Bài 7. Các nước Mĩ La Tinh

Chuang Chuang
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
26 tháng 1 2021 lúc 23:04

Gồm các nước sau :Bra-xin, Ác-hen-ti-na, Pê-ru, Vê-nê-xu-ê-la,...

Bình luận (0)
Lê Nhật Ninh
26 tháng 1 2021 lúc 23:09

-  Bãi công của công nhân (Chi-lê).

-  Nổi dậy của nông dân (Pê-ru, Ê-cua-đo, Bra-xin).

-  Khởi nghĩa vũ trang (Pa-na-ma, Bô-li-vi-a).

-  Đấu tranh nghị viện (Goa-tê-ma-la, Ác-hen-ti-na).

Bình luận (0)
Huế
Xem chi tiết
Bạch Trà
30 tháng 12 2020 lúc 16:33

Châu Phi:

Từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, p,trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra hết sức sôi nổi:

- Bắc Phi là nới phong trào nổ ra sớm nhất, điển hình là cuộc binh biến ở Ai Cập dẫn tới sự thành lập cộng hòa Ai Cập( 18-6-1953)

- Tiếp đó là thắng lợi của nhân dân An-giê-ri năm 1962: đánh bại thực dân Pháp giành độc lập dân tộc.

- năm 1960: 17 nc Châu Phi tuyên bố giành độc lập.

=> Từ đó hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc lần lượt tan rã, các nc châu Phi giành lại đc độc lập và chủ quyền.

 

Bình luận (0)
Phương Thảo
Xem chi tiết
Nam Phương
Xem chi tiết
Quang Nhân
13 tháng 12 2020 lúc 21:27
Việt Nam và Cu-ba đã cùng gắn bó với nhau trong những chặng đường gian khó nhất. Giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam cũng là thời kỳ giữ gìn và từng bước củng cố độc lập dân tộc của nhân dân Cu-ba (1959-1975). Trong hoàn cảnh lịch sử đó, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn ý thức được rằng, Cách mạng Việt Nam càng giành được thắng lợi, càng tạo hậu thuẫn cho quá trình cách mạng thế giới và Cu-ba. Ngược lại, cách mạng Cuba càng vững, Cuba càng có điều kiện ủng hộ một cách hiệu quả cách mạng thế giới và cách mạng Việt Nam. Chính vì vậy, Việt Nam trước sau như một triệt để ủng hộ những cải cách kinh tế-xã hội sâu sắc, nhất trí với quan điểm của Cuba trong việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, nhất trí với Cuba trong những vấn đề quốc tế… Nhận thức được vai trò, vị trí của cách mạng Việt Nam và cách mạng Cuba trong cách mạng giải phóng dân tộc, Cuba đã thể hiện tình đoàn kết và sự ủng hộ của mình đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam một cách triệt để và kịp thời nhất.
Bình luận (0)
người bí ẩn
Xem chi tiết
Thời Sênh
18 tháng 10 2018 lúc 20:15

2. Người lính nông dân đã đi vào thơ ca bằng những hình ảnh chân thật và đẹp trong “Nhớ” của Hồng Nguyên, “Cá nước” của Tố Hữu... nhưng tiêu biểu hơn cả là bài “Đồng chí” của Chính Hữu. Bài thơ được sáng tác vào năm 1948 là năm cuộc kháng chiến hết sức gay go, quyết liệt. Trong bài thơ này, tác giả đã tập trung thể hiện mối tình keo sơn gắn bó, ngợi ca tình đồng chí giữa những người lính trong những năm kháng chiến chống Pháp.

Cảm nhận đầu tiên của chúng ta khi đọc bài thơ là hình ảnh người lính hiện lên rất thực, thực như trong cuộc sống còn nhiều vất vả lo toan của họ. Ngỡ như từ cuộc đời thực họ bước thẳng vào trang thơ, trong cái môi trường quen thuộc bình dị thường thấy ở làng quê ta còn đói nghèo lam lũ:

“Quê hương anh nước mặn đồng chua,

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”.

