Mn ưi giúp mik. Mik cần gấp .
Viết một đoạn văn 5 đến 7 câu phân tích và nêu cảm nhận về hình ảnh ấn tượng trong ca dao than thân
Mn ưi giúp mik. Mik cần gấp .
Viết một đoạn văn 5 đến 7 câu phân tích và nêu cảm nhận về hình ảnh ấn tượng trong ca dao than thân
day :
Trong kho tàng văn học dân gian đồ sộ của Việt Nam ta bên cạnh những câu truyện cổ tích nhiệm màu, những truyền thuyết xa xăm thì ca dao là một trong những thể loại chiếm số lượng nhiều nhất, đồng thời cũng có phạm vi đề tài rộng lớn. Không chỉ bộc lộ tấm lòng, tâm hồn của người lao động về tình cảm gia đình, quê hương, đất nước, tình cảm lứa đôi mà các thể loại ca dao trữ tình, có vần có nhịp gần như những câu hát còn nói lên những đắng cay, xót xa của con người dưới chế độ cũ, đồng thời cũng có một số câu là lời ca hóm hình, tươi vui đầy lạc quan về cuộc đời, dẫu còn nhiều khó khăn vất vả. Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa là một trong những thể loại chiếm số lượng lớn, bộc lộ vô cùng rõ nét đời sống tinh thần của người Việt xa xưa, đặc biệt là của người phụ nữ.
Có thể nói rằng ca dao than thân là thể loại văn học dân gian đặc biệt được đặc cách dành riêng cho người phụ nữ dưới chế độ phong kiến, mà ở đó họ được tự do thể hiện cảm xúc, thể hiện những xót xa, đớn đau trong cuộc đời, và cả những nỗi niềm khao khát hạnh phúc mà không phải e ngại, dè chừng. Thông qua ca dao than thân người ta biết được nhiều tiếng nói, nhiều số phận, nhiều cuộc đời, và cả những nỗi bất công mà kiếp đàn bà phải gánh chịu. Ca dao đã trở thành một cánh cửa để người phụ nữ giải phóng tâm hồn mình, bởi tính dễ làm, dễ nhớ, dễ thuộc, không cần học vấn uyên thâm như Hồ Xuân Hương người ta vẫn có thể thốt ra những câu ca dao thật hay, thật ý nghĩa với những hình ảnh giản dị, mang đậm phong thái dân gian. Ví như câu hát dưới đây:
“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”
Phân tích những câu ca dao than thân yêu thương tình nghĩa để thấy được những tình cảm, thông điệp gửi gắm trong đó
Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ được ví với hình ảnh “tấm lụa đào”, đó là một hình ảnh rất hay và vô cùng sâu sắc, nó khá tương tự với cái cách mà Hồ Xuân Hương ví người phụ nữ với “bánh trôi nước”. Tấm lụa đào là một vật phẩm đẹp đẽ quý giá, mềm mại, lụa đào là biểu trưng cho sự xuân sắc, kiều diễm của người con gái. Thế nhưng đọc câu ca dao người ta lại bỗng thấy xót xa, đau đớn khi số phận của người phụ nữ lại được ví như một tấm lụa, một loại hàng hóa, dẫu có đẹp đẽ trân quý, nhưng cuối cùng cũng chỉ là một món hàng mặc sức cho người ta lựa chọn, ngã giá không hơn. Thân phận đàn bà khi ấy rất đúng với câu “phất phơ giữa chợ, biết vào tay ai”, bởi họ nào được phép lựa chọn hạnh phúc cuộc đời mình, cũng lạc lõng bơ vơ giống hệt cái bánh trôi của bà chúa thơ Nôm “bảy nổi ba chìm với nước non”, phải chấp nhận “rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”, phải phụ thuộc vào lễ giáo xã hội cũ, với tư tưởng trọng nam khinh nữ sâu sắc. Như vậy từ câu ca dao trên có thể nhận ra rằng người phụ nữ xưa đã có ý thức rất rõ về vẻ đẹp cả về tâm hồn lẫn ngoại hình của mình, thế nhưng đắng cay thay xã hội phong kiến bất công đã chèn ép, không cho họ được tự do, phóng khoáng, khiến cuộc đời của biết bao nhiêu kiếp hồng nhan phải chịu cảnh tủi nhục, ngẫm mà không khỏi xót thương, cảm thán.
“Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen
Ai ơi nếm thử mà xem
Nếm ra mới biết là em ngọt bùi”
Đây cũng là một câu ca dao than thân, nhưng nó mang những ý nghĩa kín đáo hơn nhiều, vẫn biết ông bà ta thường có câu “cái nết đánh chết cái đẹp”, thế nhưng cuộc đời nào phải ai cũng nghĩ như vậy. Dưới chế độ phong kiến hà khắc, kẻ có nhan sắc cũng chưa chắc có được một cuộc đời sung sướng, vậy thì những người phụ nữ bất hạnh kém đi vài phần tư sắc lại càng trở nên thiệt thòi hơn cả. Thế nhưng họ không chịu chấp nhận số phận ấy, họ ý thức được giá trị bản thân, vẫn khao khát được yêu thương một cách sâu sắc, khi tự ví mình là “củ ấu gai”, tuy vỏ ngoài thì đen đúa xấu xí, thế nhưng bên trong lại “ngọt bùi”, trắng trẻo. Hình ảnh ấy chính là lời ẩn dụ sâu sắc của người phụ nữ về vẻ đẹp tâm hồn đáng quý bên trong cái vỏ ngoài có phần khiếm khuyết, không được bắt mắt của mình. Câu ca dao thể hiện những nỗ lực trong việc tìm kiếm hạnh phúc, đề cao vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ xưa bên cạnh nhan sắc mỹ miều. Đồng thời người ta cũng có thể cảm nhận được ở đây phảng phất có sự hờn trách, tủi hổ về thân phận đàn bà, về người phụ nữ thiếu đi chút phần tư sắc trong xã hội cũ.
“Trèo lên cây khế nửa ngày,
Ai làm chua xót lòng này khế ơi!
Mặt trăng sánh với mặt trời
Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng.
Mình ơi! Có nhớ ta chăng?
Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời”
Khác với hai bài ca dao trên thì ở bài này người ta lại dễ dàng nhận ra bóng hình của một chàng trai mang nỗi niềm tương tư sâu sắc với người con gái mình yêu. Hình ảnh “trèo lên cây khế nửa ngày” là một hình ảnh khá độc đáo và khác lạ, chính cái khác lạ, vô lý ấy đã đem đến cho chúng ta những lý giải chính xác về tâm hồn của chàng trai, yêu đến mức ngẩn ngơ thần hồn. Nỗi lòng không biết tỏ cùng ai đành chỉ biết tâm sự cùng cây khế “ai làm chua xót lòng này khế ơi”. Người ta cứ ngỡ anh chàng ngớ ngẩn này đang hỏi tại sao khế chua, nhưng thực tế là anh đang tự xót xa cho bản thân mình, đang bộc lộ cái niềm xót xa, chua chát của mình khi đối mặt với tình yêu. Vậy đó là một tình yêu như thế nào mà khiến chàng trai có vẻ vật vã, xót xa đến vậy? Trả lời rằng đó là một tình yêu ứng với hình tượng “mặt trời” và “mặt trăng”, ứng với “sao hôm” và “sao mai”, vốn đều là những hình ảnh tượng trưng cho sự xa cách, trắc trở, không thể đến với nhau. Yêu đương mà không được gặp nhau, không được gần nhau, cứ mãi xa cách, mãi chỉ nhớ vì nhau trong vô vọng thì có lẽ chính là sự giày vò kinh khủng nhất, không cách gì nguôi ngoai được. Thế nhưng chàng trai cũng chẳng từ bỏ, vẫn cố gắng tựa như vì sao Vượt, cố đợi chờ trăng lên, thế nhưng trái ngang sao, dẫu sao đã vò võ chờ ở đỉnh trời mà trăng kia mới đủng đỉnh chậm rãi mọc lên, không khỏi khiến lòng người xót xa. Trước sự ngăn cách, chia phôi, trước muôn ngàn khó khăn, nhưng có lẽ đắng cay nhất vẫn là sự thờ ơ của người con gái ấy chàng trai đã không cầm lòng được mà phải thốt lên “Mình ơi, có nhớ ta không?” để bộc lộ tình cảm, để bộc lộ những đắng cay mà bản thân phải chịu đựng, đồng thời cũng trông chờ đáp án của người trong mộng.
