Hãy ghi lại tên các bài văn biểu cảm được học và đọc trong Ngữ văn 7, tập 1.
Hãy ghi lại tên các bài văn biểu cảm được học và đọc trong Ngữ văn 7, tập 1.
Các bài văn biểu cảm đã được học và đọc trong Ngữ văn 7, tập một:
STT | Tên văn bản | Tác giả |
1 | Cổng trường mở ra | Lý Lan |
2 | Trường học | Ét-môn-đô đơ A-mi-xi |
3 | Mẹ tôi | Ét-môn-đô đỡ A-mi-xi |
4 | Cuộc chia tay của những con búp bê | Khánh Hoài |
5 | Thư cho một người bạn hiểu về đất nước mình | I-ri-na Ki-xlô-va |
6 | Tấm gương | Băng Sơn |
7 | Tản văn Mai Văn Tạo | Mai Văn Tạo |
8 | Cây sấu Hà Nội | Tạ Việt Anh |
9 | Sấu Hà Nội | Nguyễn Tuân |
10 | Cây tre Việt Nam | Thép Mới |
11 | Người ham chơi | Hoàng Phủ Ngọc Tường |
12 | Những tấm lòng cao cả | Ét-môn-đô đơ A-mi-xi |
13 | Mõm Lũng Cú tột Bắc | Nguyễn Tuân |
14 | Cỏ dại | Tô Hoài |
15 | Quà bánh tuổi thơ | Đặng Anh Đào |
16 | Tuổi thơ im lặng | Duy Khán |
17 | Kẹo mầm | Băng Sơn |
18 | Một thứ quà của lúa non: Cốm | Thạch Lam |
19 | Sài Gòn tôi yêu | Minh Hương |
20 | Mùa xuân của tôi | Vũ Bằng |
1.Lời của từng bài ca dao là lời của ai? Hướng tới ai, mục đích gì?
2.Hình thức của những bài ca dao trên có nét nào đặc sắc?
3.Qua những bài ca dao trên, em hiểu thêm điều gì về vùng đất quê hương Phú Thọ?
*Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước
1.Ai về Phú Thọ cùng ta,
Vui ngày giỗ Tổ tháng ba mồng mười.
Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba
2. Bưởi Chí Đám, quýt Đan Hà,
Cà phê Phú Hộ, đồi trà Thái Ninh.
3. Nón ai nón bạc nón vàng,
Nón em tàu cọ che ngang mặt trời.
Sông Thao nước đỏ như son,
Người đi có nhớ nước non quê mình?
Phân tích bài ca dao số 4 trong bài Những câu hát về tình cảm với quê hương, đất nước
Tham khảo nha em (bài hơi dài 1 xíu):
Đề bài : Phân tích bài ca dao "Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng" - Hoc24
Bài 4 là bài đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng đúng ko nhỉ?
Tham khảo:
Nguồn:vietjack
- Ngôn ngữ mang đậm dấu ấn vùng miền: bên ni, bên tê,…
- Nghệ thuật: điệp ngữ, đảo ngữ
⇒ Khắc họa không gian rộng lớn, bát ngát, mênh mông của cảnh vật qua cái nhìn mải mê, sung sướng của người ngắm cảnh
- Hình ảnh cô gái so sánh với “chẽn lúa đòng đòng”, “phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai”
⇒ Người con gái tràn đầy sức sống, xuân sắc nhưng mảnh mai, yếu đuối
⇒ Bài ca dao ca ngợi vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên rộng lớn, trù phú cùng vẻ đpẹ và sức sống của con người lao động
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng mênh mông, bát ngát Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng cũng bát ngát, mênh mông Thân em như chẽn lúa đòng đòng Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban Câu 2:Xác định phương thức biểu đạt của bài ca dao?
Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông
Thân em như chẹn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai
Câu 5:Từ bài ca dao, hãy viết đoạn văn khoảng 5-6 câu nêu cảm nghĩ về
vẻ đẹp của quê hương trong đó có sử dụng một từ láy (gạch chân)?
Em tham khảo bài viết của anh:
"Quê hương hương là gì hả mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hả mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều....."