Quê hương xa cách nhau, mỗi người mỗi nơi. Người quê ở miền biển “nước mặn đồng chua”, người ở vùng đồi núi “đất cày lên sỏi đá”. Song dù xa cách nhau, dù khác nhau, nhưng đều là quê hương của lam lũ, vất vả, đói nghèo. Chữ nghĩa bình thường mà như đang cựa quậy khi cuộc sống thực đã ùa vào câu thơ đem đến những cảm nhận sâu sắc về quê hương người lính.

Tuy ở những phương trời khác nhau, “chẳng hẹn quen nhau”, nhưng cùng sống và chiến đấu với nhau trong một đội ngũ, những người lính đã tự nguyện gắn bó với nhau:

“Súng bên súng đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”

Cái rét ở rừng Việt Bắc đã nhiều lần vào trong thơ bộ đội chống Pháp vì đó là một thực tế ai cũng nếm trải trong những năm chinh chiến ấy. Có điều lạ là câu thơ nói đến cái rét gợi cho người đọc một cảm giác ấm cúng của tình đồng đội, nghĩa đồng bào. Câu thơ của Chính Hữu đã diễn tả tình đồng chí thật cụ thể và cô đọng, sự gắn bó giữa những người đồng chí cùng chung nhau chiến đấu “súng bên súng”, cùng chung một lí tưởng “đầu sát bên đầu”. Sự gắn bó mỗi lúc lại càng thêm sâu sắc: Là súng bên súng đến đầu bên đầu, rồi thân thiết hơn nữa là đắp chung chăn, thành tri kỉ.

Đoạn thơ đầu của bài thơ kết thúc bằng hai chữ “Đồng chí” làm sáng tỏ thêm nội dung, ý nghĩa của cả đoạn thơ. Nó giải thích vì sao người lính từ bốn phương trời xa lạ, không hẹn gặp nhau mà bỗng trở thành thân thiết hơn máu thịt. Đó là sự gắn bó giữa những người anh cùng chung một lí tưởng chiến đấu, là sự gắn bó kì diệu, thiêng liêng và mới mẻ của tình đồng chí.

Những người lính, những đồng chí ấy ra đi chiến đấu với tinh thần tự nguyện:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

Họ vốn gắn bó sâu nặng với ruộng nương, với căn nhà thân thiết, nhưng cũng sẵn sàng rời bỏ tất cả để ra đi. Nhà thơ đã dùng những hình anh quen thuộc và tiêu biểu của mọi làng quê Việt Nam như biểu tượng của quê hương những người lính nông dân. Giếng nước, gốc đa không chỉ là cảnh vật mà còn là làng quê, là dân làng. Cảnh vật ở đây được nhân cách hoá, như có tâm hồn hướng theo người lính.

Tác giả tả rất thực về cuộc sống của người lính. Nhà thơ không che giấu mà như còn muốn nhấn mạnh để rồi khắc hoạ rõ nét hơn cuộc sống gian lao thiếu thốn của họ. Và phải là người trong cuộc thì mới vẽ lên bức tranh hiện thực sống động về người lính với một sự đồng cảm sâu sắc như vậy:

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh.

Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

Thơ ca kháng chiến khi nói tới gian khổ của người lính thường nói rất nhiều tới cái lạnh, cái rét. Đoạn thơ thứ hai này kết thúc bằng câu “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Một sự cảm thông, chia sẻ vừa chân thành, vừa tha thiết làm sao. Người ta bảo bàn tay biết nói là thế. Hình ảnh kết thúc đoạn thứ hai này cắt nghĩa vì sao người lính có thế vượt qua mọi thiếu thốn, gian khổ, xa quê hương, quần áo rách vá, chân không giày, mùa đông lạnh giá với những cơn sốt rét “run người”... Hơi ấm của tình đồng chí truyền cho nhau đã giúp người lính thắng được tất cả. Hình ảnh kết thúc bài thơ chỉ có ba dòng:

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chở giặc tới

Đầu súng trăng treo

Sau những câu thơ tự do đang trải dài “Đêm nay rừng hoang sương muối”... câu kết thúc thu vào trong bốn chữ làm nhịp thơ đột ngột thay đổi, dồn nén, chắc gọn, gây sự chú ý cho người đọc. Hình ảnh kết thúc bài thơ đầy thơ mộng, cái thơ mộng của gian khố, hiểm nguy: một cánh rừng, một màn sương, một vầng trăng với hai ngọn súng, hai con người chờ giặc. “Đầu súng trăng treo” cùng là một câu thơ dồn nén và có sức tạo hình, nó đẹp như một biểu tượng chiến đấu của những người lính giàu phẩm chất tâm hồn. Đó cũng là vẻ đẹp trữ tình mới của thơ ca kháng chiến, kết hợp được súng và trăng mà không khiên cưỡng.