“Khăn thương nhớ ai,
Khăn rơi xuống đất.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn vắt lên vai.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn chùi nước mắt.
Đèn thương nhớ ai,
Mà đèn không tắt.
Mắt thương nhớ ai,
Mắt ngủ không yên.
Đêm qua em những lo phiền,
Lo vì một nỗi không yên một bề…”
Cũng tương tự như bài ca dao trên, đây cũng là bài thể hiện nỗi nhớ sâu sắc trong tình yêu, nhưng là tình yêu của người con gái với tình nhân. Thương nhớ đến mức thẫn thờ “đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm” như lời Nguyễn Khoa Điềm viết, rồi nhớ thương đến mức nước mắt đã đẫm khăn tay, chong đèn chờ sáng, thao thức không yên. Có lẽ đó chính là nỗi lo lắng, không yên điển hình của mỗi người phụ nữ trong xã hội phong kiến, yêu thương ai đó thật lòng, nhưng biết dạ họ ra sao, cũng là nỗi sợ vụt mất tình yêu, vụt mất hạnh phúc, đâm ra cứ quanh quẩn bên cái lo sợ được mất thành ra nhiều cớ sự.
“Ước gì sông rộng một gang
Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi”
Cũng nói về tình yêu, nhưng ở câu ca dao này nỗi nhớ nó được thể hiện một cách bạo dạn, phóng khoáng và tình tứ hơn so với hai bài ca trên rất nhiều. Cái tình yêu ở đây, nỗi nhớ ở đây nó mãnh liệt đến mức người con gái có những suy nghĩ hết sức hoang đường, bởi có dòng sông nào chỉ rộng tày gang, lại có dải yếm nào bắc thành cầu được. Cuối cùng có thể tóm gọn lại cả ba bài ca dao tôi vừa phân tích nó đều thể hiện niềm khao khát mãnh liệt được ở bên người mình yêu, được gần gũi, là khát khao hạnh phúc lứa đôi rất chân thực được bộc lộ qua những hình ảnh bình dị, thân thuộc, qua lối nói có phần bông đùa hóm hỉnh. Mà ở đó ta thấy được nhiều cung bậc cảm xúc của tình yêu, có xót xa cay đắng, có lo lắng, ưu phiền, có nồng nàn, mãnh liệt, và bao trùm lên tất cả ấy là nỗi nhớ đặc trưng của tình yêu, thể hiện đời sống nội tâm vô cùng phong phú của ông cha ta trong xã hội cũ.
“Muối năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta nghĩa nặng tình dày
Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa”
Đây là một câu hát rất đặc biệt về tình cảm gia đình, tình cảm vợ chồng sắt son, chung thủy, thông qua hai hình ảnh kinh điển là gừng cay, muối mặn. Vị cay của gừng chính là biểu tượng của những đắng cay trong cuộc đời mà con người ta đã cùng nhau vượt qua trong bao nhiêu năm tháng, còn vị mặn của muối có thể lý giải một cách đơn giản đó có là tình cảm mặn nồng giữa hai vợ chồng được xây dựng từ những năm tháng tân hôn, hoặc cũng có thể là vị mặn của giọt mồ hôi qua những ngày chung lưng đấu cật, phấn đấu vì gia đình. Ngoài ra gừng và muối còn là hai loại gia vị không thể thiếu và rất phổ biến trong đời sống sinh hoạt gia đình, gừng mang vị cay, tính ấm, góp phần làm tình cảm gia đình thêm ấm cúng, muối vị mặn tính hàn có tác dụng trung hòa, làm bữa cơm thêm phần đậm đà, ngon ngọt. Hay đôi khi ta có thể ví gừng là tượng trưng cho người chồng, muối là người vợ, sự phối hợp của cả hai là nên một gia đình hạnh phúc đầm ấm. Tóm lại dù là cách hiểu nào, hai hình ảnh gừng và muối đều là tượng trưng cho tình nghĩa vợ chồng sâu sắc, thủy chung, thiết tha, nồng đượm, khẳng định bằng câu kết “Đôi ta nghĩa nặng tình dày/Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa”. Người ta tinh ý có thể phát hiện ra rằng “ba vạn sáu ngàn ngày” chính là khoảng thời gian một trăm năm, mà theo quan niệm của người xưa chính là một kiếp người, như vậy có thể hiểu rằng tình cảm vợ chồng ở đây gắn bó sâu nặng, mà chỉ có cái chết mới có thể chia lìa.
