Lớp Lưỡng cư - Bài 37. Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư

ひまわり(In my personal...
24 tháng 1 2021 lúc 21:55

Cóc tía sống ẩn dưới các tảng đá lớn, đám lá rụng ở các hốc, khe đất ven bờ nước lặng có nhiều cây cỏ mục rữa tại các vùng núi cao và còn sống ở đầm lầy nước ngọt .Thức ăn: sâu bọ và động vật không sương sống Sinh sản: cóc tía giao phối trong tư thế ôm ngang hông phía trên bắp đùi.

Bình luận (0)
Phong Thần
24 tháng 1 2021 lúc 21:55

Cóc tía sống ở các đầm lầy nước ngọt, ao hồ, sông suối và kênh, vùng đất ẩm. Cóc tía ăn các loại côn trùng và loài không xương sống. Đây là loài đặc hữu của Tứ Xuyên, Vân Nam và Quý Châu ở Trung Quốc. Môi trường sống tự nhiên của chúng là đầm nước, đầm nước ngọt, đầm nước ngọt có nước theo mùa, suối nước ngọt, đất canh tác, và kênh đào và mương rãnh.

Sống ẩn dưới các tảng đá lớn, đám lá rụng ở các hốc, khe đất ven bờ nước lặng có nhiều cây cỏ mục rữa tại các vùng núi cao trên 2000 mThức ăn: sâu bọSinh sản: cóc tía giao phối trong tư thế ôm ngang hông phía trên bắp đùi

 

Bình luận (0)
Nhật Tân
Xem chi tiết
Minh Nguyễn
21 tháng 1 2021 lúc 21:01

1. Bộ lưỡng cư có đuôi

Bộ Caudata (tiếng Latin cauda nghĩa là "đuôi") bao gồm các loài kỳ giông, sa giông và cá cóc-có cơ thể thuôn dài, phổi kém phát triển và hầu hết có hình dạng giống thằn lằn. Chúng không có quan hệ họ hàng gì gần với thằn lằn. Chúng có da trần không vảy, thiếu móng vuốt, đuôi thường dẹp và đôi khi có dạng vây. Chúng có kích thước từ Kỳ giông khổng lồ Trung Quốc , đã được báo cáo dài 1,8 mét (5 ft 11 in), đến loài kỳ giông Thorius pennatulus từ Mexico hiếm khi dài quá 20 mm (0,8 in). Bộ không đuôi phân bố rộng rãi ở vùng Holarctic tại bắc bán cầu.

2. Bộ lưỡng cư không đuôi

Bộ Anura (từ tiếng Hy Lạp Cổ đại a(n)- nghĩa là "thiếu" và oura nghĩa là "đuôi") gồm có ếch, nhái và cóc. Chúng thường có chân sau rất dài, chân trước ngắn hơn, ngón chân có màng không móng, không có đuôi, mắt lớn và da có các tuyến nhầy. Các thành viên trong bộ có da trơn được gọi là ếch, trong khi các thành viên có da sần được biết tới như cóc. Quy tắc này không được dùng trong phân loại và cũng có nhiều ngoại lệ.

3. Bộ lưỡng cư không chân

Bộ Gymnophiona hay Apoda (tiếng Latin an- nghĩa là "thiếu" và tiếng Hy Lạp poda nghĩa là "chân") gồm các loài ếch giun. Đây là những động vật có thân dài, không chân có hình dạng giống rắn hay giun. Chiều dài cá thể trưởng thành từ 8 tới 75 xentimét (3 tới 30 inch) với ngoại lệ là Ếch giun Thomson (Caecilia thompsoni) có thể đạt chiều dài 150 xentimét (4,9 foot). Ếch giun có một đôi mắt thô sơ được da phủ lên, đôi mắt này có thể chỉ phân biệt được sự khác biệt về cường độ ánh sáng. Nó cũng có một đôi tua ngắn gần mắt có chức năng về xúc giác và khứu giác. Hầu hết ếch giun sống trong các hang dưới đất ẩm, nhưng cũng có một số sống thủy sinh. Hầu hết các loài đẻ con trong hang và khi trứng nở ra chúng đưa ấu trùng đến vực nước. Số khác ấp trứng và ấu trùng trải qua quá trình biến thái trước khi trứng nở. Số ít loài nuôi con ấu trùng bằng các chất tiết khi chúng còn ở trong vòi trứng. Ếch giun sống ở vùng nhiệt đới châu Phi, châu Á, Trung và Nam Mỹ.