Toàn bài “Đồng chí” từ chi tiết cuộc sống đến cảm giác của tác giả đều rất thật, không một chút tô vẽ đắp điểm, không bình luận, thuyết minh. Bài thơ thiên về khai thác đời sống nội tâm, tình cảm người lính, vẻ đẹp của “Đồng chí” là vẻ đẹp của đời sống tâm hồn người lính mà nơi phát ra vầng ánh sáng lung linh nhất là mối tình đồng đội, đồng chí hoà quyện vào tình giai cấp. Hình ảnh “đầu súng trăng treo” ở cuối bài nâng vẻ đẹp người lính lên đến đỉnh cao khái quát trong đó có sự hài hoà giữa hiện thực và lãng mạn đồng thời mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc.


Bình luận (1)
Kiêm Hùng
18 tháng 10 2018 lúc 20:49

Người lính nông dân đã đi vào thơ ca bằng những hình ảnh chân thật và đẹp trong “Nhớ” của Hồng Nguyên, “Cá nước” của Tố Hữu... nhưng tiêu biểu hơn cả là bài “Đồng chí” của Chính Hữu. Bài thơ được sáng tác vào năm 1948 là năm cuộc kháng chiến hết sức gay go, quyết liệt. Trong bài thơ này, tác giả đã tập trung thể hiện mối tình keo sơn gắn bó, ngợi ca tình đồng chí giữa những người lính trong những năm kháng chiến chống Pháp.

Cảm nhận đầu tiên của chúng ta khi đọc bài thơ là hình ảnh người lính hiện lên rất thực, thực như trong cuộc sống còn nhiều vất vả lo toan của họ. Ngỡ như từ cuộc đời thực họ bước thẳng vào trang thơ, trong cái môi trường quen thuộc bình dị thường thấy ở làng quê ta còn đói nghèo lam lũ:

“Quê hương anh nước mặn đồng chua,

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”.

Quê hương xa cách nhau, mỗi người mỗi nơi. Người quê ở miền biển “nước mặn đồng chua”, người ở vùng đồi núi “đất cày lên sỏi đá”. Song dù xa cách nhau, dù khác nhau, nhưng đều là quê hương của lam lũ, vất vả, đói nghèo. Chữ nghĩa bình thường mà như đang cựa quậy khi cuộc sống thực đã ùa vào câu thơ đem đến những cảm nhận sâu sắc về quê hương người lính.

Tuy ở những phương trời khác nhau, “chẳng hẹn quen nhau”, nhưng cùng sống và chiến đấu với nhau trong một đội ngũ, những người lính đã tự nguyện gắn bó với nhau:

“Súng bên súng đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”

Cái rét ở rừng Việt Bắc đã nhiều lần vào trong thơ bộ đội chống Pháp vì đó là một thực tế ai cũng nếm trải trong những năm chinh chiến ấy. Có điều lạ là câu thơ nói đến cái rét gợi cho người đọc một cảm giác ấm cúng của tình đồng đội, nghĩa đồng bào. Câu thơ của Chính Hữu đã diễn tả tình đồng chí thật cụ thể và cô đọng, sự gắn bó giữa những người đồng chí cùng chung nhau chiến đấu “súng bên súng”, cùng chung một lí tưởng “đầu sát bên đầu”. Sự gắn bó mỗi lúc lại càng thêm sâu sắc: Là súng bên súng đến đầu bên đầu, rồi thân thiết hơn nữa là đắp chung chăn, thành tri kỉ.

Đoạn thơ đầu của bài thơ kết thúc bằng hai chữ “Đồng chí” làm sáng tỏ thêm nội dung, ý nghĩa của cả đoạn thơ. Nó giải thích vì sao người lính từ bốn phương trời xa lạ, không hẹn gặp nhau mà bỗng trở thành thân thiết hơn máu thịt. Đó là sự gắn bó giữa những người anh cùng chung một lí tưởng chiến đấu, là sự gắn bó kì diệu, thiêng liêng và mới mẻ của tình đồng chí.