Tổng kết lại những câu hát than thân, yêu thương tình nghĩa đã bộc lộ rõ nét những vẻ đẹp, những nét đặc sắc trong đời sống tâm hồn, tình cảm của ông cha ta từ ngàn xưa, bên cạnh lũy tre làng, con trâu, giếng nước, gốc đa, sân đình. Với cách sử dụng câu từ độc đáo, thể thơ lục bát của dân tộc, cùng với những hình ảnh ẩn dụ gần gũi thân thuộc, nhưng không kém phần sâu sắc, đã mang cho thể loại này những nét độc đáo cả về nội dung lẫn hình thức, đặc biệt là sự dễ nhớ, dễ thuộc, dễ đi vào lòng người.
Phân tích bài ca dao sau:
Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay
Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?
Tham khảo:
Dưới chế độ phong kiến, nhân dân ta bị áp bức rất nặng nề. Người nông dân nói chung và người phụ nữ nói riêng tuy lao động cực nhọc mà vẫn cơ hàn đói rách. Có bao cảnh đời, bao bi kịch thương tâm, ca dao dân ca cũng có biết bao khúc hát ai oán thương tâm xúc động. Có thể than chính cho số phận hoặc than vàn cho số phận đồng loại.
Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay
Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?
Bài ca dao là tiếng than thân tràn lệ. Thân cò và cò con trong bài ca dao này là ẩn dụ nói về người phụ nữ nông dân và con cái của họ. Hai thế hệ, hai kiếp người đau khổ. Người đàn bà nhà quê sống lẻ loi một mình quanh năm côi cút làm ăn toan lo nghèo khó, vất vả giữa cuộc đời. Suốt ngày bán mặt cho đất bán lưng cho trời mà vẫn cơm không đủ ăn áo không đủ mặc.
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao...
Ngày làm chẳng đủ ăn thì phải kiếm ăn cả đêm. Thật vất vả khổ cực bao nhiêu, đời sống của họ là những khó khăn triền miên.
Con cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về
Tần tảo sớm hôm nuôi gia đình con cái nhưng ông trời có lẽ không công bằng, bởi nếu công bằng thì trước những lời ai oán đó ông trời sao không xúc động?
Lên thác xuống ghềnh - chỉ sự vất vả gian nan trong cuộc đời, lận dận mệt mình. Không phải là ngày một, ngày hai mà là bấy nay, kiếp người đằng đẵng bao năm giữa chốn nước non mênh mông này.
Nước non lận đận một mình
Thân cò lèn thác xuống ghềnh bấy nay
Trong khung cảnh nước non mênh mông bao la ấy, cái cò chỉ có một mình. Cảnh đời nghèo khổ về vật chất và tinh thần khiến cho họ chỉ biết kêu, kêu mà chẳng biết kêu ai. Nghèo vẫn hoàn nghèo họ cố tìm cách thay đổi cảnh ngộ mà không sao thoát khỏi:
Cây khô xuống nước cũng khô
Phận nghèo đi đến nơi mô càng nghèo
Cái vòng luẩn quẩn, bế tắc ấy người nông dân muốn vượt ra ngoài nhưng không thể thoát được. Do vậy mà lời ai oán của thân cò - người mẹ đau khổ cất lên như thấm đẫm nước mắt.
Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con
Cảnh đời ngang trái, loạn lạc bể đầy, ao cạn. Ai làm là lời ám chỉ, tố cáo bọn thống trị gây ra bao cảnh ngang trái làm cho gầy cò con. Đời mẹ đã gian nan lận đận, đời con càng đói rét đau thương. Lời thơ như tiếng nấc, như lời nguyền đay nghiến lên án bọn thống trị tham quan. Thân phận nhỏ bé như con tằm, con kiến. Mà con tằm, con kiến thì:
Con kiến mà leo cành đa
Leo phải, cành cụt leo ra leo vào...