Nhớ làng, nhớ cánh đồng xanh ngát, nhớ dòng sông,... Mỗi cảnh vật ở quê hương như gắn liền với tuổi thơ của mỗi người vậy, bởi vậy cho nên trong suy nghĩ của chúng ta, quê hương là nơi ta luôn hướng về dù có ở miền đất xa hay gần ngay trước mắt. Hình ảnh làng quê bình dị, đẹp đẽ của con người miền Trung, xung quanh chỉ là một màu vàng bao phủ của cánh đồng. Trải dài trên một mảnh đất quê hương, những người phụ nữ lộng lẫy, yêu kiều làm sao! Mô-tip "Thân em" đã khá quen thuộc để nói về hình ảnh người phụ nữ xưa, đẹp cả hình thức lẫn phẩm chất, vậy mà vẫn phải "phất phơ" dưới ngọn nắng. Hiện thân ở đó một xã hội mất công bằng. Nhưng dù sao đi chăng nữa, những giá trị ấy lại giúp làng quê của ta ngày trở lên đẹp hơn, rạng ngời hơn trong những tháng ngày của đất nước.
Em tham khảo bài này nhé, bài khá đầy đủ nhưng hơi dài, nếu ý nào em cảm thấy không cần thiết, em có thể lọc:
Bắt đầu từ lớp một, chúng ta bước vào công cuộc tiếp thu tri thức để chinh phục cũng như chung sống với xã hội loài người và tự nhiên. Rời bàn tay mẹ, bước qua cánh cổng trường là có bao điều kì thú đến với ta. Trong văn bản “Cổng trường mở ra”, tác giả Lí Lan viết: “Ngay mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua canh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới nay là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". Lời nhắn nhủ của người mẹ xiết bao cảm động và giàu ý nghĩa.Thế giới này rộng lớn biết bao nhiêu nhưng thế giới nếu không có bàn tay con người khai phá thì đó chỉ là thế giới hoang vu đầy thú dữ và cỏ dại. Con người xây dựng nhà máy, trường học, tạo nên những cánh đồng tít tắp, đưa người lên vũ trụ, thám hiểm đại dương, khai thác các mỏ quặng kim loại. Rồi tương lai thế giới này sẽ thuộc về ai khi những thế hệ của thời đại hôm nay sẽ ra đi? Nó thuộc về tuổi trẻ của hôm nay, thuộc về những cô bé, cậu bé đang rụt rè nấp sau cha mẹ, thầy cô mà ngỡ ngàng nhìn cuộc sống. Vậy thì thế giới rộng này thuộc về tuổi trẻ “Thế giới này là của con”, con cần phải biết thế giới của mình như thế nào, nó đẹp đẽ giàu có và cũng có những góc khuất ra sao. Để biết về thế giới của mình, con hãy can đảm rời tay mẹ bước qua cánh cổng trường cao rộng.Trước khi đến trường, cuộc sống của chúng ta bó hẹp trong một ngôi nhà, một góc phố, một ngôi làng với những con người ta đã quen mặt, quen tình, với những trò chơi ta đã thành thạo, thuần thục. Nhưng ngày qua ngày, vẫn bầu trời ấy, vẫn ngôi nhà ấy, vẫn những con người với những công việc và thói quen ấy,... thật khó có thể tưởng tượng dược sự đơn điệu, tẻ nhạt bao trùm lên chúng ta như thế nào.Nhưng bước qua cánh cổng trường là ta bước vào một thế giới sôi nổi, say mê ăm ắp khát khao với bao điều mới lạ. Những thầy cô - những người cha mẹ mới, hàng chục người bạn, hàng trăm gương mặt mới lạ,... Tính cách, cuộc sống của mỗi người đã là một điều thú vị cho ta. Nhìn vào mỗi ngươi là một lần ta được nhìn vào gương để xem xét chính mình, kiểm nghiệm chính mình. Nhưng đó cũng chưa phải là điều tuyệt diệu nhất khi đến với trường học.Nhà văn M.Goócki từng nói: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Trên thế giới này, có thể trường học không phải là nơi nhiều sách vở nhất nhưng có thể khẳng định rằng đó là nơi có nhiều nhất những người dạy học. Dạy cách đọc sách. Và đó cũng là nơi sách được nâng niu trân trọng nhất. Và như thế. “những chân trời mới” đang được trải ra ngút ngàn trước mắt những đứa trẻ vừa chập chững bước vào cuộc sống. Thế giới rộng lớn ấy là thế giới của những cánh rừng rộng lớn, những cánh chim đại bàng mênh mông, những bước lao mình dũng mãnh. Là những lòng đại dương mênh mông xanh thẳm ăm ắp cá tôm. Là lòng đất thẳm sâu với bao khoáng sản, bao lò lửa đang rùng rùng sôi sục. Đó còn là những đất nước xa xôi với bao phong tục tập quán lí thú, độc đáo. Là nhưng người anh em cùng chung một Tổ với chúng ta trên khắp non nước Việt Nam,... Chao ôi! Thế giới này có bao điều diệu kì mới lạ. Từ hiện thực cuộc sống, “Cổng trường mở ra” còn dạy cho con biết ước mơ những điều tốt đẹp nhất trong cuộc đời này. Con ước thế giới này mãi hòa bình không có chiến tranh; con ước trẻ em trên khắp thế giới có cơm ăn, áo mặc và được đến trường như con; con ước ngày mai con sẽ được bay lên cung trăng thăm chú Cuội,... Thế giới của ước mơ rực rỡ, đẹp đẽ biết nhường nào!“Cổng trường mở ra” cũng đồng thời mở ra trong mỗi chúng ta bao điều kì thú và hạnh phúc. "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cống trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra", là những người học sinh đang được sống, đang được ước mơ sau cánh cổng trường vĩ đại, chúng ta càng cần can đảm bước đi khám phá, học tập cái thế giới rộng lớn mà tương lai sẽ thuộc về mình.