Những người lính, những đồng chí ấy ra đi chiến đấu với tinh thần tự nguyện:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

Họ vốn gắn bó sâu nặng với ruộng nương, với căn nhà thân thiết, nhưng cũng sẵn sàng rời bỏ tất cả để ra đi. Nhà thơ đã dùng những hình anh quen thuộc và tiêu biểu của mọi làng quê Việt Nam như biểu tượng của quê hương những người lính nông dân. Giếng nước, gốc đa không chỉ là cảnh vật mà còn là làng quê, là dân làng. Cảnh vật ở đây được nhân cách hoá, như có tâm hồn hướng theo người lính.

Tác giả tả rất thực về cuộc sống của người lính. Nhà thơ không che giấu mà như còn muốn nhấn mạnh để rồi khắc hoạ rõ nét hơn cuộc sống gian lao thiếu thốn của họ. Và phải là người trong cuộc thì mới vẽ lên bức tranh hiện thực sống động về người lính với một sự đồng cảm sâu sắc như vậy:

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh.

Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

Thơ ca kháng chiến khi nói tới gian khổ của người lính thường nói rất nhiều tới cái lạnh, cái rét. Đoạn thơ thứ hai này kết thúc bằng câu “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Một sự cảm thông, chia sẻ vừa chân thành, vừa tha thiết làm sao. Người ta bảo bàn tay biết nói là thế. Hình ảnh kết thúc đoạn thứ hai này cắt nghĩa vì sao người lính có thế vượt qua mọi thiếu thốn, gian khổ, xa quê hương, quần áo rách vá, chân không giày, mùa đông lạnh giá với những cơn sốt rét “run người”... Hơi ấm của tình đồng chí truyền cho nhau đã giúp người lính thắng được tất cả. Hình ảnh kết thúc bài thơ chỉ có ba dòng:

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chở giặc tới

Đầu súng trăng treo

Sau những câu thơ tự do đang trải dài “Đêm nay rừng hoang sương muối”... câu kết thúc thu vào trong bốn chữ làm nhịp thơ đột ngột thay đổi, dồn nén, chắc gọn, gây sự chú ý cho người đọc. Hình ảnh kết thúc bài thơ đầy thơ mộng, cái thơ mộng của gian khố, hiểm nguy: một cánh rừng, một màn sương, một vầng trăng với hai ngọn súng, hai con người chờ giặc. “Đầu súng trăng treo” cùng là một câu thơ dồn nén và có sức tạo hình, nó đẹp như một biểu tượng chiến đấu của những người lính giàu phẩm chất tâm hồn. Đó cũng là vẻ đẹp trữ tình mới của thơ ca kháng chiến, kết hợp được súng và trăng mà không khiên cưỡng.

Toàn bài “Đồng chí” từ chi tiết cuộc sống đến cảm giác của tác giả đều rất thật, không một chút tô vẽ đắp điểm, không bình luận, thuyết minh. Bài thơ thiên về khai thác đời sống nội tâm, tình cảm người lính, vẻ đẹp của “Đồng chí” là vẻ đẹp của đời sống tâm hồn người lính mà nơi phát ra vầng ánh sáng lung linh nhất là mối tình đồng đội, đồng chí hoà quyện vào tình giai cấp. Hình ảnh “đầu súng trăng treo” ở cuối bài nâng vẻ đẹp người lính lên đến đỉnh cao khái quát trong đó có sự hài hoà giữa hiện thực và lãng mạn đồng thời mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc.

Bình luận (0)
Tuồn Tuồn
Xem chi tiết
Thời Sênh
17 tháng 10 2018 lúc 23:44

Câu 3 ;Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “Một chương mới mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á” do:

- Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc và vấn đề Campuchia được giải quyết bằng việc kí hiệp định Pari về Campuchia (10/1991). Tình hình chính trị khu vực được cải thiện rõ rệt.

- Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN: 01/1984 Brunây, 7/1995 Việt Nam, 9/1997 Lào và Myanma, 4/1999 Campuchia.