Cuộc đời là cái vòng luẩn quẩn, họ hoàn toàn không làm chủ được bản thân, cuộc đời. Ai làm cho họ khổ, thật bi đát họ chỉ biết than thân trách phận kêu trời. Niềm cay đắng, bị áp bức bóc lột biết bao giờ cho hết nỗi oan khiên. Đời cái cò gian lao điêu đứng rồi đời cò con cũng điêu đứng lao đao. Trong họ niềm khao khát cháy bỏng được sống hạnh phúc, được thoát khỏi nghèo nàn cho chính họ và kiếp sau của họ. Bài ca dao chứa chan tình nhân đạo và giá trị tố cáo phản kháng sâu sắc. Đây cũng chính tiếng nói tập thể của những người dân lao động trong xã hội áp bức bất công. Đọc bài ca dao chúng ta càng đồng cảm hơn với những con người khốn khổ một thời trong xã hội ấy.
Hoàn thành bảng sau:
Hình ảnh Giá trị tượng trưng
Con kiến
Con tằm
Con hạc
Con cuốc
NHẬN XÉT
Nghệ thuật
Nội dung phản ánh
Gợi ý:
- Dựa vào những công việc mà con tằm, con kiến, con hạc, con cuốc phải làm, em liên tưởng tới những thân phận nào trong xã hội?
- Các câu ca dao đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Qua đó, bài ca dao đã phản ánh nội dung gì?
So sánh hai bài ca dao sau cả về phương diện nội dung và nghệ thuật: Bài 1.
Thân em như dải lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
Bài 2.
Thân em như trái bần trôi
Sóng dập gió dồi biết tấp vào đâu
Viết một đoạn văn có độ dài từ 5 - 7 theo chủ đề về tình mẹ con (chỉ ra tính liên kết về nội dung và từ ngữ làm phương tiện ngôn ngữ kết nối trong đoạn văn đó).
Tham khảo:
Nhắc về chủ đề tình mẹ có vô vàn các tác giả đều đã viết bài văn ,bài thơ để ngợi ca.Đó không phải là một chủ đề mới,nhưng nó để lại cho người đọc,người nghe nhiều ấn tượng và tình cảm sâu sắc.Tình mẫu tử là thứ rất vĩ đại,nó được ví với nước ,với biển Đông nhưng cũng không hẳn đúng.Bởi nó đẹp và rộng lớn phi thường,đến không có giới hạn và không thứ gì có thể làm phai mờ đi được.Giữa mẹ và con có sự liên kết ngay từ khi còn trong bụng mẹ đến khi ra đời,mang theo dòng máu của người mẹ.Được lớn lên trong vòng tay yêu thương, được sự đùm bọc của mẹ thì đã là một loại may mắn đẹp đẽ rồi.
Tính liên kết về nội dung: Liên kết chủ đề và liên kết logic
Phép liên kết đoạn: Phép thế
Từ ngữ liên kết : Chủ đề tình mẹ - Đó
Tình mẫu tử- nó
Tham khảo:
Nhắc về chủ đề tình mẹ có vô vàn các tác giả đều đã viết bài văn ,bài thơ để ngợi ca.Đó không phải là một chủ đề mới,nhưng nó để lại cho người đọc,người nghe nhiều ấn tượng và tình cảm sâu sắc.Tình mẫu tử là thứ rất vĩ đại,nó được ví với nước ,với biển Đông nhưng cũng không hẳn đúng.Bởi nó đẹp và rộng lớn phi thường,đến không có giới hạn và không thứ gì có thể làm phai mờ đi được.Giữa mẹ và con có sự liên kết ngay từ khi còn trong bụng mẹ đến khi ra đời,mang theo dòng máu của người mẹ.Được lớn lên trong vòng tay yêu thương, được sự đùm bọc của mẹ thì đã là một loại may mắn đẹp đẽ rồi.
Tính liên kết về nội dung: Liên kết chủ đề và liên kết logic.
Phép liên kết đoạn: Phép thế.
Từ ngữ liên kết :
+ Chủ đề tình mẹ - Đó.
+ Tình mẫu tử - nó.