Bình luận (0)
︵✰Ah
21 tháng 1 2021 lúc 21:07

 Bộ Lưỡng cư có đuôi

- Đại diện: cá cóc Tam đảo

- Đặc điểm: có thân dài, đuôi dẹp hai bên, hai chi sau và hai chi trước dài tương đương nhau.

- Hoạt động chủ yếu vào ban đêm.

. Bộ Lưỡng cư không đuôi

- Đại diện: ếch đồng

- Có số lượng loài lớn nhất trog lớp lưỡng cư.

- Đặc điểm: có thân ngắn, hai chi sau dài hơn hai chi trước.

- Những loài phổ biến: ếch cây, ễnh ương và cóc nhà.

- Đa số hoạt động ban đêm

Bộ lưỡng cư không chân

- Đại diện:  Ếch giun

- Thiếu chi, thân dài

- Có mắt, miệng, răng

- Hoạt động cả ngày lẫn đêm

 

Bình luận (0)
Chan chan Nguyễn
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
19 tháng 1 2021 lúc 20:34

Bảo vệ ếch : + tránh việc khai thác bừa bãi ,săn bắt triệt để ếch gây tuyệt chủng ếch .

+ tránh gây ôi nhiễm vùng ao nước , nơi sống của ếch và tránh làm  thư hẹp lơi sống của ếch ...

+ tuyên truyền mọi người bảo vệ ếch .

Bình luận (0)
phamquocdat
Xem chi tiết
Quang Nhân
17 tháng 1 2021 lúc 20:17

Sự thích nghi của lưỡng cư đối với môi trường nước ở các loài khác nhau là khác nhau:

   + Cá cóc Tam Đảo thích nghi với sống trong nước.

   + Ễnh ương lớn thích nghi với sống ở nước nhiều hơn ở cạn.

   + Ếch cây thích nghi với sống vừa ở nước vừa ở cạn, có thể leo trèo trên cây.

   + Cóc nhà thích nghi với sống chủ yếu trên cạn.

   + Ếch giun thích nghi với sống trong hang đất.

 

Bình luận (1)
ひまわり(In my personal...
17 tháng 1 2021 lúc 20:17

Ta biết đấy động vật lưỡng cư là một lớp động vật có xương sống máu lạnh và nhiều đặc điểm khác ... và các động vật nêu trên đều có cùng đặc điểm này của lớp động vật lưỡng cư và chúng còn có điểm chung là hô hấp qua da nữa nên đã đủ để kết luận chứng là động vật lưỡng cư .

Bình luận (0)
ღŇεʋεɾ_ɮε_Ąℓøŋεღ
17 tháng 1 2021 lúc 20:22

Vì da trần và ẩm ướt,di chuyển bằng 3+1 chi,hô hấp=phổi và da,có 2 vòng tuần hoàn,tim 3 ngăn,tâm thất chứa máu pha,là động vật biến nhiệt,sinh sản trong nước,thụ tinh ngoài,nòng nọc phát triển qua biến thái

Chúc học tốtok

Bình luận (0)
Hoàng Kha Ngô
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
16 tháng 1 2021 lúc 17:34

Đến mùa giao phối, con đực mọc một miếng đệm màu đen trên ngón tay cái để giúp giữ chặt con cái trong quá trình giao phối, có thể kéo dài nhiều ngày trong khi con cái đẻ trứng.Con cái đẩy trứng của mình ra với lực mạnh đến mức chúng đi xuyên qua đám mây tinh trùng đã lắng đọng và dừng lại cách đó 0,5 mét (0,5 mét). Một ly hợp có thể chứa từ 150 đến 300 trứng. Sau khi được thụ tinh, trứng chìm xuống đáy. Quá trình ấp trứng bắt đầu khoảng 28 đến 36 giờ sau khi đẻ. Sự biến chất có thể xảy ra trong 2-3 tuần ở điều kiện tốt.