+ ASEAN từ 6 nước đã phát triển thành 10 nước thành viên.

+ Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất

+ ASEAN chuyển trọng tâm họat động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh

- Năm 1992, Đông Nam Á trở thành khu vực mậu dịch tự do (AFTA).

- Năm 1994, lập diễn đàn khu vực (ARF) gồm 23 quốc gia.

Câu 4

* Cơ hội:

– Nền kinh tế Việt Nam được hội nhập với nền kinh tế trong khu vực

– Tạo điều kiện để nền kinh tế nước ta thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực.

– Tiếp thu những thành tựu về khoa học kĩ thuật tiên tiến nhất của thế giới để phát triển kinh tế.

– Có điều kiện tiếp thu, học hỏi trình độ quản lí của các nước trong khu vực.

– Có điều kiện thuận lợi để giao lưu về văn hóa, giáo dục, khoa học – kĩ thuật, y tế, thể thao với các nước trong khu vực.

* Thách thức:

– Nếu không tận dụng cơ hội để phát triển thì nền kinh tế nước ta có nguy cơ tụt hậu với các nước trong khu vực.

– Sự cạnh tranh quyết liệt giữa nước ta với các nước trong khu vực.

– Hội nhập dễ bị “hòa tan”, đánh mất bản sắc và truyền thống của dân tộc.

Bình luận (0)
Huong San
18 tháng 10 2018 lúc 6:37

Câu 4:

* Cơ hội:

– Nền kinh tế Việt Nam được hội nhập với nền kinh tế trong khu vực

– Tạo điều kiện để nền kinh tế nước ta thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực.

– Tiếp thu những thành tựu về khoa học kĩ thuật tiên tiến nhất của thế giới để phát triển kinh tế.

– Có điều kiện tiếp thu, học hỏi trình độ quản lí của các nước trong khu vực.

– Có điều kiện thuận lợi để giao lưu về văn hóa, giáo dục, khoa học – kĩ thuật, y tế, thể thao với các nước trong khu vực.

* Thách thức:

– Nếu không tận dụng cơ hội để phát triển thì nền kinh tế nước ta có nguy cơ tụt hậu với các nước trong khu vực.

– Sự cạnh tranh quyết liệt giữa nước ta với các nước trong khu vực.

– Hội nhập dễ bị “hòa tan”, đánh mất bản sắc và truyền thống của dân tộc.

Bình luận (0)
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
26 tháng 7 2019 lúc 21:33

Câu 1 :

– Với tinh thần tự lực tự cường, nhân dân Liên Xô đã hoàn thành kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 – 1950) trước thời hạn 9 tháng. Đến năm 1950, sản lượng công nghiệp tăng 73%, sản lượng nông nghiệp đạt mức trước chiến tranh. Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền vũ khí hạt nhân của Mĩ.

– Liên Xô từ năm 1950 đến đầu những năm 1970: đạt được nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội với việc hoàn thành các kế hoạch kinh tế – xã hội dài hạn

Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ), chiếm khoảng 20% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới; đi đầu trong nhiều ngành công nghiệp quan trọng. Liên Xô cũng thu được nhiều thành tựu trong sản xuất nông nghiệp, sản lượng nông phẩm trong những năm 60 (thế kỉ XX) tăng trung bình 16%/năm. Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo (1957), phóng tàu vũ trụ Phương Đông đưa nhà du hành vũ trụ I.Gagarin bay vòng quanh Trái Đất (1961), mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người. Liên Xô chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao của khoa học – kĩ thuật thế giới: vật lí, hoá học, điện tử, điều khiển học, khoa học vũ trụ…

– Về đối ngoại, Liên Xô thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình và tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới; đấu tranh cho hoà bình, an ninh thế giới, kiên quyết chống chính sách gây chiến của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động; tích cực giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa trong công cuộc xây dựng đất nước; ủng hộ các phong trào đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Bình luận (0)
nguyễn ngọc trang
Xem chi tiết
minh nguyet
15 tháng 10 2018 lúc 21:56

Giúp dành lại được nền độc lập, thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh vũ trang trên toàn đảo với thế hệ chiến sĩ cách mạng mới

Giúp phát triển các ngành y tế, văn hóa, giáo dục

Bình luận (0)
Thanh Thúy
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Lệ Diễm
Xem chi tiết
Huỳnh lê thảo vy
14 tháng 10 2018 lúc 16:23

1. Giai đoạn 1 (từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX).

- Sau khi phát xít nhật đầu hàng, nhiều nước ở châu Á đã nổi dậy, thành lập chính quyền cách mạng điển hình là Việt Nam, Inđônêxia, Lào.