Tham khảo:
Nhắc về chủ đề tình mẹ có vô vàn các tác giả đều đã viết bài văn ,bài thơ để ngợi ca.Đó không phải là một chủ đề mới,nhưng nó để lại cho người đọc,người nghe nhiều ấn tượng và tình cảm sâu sắc.Tình mẫu tử là thứ rất vĩ đại,nó được ví với nước ,với biển Đông nhưng cũng không hẳn đúng.Bởi nó đẹp và rộng lớn phi thường,đến không có giới hạn và không thứ gì có thể làm phai mờ đi được.Giữa mẹ và con có sự liên kết ngay từ khi còn trong bụng mẹ đến khi ra đời,mang theo dòng máu của người mẹ.Được lớn lên trong vòng tay yêu thương, được sự đùm bọc của mẹ thì đã là một loại may mắn đẹp đẽ rồi.
Tính liên kết về nội dung: Liên kết chủ đề và liên kết logic
Phép liên kết đoạn: Phép thế
Từ ngữ liên kết : Chủ đề tình mẹ - Đó
Tình mẫu tử- nó
Viết đoạn văn khoảng 10 câu cảm nhận về một trong bốn bài ca dao đã học. Trong đoạn có sử dụng từ ghép đẳng lập. Gạch chân từ ghép đẳng lập đó
Viết đoạn văn nêu cảm nhận một bài ca dao than thân. Đoạn văn có một câu ghép, gạch chân, chú thích câu ghép đó.
Giúp mình vớiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii
Tham khảo ạ
Đọc câu ca dao số hai trong chủ đề "Những câu hát than thân", em không thể không nghĩ về số phận của người lao động thời phong kiến. Họ như những con tằm làm lụng vất vả cuối cùng kết quả không tương xứng với nỗ lực của họ. Họ cũng là những chú kiến nhỏ bé làm được mấy bữa mà phải lao đầu vào đi kiếm tiền về nuôi gia đình của mình. Hạc bay mỏi cánh biết lánh về đâu,còn họ thì đi bôn ba tứ xứ cũng nào đâu được nghỉ ngơi. Cuối cùng,những người lao động như hoàn cảnh của những con cuốc. Tiếng nói của họ cũng chẳng được ai nghe,tiếng lòng của họ nào ai có thể thấu. Người xưa đã sử dụng những câu ca dao với những hình ảnh những con vật gần gũi,thân quen trong văn hoá người Việt để ẩn dụ cho cuộc sống bất công,ngang trái và khổ sở của họ. Đó cũng là tiếng hát than của chính họ cho số phận của mình,cho chính những gì họ đã cống hiến cho cuộc sống và thành quả họ nhận được. Qua đây,em cũng bày tỏ lòng cảm thông với họ,những con người chịu thương chịu khó nhưng chẳng nhận lại được gì.
Chú thích : từ láy được gạch chân.
đại từ : họ (trỏ người , cụ thể là người lao động)
còn lại hầu hết là từ ghép
Tham khảo nha em:
Đoạn thơ trên đã vẽ nên hình ảnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Ở câu lục, ta đã bắt gặp hình ảnh so sánh "thân em" với "trái bần trôi". Hình ảnh ấy khiến chúng ta không khỏi xót xa, chạnh lòng. Bởi vì nói như vậy chẳng khác nào nói đến sự trôi nổi, bấp bênh của cuộc đời người phụ nữ. Họ sống dật dờ, lay lắt nay đây mai đó. Họ sống vô phương định hình, họ chẳng biết cuộc đời mình đi đâu, về đâu, trôi theo hướng nào. Và rồi câu câu bát đã chứng minh cho kiếp người lưu lạc của người con gái trong xã hội xưa "Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu". Với việc sử dụng hình ảnh thiên nhiên "gió", "sóng" kết hợp với các động từ mạnh "dập", "dồi" cùng câu hỏi tu từ đã cho chúng ta thấy thân phận khổ cực của người phụ nữ xưa. Thật là đau đớn. Người phụ nữ ngày nay không bị chà đạp như xã hội xưa, họ được đối xử bình đẳng tuy nhiên đâu đây vẫn còn những người bị chồng đánh đập, chà đạp, đối xử tàn nhẫn. Chính vì vậy, chúng ta phải đấu tranh để bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ bởi vì họ được xứng đáng hưởng những điều tốt đẹp nhất.