Bình luận (0)
My Lai
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
14 tháng 1 2021 lúc 19:47

Vai trò:

 - Có lợi:

   + Tiêu diệt sâu bệnh hại, động vật trung gian gây bệnh như ruồi, muỗi. có ích cho nông nghiệp

   + Có giá trị thực phẩm: ếch

   + Làm thuốc chữa bệnh: bột cóc, nhựa cóc

   + Làm vật mẫu thí nghiệm của các nhà sinh lý học: ếch

 - Có hại:

   + Gây độc cho người và động vật

Bình luận (0)
Phương Linh
14 tháng 1 2021 lúc 20:27

Vai trò:

- Có lợi:

+ Tiêu diệt sâu bệnh hại, động vật trung gian gây bệnh như ruồi, muỗi. có ích cho nông nghiệp

+ Có giá trị thực phẩm: ếch

+ Làm thuốc chữa bệnh: bột cóc, nhựa cóc

Làm vật mẫu thí nghiệm của các nhà sinh lý học: ếch

- Có hại:

+ Gây độc cho người và động vật

Bình luận (0)
Hoàng Kha Ngô
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
14 tháng 1 2021 lúc 15:41

Vòng đời của ếch ương có thể tóm tắt như sau: 

+ Ếch mẹ giao phối rồi sinh sản đẻ trứng 

+Trứng lở thành lòng lọc rồi các bộ phận trân bắt đầu ló ra dần dần thành ếch lòng lọc 

+ từ ếch lòng lọc chưa hoàn thiện về cơ thể ấy dần dần trưởng thành một con ếch và cứ thế tiếp tục từ đời này qua đời khác

undefined

Bình luận (0)
🧡___Bé Khủng Long ___🍀
14 tháng 1 2021 lúc 15:19

DỊCH THUẬT SONG NGỮ- VÒNG ĐỜI CỦA ẾCH

Bình luận (0)

undefined

Bình luận (0)
Man Nguyenminh
Xem chi tiết
Mai Hiền
14 tháng 1 2021 lúc 9:21

Ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và thường bắt mồi về đêm vì:

- Ếch chủ yếu hô hấp qua da. Khi da trao đổi khí cần phải ẩm để khí có thể khuếch tán qua da. Nếu ếch rời xa nước lâu thì da sẽ bị khô, không thực hiện được trao đổi khí qua da ếch sẽ chết.

- Ếch bắt mồi vào ban đêm vì mắt của ếch kém chỉ nhìn thấy mồi động và không nhìn thấy gì khi bị chiếu sáng.

Thức ăn chủ yếu của ếch là sâu bọ, sâu bọ hoạt động vào ban đêm nên ếch dễ dàng kiếm được mồi. Ngoài ra vào ban đêm, độ ẩm thường cao hơn, nhiệt độ thấp hơn ban ngày nên cơ thể ếch ít bị thoát hơi nước nên có thể lên bờ lâu hơn.

 

Bình luận (0)
Pham Thi Linh
Xem chi tiết
luong nguyen
11 tháng 7 2018 lúc 15:51

1.

Đặc điểm chung:

- Lưỡng cư là động vật có xương sống.
- Thích nghi với môi trường vừa ở nước, vừa ở cạn.
- Da trần, ẩm ướt.
- Hô hấp bằng phổi và da.
- Di chuyển bằng 4 chi.
- Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn máu đi nuôi cơ thể là máu pha.
- Thụ tinh ngoài, nòng nọc phát triển qua biến thái.
- Là động vật biến nhiệt.

Vai trò:

Lưỡng cư có ích cho nông nghiệp vì chúng tiêu diệt sâu bọ phá hoại mùa màng về ban đêm, bổ sung cho hoạt động này của chim về ban ngày. Lưỡng cư còn tiêu diệt sinh vật trung gian gây bệnh như ruồi, muỗi,...

2.Ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước vì :
- Ếch hô hấp qua da là chủ yếu, nếu da khô cơ thể mất nước thì ếch sẽ chết.
- Ếch bắt mồi về đêm vì thức ăn trên cạn của ếch là sâu bọ, khi đó là thời gian sâu bọ đi kiếm ăn nên ếch dễ dàng bắt được mồi.

Bình luận (0)
nguyen thi thao
11 tháng 7 2018 lúc 16:05

1.đặc điểm chung:-lưỡng cư là loài động vật có xương sống

​-thích nghi với môi trường sống vừa cạn vừa nước

​-da trăn,ẩm ướt

-hô hấp bằng phổi và da

​-di chuyển bằng 4 chi

​-tim 3 ngăn 2 vòng tuần hoàn máu đi nuôi cơ thể là máu pha

-thụ tinh ngoài nòng nọc phát triển qua biến thái

​-là động vật biến nhiệt

vai trò:lưỡng cư có ích cho nông nghiệp vì chúng tiêu diệt sâu bọ phá hoại mùa màng về ban đêm bổ sung cho hoạt động này của chim về ban ngày lương cụ còn tiêu diệt sinh vật trung gian gây bệnh như ruồi ,muỗi...