Giúp tôi câu này với 10. "Đồ chơi của chúng tôi cũng chẳng có nhiều. Tôi dành hầu hết cho em: bộ tú lơ khơ, bàn cá ngựa, những con ốc kiểu và bộ chỉ màu. Thủy chẳng quan tâm đến chuyện đó, mắt nó cứ ráo hoảnh nhìn vào khoảng không, thỉnh thoảng lại nấc lên khe khẽ. Nhưng khi tôi vừa lấy hai con búp bê trong tủ ra, đặt sang hai phía thì em tôi bỗng tru tréo lên giận dữ." Đọc đoạn trích trên và chỉ ra: một từ láy, một từ ghép, một đại từ và một quan hệ từ.
Đồ chơi của chúng tôi cũng chẳng có nhiều. Tôi dành hầu hết cho em: bộ tú lơ khơ, bàn cá ngựa, những con ốc kiểu và bộ chỉ màu. Thủy chẳng quan tâm đến chuyện đó, mắt nó cứ ráo hoảnh nhìn vào khoảng không, thỉnh thoảng lại nấc lên khe khẽ. Nhưng khi tôi vừa lấy hai con búp bê trong tủ ra, đặt sang hai phía thì em tôi bỗng tru tréo lên giận dữ.
Từ láy: tru tréo
Từ ghép: cá ngựa, con ốc
Đại từ: Tôi
QHT: Nhưng
Thăng Long Hà Nội đô thành,
Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ.
Cố đô rồi lại tân đô,
Ngàn năm văn vật bây giờ là đây.
có đặc điểm nghệ thuật gì
viết đoạn văn cảm nhận câu ca dao
ở đâu năm cửa nàng ơi
sông nào sáu khúc chảy xuôi 1 dòng
sông nào bên đục bên trong
núi nào thắt cổ bồng mà có tháng sinh
đền nào thiêng nhất xứ thanh
ở đâu mà lại có thành tiên xây
Tham khảo:
Bài ca dao mượn lời tâm sự, đối đáp của đôi trai gái, để qua đó giới thiệu đến mọi người những danh lam thắng cảnh ấn tượng của đất nước ta. Điểm đặc biệt ở đây, chính là nhân vật trữ tình chỉ điểm ra duy nhất một đặc điểm nổi bật nhất của một địa danh, mà khó tìm thấy ở một nơi khác. Khiến cho bài ca dao không bị dài dòng, nhàm chán. Tạo nên các vế đối xứng ở câu hỏi và câu trả lời của hai nhân vật trữ tình. Thành Hà Nội là nơi có năm cửa, sông Lục Đầu là nơi có sau khúc sông chảy xuôi, sông Thương là nơi có cả 2 dòng trong đục, núi Đức Thánh Tản là nơi có thánh sinh ra, Thanh Hóa là nơi có đền Sòng rất thiêng, Lạng Sơn là nơi có thành tiên xây. Cứ như vậy, bài ca dao đã cung cấp những thông tin vô cùng thú vị một cách hấp dẫn. Như vậy, mượn hình thức đối đáp, bài ca dao đã truyền tải đến chúng ta tình yêu và niềm tự hào về quê hương, đất nước. Phải yêu thì mới hát ca về đất nước, và mới hiểu biết nhiều về quê hương như vậy.