Câu ghép: in đậm nghiêng
Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm xúc của em khi đã bước vào năm học mới nhưng lại chưa được đến trường. *
Bài 4 trang 136 sgk văn 7 tập một
Tham khảo:
Câu trả lời 1
- Anh chàng trong câu chuyện đã sử dụng biện pháp dùng từ đồng âm để không trả lại cái vạc cho người hàng xóm. (vạc, đồng).
- Nếu là viên quan xử kiện, em đặt lại hoàn cảnh giao tiếp ban đầu của anh chàng và người hàng xóm: mượn vạc để làm gì?
Câu trả lời 2
Anh chàng gian dối láu cá trong câu chuyện đã sử dụng biện pháp đồng âm, để âm mưu không trả lại cái vạc cho người hàng xóm.
- Vạc đồng có thế hiếu theo hai cách:
+ Vạc làm băng chất liệu kim loại
+ Vạc là con chim kiếm ăn ngoài đồng.
- Đồng cũng có hai cách hiểu:
+ Cánh đồng
+ Chất liệu kim loại bằng đồng
Các từ vạc, đồng được đặt trong câu với sự kết hợp không chặt chẽ: mượn vạc - cái vạc - con vạc, đền cho anh ta cò, vạc đồng - cái vạc làm bằng đồng - con vạc ở ngoài đồng, cò nhà - cò đồng - cò sống ở ngoài đồng.
Câu trả lời 3
Câu chuyện trên sử dụng biện pháp sử dụng từ đồng âm.
- Anh chàng gian dối láu cá trong câu chuyện đã sử dụng biện pháp từ đồng âm, để âm mưu không trả lại cái vạc cho người hàng xóm.
+ Vạc 1: Con vạc
+ Vạc 2: Chiếc vạc
+ Đồng 1: bằng kim loại
+ Đồng 2: cánh đồng
- Muốn phân biệt phải trái ta chỉ cần hỏi:
+ Anh mượn vạc để làm gì? – Bởi vì vạc thì dùng để đựng đồ vật. Hoặc:
+ Vạc làm bằng gì? – Vạc làm bằng kim loại đồng sẽ khác hoàn toàn với con vạc ở ngoài đồng.
Đọc bài ca dao số 2 trong chùm ca dao Những câu hát than thân (SGK Ngữ văn 7, trang 48), sau đó trả lời câu hỏi:
a) Tình cảm của tác giả dân gian được trong bài ca dao là gì?
b) Tìm những chi tiết biểu lộ cảm xúc và cho biết cách biểu đạt cảm xúc của tác giả.
Tham khảo
a) Bài 2 là lời người lao động thương cho thân phận những người khốn khổ và cũng là chính mình trong xã hội cũ.
b) Những chi tiết biểu lộ cảm xúc:
+ Thương con tằm "kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ" là thương cho thân phận suốt đời bị kẻ khác bòn rút sức lực.
+ Thương lũ kiến li ti "kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi" là thương cho nỗi khổ chung của những thân phận nhỏ nhoi suốt đời xuôi ngược vất vả làm lụng mà vẫn nghèo khó.
+ Thương con hạc là thương cho cuộc đời phiêu bạt, lận đận và những cố gắng vô vọng của người lao động trong xã hội cũ.
+ Thương con cuốc là thương cho thân phận thấp cổ bé họng, nỗi khổ đau oan trái không được lẽ công bằng nào soi tỏ của người lao động.
- Cách biểu đạt cảm xúc: "Thương thay" được lặp lại 4 lần nhằm diễn tả nỗi thương - thương thân phận mình và thân phận người cùng cảnh ngộ. Bốn câu ca dao - bốn nỗi thương. Sự lặp lại tô đậm mối thương cảm, xót xa cho cuộc đời cay đắng nhiều bề của người dân thường. Sự lặp lại còn có ý nghĩa kết nối và mở ra những nỗi thương khác. Mỗi lần lặp lại, tình ý của bài ca lại được phát triển.
Câu a :
Tình cảm của tác giả dân gian được trong bài ca dao là thương thân phận của con tằm , lũ kiến , hạc , con cuốc .
Câu b :
- Những chi tiết biểu lộ cảm xúc : kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ .
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi .
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi .
Dần kêu ra máu có người nào nghe .
- Cách biểu đạt cảm xúc của tác giả : dùng làm hình ảnh biểu tượng , ẩn dụ , so sánh .
***** CHÚC HỌC TỐT *****