​2.vì:-ếch hô hấp qua da là chủ yếu nếu đã khó có thể mất nước và ếch sẽ chết

-ếch bắt mồi vào ban đêm vì thức ăn trên cạn của ếch là sâu bọ và ban đêm là khoảng thời gian chúng đi kiếm ăn nên ếch có thể dễ dàng bắt được

Bình luận (0)
HUYNH NHAT TUONG VY
11 tháng 7 2018 lúc 16:26

1/Đặc điểm chung

- Lưỡng cư là động vật có xương sống
- Thích nghi với môi trường vừa ở nước, vừa ở cạn
- Da trần, ẩm ướt
- Hô hấp bằng phổi và da
- Di chuyển bằng 4 chi
- Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn máu đi nuôi cơ thể là máu pha
- Thụ tinh ngoài, nòng nọc phát triển qua biến thái
- Là động vật biến nhiệt Vai trò: - Lưỡng cư có ích cho nông nghiệp vì chúng tiêu diệt sâu bọ phá hoại mùa màng về ban đêm, bổ sung cho hoạt động này của chim về ban ngày. Lưỡng cư còn tiêu diệt sinh vật trung gian gây bệnh như ruồi, muỗi,...
Lưỡng cư có giá trị thực phẩm, thịt ếch đồng là thực phẩm đặc sản. Bột cóc dùng làm thuốc chữa suy dinh dưỡng ở trẻ em. Nhựa cóc (thiềm tô) chế lục thần hoàn chữa kinh giật. Ếch đồng là vật thí nghiệm trong môn sinh lí học.
Hiện nay số lường cư bị suy giảm rất nhiều trong tự nhiên do săn bắt đế’ làm thực phẩm, sử dụng rộng rãi thuốc trừ sâu và ô nhiễm môi trường. Vì thế lưỡng cư cần được bảo vệ và tổ chức gây nuôi những loài có ý nghĩa kinh tế.
Bình luận (0)
Nguyễn Duy Khang
15 tháng 6 2018 lúc 14:27

Lưỡng cư có ích cho nông nghiệp vì chúng tiêu diệt sâu bọ phá hoại mùa màng về ban đêm, bổ sung cho hoạt động này của chim về ban ngày. Lưỡng cư còn tiêu diệt sinh vật trung gian gây bệnh như ruồi, muỗi,...
Lưỡng cư có giá trị thực phẩm, thịt ếch đồng là thực phẩm đặc sản. Bột cóc dùng làm thuốc chữa suy dinh dưỡng ở trẻ em. Nhựa cóc (thiềm tô) chế lục thần hoàn chữa kinh giật. Ếch đồng là vật thí nghiệm trong môn sinh lí học.
Hiện nay số lường cư bị suy giảm rất nhiều trong tự nhiên do săn bắt đế’ làm thực phẩm, sử dụng rộng rãi thuốc trừ sâu và ô nhiễm môi trường. Vì thế lưỡng cư cần được bảo vệ và tổ chức gây nuôi những loài có ý nghĩa kinh tế.

Bình luận (0)
Kiêm Hùng
15 tháng 6 2018 lúc 14:33

* Trả lời:

a) Có lợi:

+ Giúp tiêu diệt sâu bọ phá hoại vào ban đêm, bổ sung hoạt động của chim vào ban ngày

+ Cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao

+ Làm vật thí nghiệm trong sinh lí học như ếch đồng

+ Dùng làm thuốc chữa bệnh như bột cóc, nhựa cóc,..

b) Có hại:

+ Một số bộ phận của ếch như da, gan,..khi ăn vào sẽ bị ngộ độc

Bình luận (0)
Nguyễn Duy Khang
15 tháng 6 2018 lúc 14:24

Làm thực phẩm

Một số lưỡng cư làm thuốc

Tiêu diệt gặm nhấm có hại , diệt sinh vật trung gian truyền bệnh : ruồi , muỗi ...

Làm vật thí nghiệm : ếch đồng

Bình luận (0)