoạn:

- Giới thiệu tác giả Hồ Chủ tịch, phong cách sáng tác nghệ thuật của nhà thơ.

+ Nêu những nét sâu sắc, đặc biệt của tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác..

Thân đoạn:

- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đặc sắc.

- Nội dung đoạn thơ 

"Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ": Mối giao hảo từ sự liên kết trong tâm hồn tư tưởng của nhà thơ với ánh trăng, thể hiện những nỗi niềm suy tư của Hồ Chủ tịch khi đang ở cảnh tù đày.

+ "Ánh trăng" là nguồn ánh sáng duy nhất của người tù hướng đến, cái đẹp của thiên nhiên giản dị bao giờ cũng dễ dàng vượt qua song sắt nhà tù. Và ở chính tâm hồn nghệ thuật ham mê thưởng thức cái đẹp của nhà thơ, hay chính khi ấy nhà thơ đang tự tìm một lối sáng suy nghĩ trong đầu mình mà hướng đến trăng.

+ Hai tâm hồn giao hảo giữa con người và thiên nhiên: cái đẹp giản dị và một tâm hồn đang thưởng thức. Khi mối liên kết ấy càng trở nên sâu sắc thì đối với "song cửa tù đày" không thể nào ngăn cản nữa. Vẻ đẹp con người luôn đủ sức lay động cái đẹp tưởng chừng xa vời nhưng lại gần ngay trước mặt "ánh trăng".

+ Từ đây ta thấy được một ý chí, một tinh thần thép luôn điềm tĩnh lạc quan thản nhiên. Không sợ hãi, bi quan hay cố gắng tìm cách thoát khỏi "tù" trong lòng mình. Bác ngắm trăng, thưởng thức cái đẹp dịu dàng ấy cũng như đang bầu bạn với chính mình. 

Kết đoạn:

- Khẳng định lại giá trị, chất nghệ thuật trong hình ảnh thơ sinh động đặc sắc và tâm hồn người thi sĩ luôn ung dung trong mọi hoàn cảnh.