Những câu hát than thân

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Bảo Long

Viết đoạn văn nêu cảm nhận một bài ca dao than thân. Đoạn văn có một câu ghép, gạch chân, chú thích câu ghép đó.

Giúp mình vớiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiikhocroi

Sad boy
24 tháng 6 2021 lúc 15:36

Tham khảo ạ 

Đọc câu ca dao số hai trong chủ đề "Những câu hát than thân", em không thể không nghĩ về số phận của người lao động thời phong kiến. Họ như những con tằm làm lụng vất vả cuối cùng kết quả không tương xứng với nỗ lực của họ. Họ cũng là những chú kiến nhỏ bé làm được mấy bữa mà phải lao đầu vào đi kiếm tiền về nuôi gia đình của mình. Hạc bay mỏi cánh biết lánh về đâu,còn họ thì đi bôn ba tứ xứ cũng nào đâu được nghỉ ngơi. Cuối cùng,những người lao động như hoàn cảnh của những con cuốc. Tiếng nói của họ cũng chẳng được ai nghe,tiếng lòng của họ nào ai có thể thấu. Người xưa đã sử dụng những câu ca dao với những hình ảnh những con vật gần gũi,thân quen trong văn hoá người Việt để ẩn dụ cho cuộc sống bất công,ngang trái và khổ sở của họ. Đó cũng là tiếng hát than của chính họ cho số phận của mình,cho chính những gì họ đã cống hiến cho cuộc sống và thành quả họ nhận được. Qua đây,em cũng bày tỏ lòng cảm thông với họ,những con người chịu thương chịu khó nhưng chẳng nhận lại được gì.

    Chú thích : từ láy được gạch chân.

                       đại từ : họ (trỏ người , cụ thể là người lao động)

                       còn lại hầu hết là từ ghép 

minh nguyet
24 tháng 6 2021 lúc 15:39

Tham khảo nha em:

Đoạn thơ trên đã vẽ nên hình ảnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Ở câu lục, ta đã bắt gặp hình ảnh so sánh "thân em" với "trái bần trôi". Hình ảnh ấy khiến chúng ta không khỏi xót xa, chạnh lòng. Bởi vì nói như vậy chẳng khác nào nói đến sự trôi nổi, bấp bênh của cuộc đời người phụ nữ. Họ sống dật dờ, lay lắt nay đây mai đó. Họ sống vô phương định hình, họ chẳng biết cuộc đời mình đi đâu, về đâu, trôi theo hướng nào. Và rồi câu câu bát đã chứng minh cho kiếp người lưu lạc của người con gái trong xã hội xưa "Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu". Với việc sử dụng hình ảnh thiên nhiên "gió", "sóng" kết hợp với các động từ mạnh "dập", "dồi" cùng câu hỏi tu từ đã cho chúng ta thấy thân phận khổ cực của người phụ nữ xưa. Thật là đau đớn. Người phụ nữ ngày nay không bị chà đạp như xã hội xưa, họ được đối xử bình đẳng tuy nhiên đâu đây vẫn còn những người bị chồng đánh đập, chà đạp, đối xử tàn nhẫn. Chính vì vậy, chúng ta phải đấu tranh để bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ bởi vì họ được xứng đáng hưởng những điều tốt đẹp nhất.

Câu ghép: in đậm nghiêng


Các câu hỏi tương tự
DƯƠNG THỊ ĐÔNG KHANH
Xem chi tiết
DƯƠNG THỊ ĐÔNG KHANH
Xem chi tiết
Phạm Thị Hoàng Oanh
Xem chi tiết
DƯƠNG THỊ ĐÔNG KHANH
Xem chi tiết
Mai Trang Tr
Xem chi tiết
Hoàng Lê Bảo Quyên
Xem chi tiết
Van Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Chúc An
Xem chi tiết
Thạch Nèk
Xem chi tiết