- Phong trào lan nhanh ra các nước Nam Á và Bắc Phi điển hình là Ấn Độ (1946-1950) và Ai Cập (1952).

- Đến năm 1960, 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập (Nam châu Phi)

- Ngày 1/1/1959, cách mạng Cu-ba thành công.

Tóm lại đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân cơ bản đã bị sụp đổ. Đến năm 1967, hệ thống thuộc điạ tập trung ở miền Nam Châu Phi.

2. Giai đoạn 2 (từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX).

- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước Ăngôla, Môdămbích và Ginê Bít-xao nhằm lật đổ chế độ thống trị của Bồ Đào Nha.

- Đến đầu những năm 60, nhân dân 3 nước này đã tiến hành đấu tranh vũ trang.

- Tháng 4/1974, chính quyền mới ở Bồ Đào Nha đã trao trả độc lập cho 3 nước này.

Như vậy sự tan rã của thuộc điạ Bồ Đào Nha là thắng lợi quan trọng cuả phong trào giải phóng dân tộc.

3. Giai đoạn 3 (từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX).

- Cuối những năm 70, chủ nghĩa thực dân còn tồn tại dưới “hình thức chế độ phân biệt chủng tộc A-phác-thai”.

- Sau nhiều năm đấu tranh ngoan cường và bền bỉ, chính quyền thực dân đã phải xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc của những người da đen.

- Chính quyền của người da đen được thành lập:

+ Năm 1980, Cộng hoà Dim-ba-bu-ê giành độc lập.

+ Năm 1990, Cộng hoà Na-mi-bi-a đã giành độc lập.

+ Năm 1993, Cộng hoà Nam Phi đã giành độc lập.

⟹ Như vậy hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc đã bị sụp đổ hoàn toàn.

Sai lầm và chú ý:

- Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á nổ ra sớm nhất ở khu vực Đông Nam Á.

- Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi là một hình thái của chủ nghĩa thực dân cũ.

- Mục tiêu đấu tranh chủ yếu của các nước Mĩ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai là chống chế độ độc tài thân Mĩ, tiêu biểu nhất cách mạng Cuba chống lại chế độ độc tài Batixta.



Bình luận (0)
Hà Đặng Hưũ
21 tháng 10 2018 lúc 19:47

1. Giai đoạn 1 (từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX).

- Sau khi phát xít nhật đầu hàng, nhiều nước ở châu Á đã nổi dậy, thành lập chính quyền cách mạng điển hình là Việt Nam, Inđônêxia, Lào.

- Phong trào lan nhanh ra các nước Nam Á và Bắc Phi điển hình là Ấn Độ (1946-1950) và Ai Cập (1952).

- Đến năm 1960, 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập (Nam châu Phi)

- Ngày 1/1/1959, cách mạng Cu-ba thành công.

Tóm lại đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân cơ bản đã bị sụp đổ. Đến năm 1967, hệ thống thuộc điạ tập trung ở miền Nam Châu Phi.

2. Giai đoạn 2 (từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX).

- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước Ăngôla, Môdămbích và Ginê Bít-xao nhằm lật đổ chế độ thống trị của Bồ Đào Nha.

- Đến đầu những năm 60, nhân dân 3 nước này đã tiến hành đấu tranh vũ trang.

- Tháng 4/1974, chính quyền mới ở Bồ Đào Nha đã trao trả độc lập cho 3 nước này.

Như vậy sự tan rã của thuộc điạ Bồ Đào Nha là thắng lợi quan trọng cuả phong trào giải phóng dân tộc.

3. Giai đoạn 3 (từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX).

- Cuối những năm 70, chủ nghĩa thực dân còn tồn tại dưới “hình thức chế độ phân biệt chủng tộc A-phác-thai”.

- Sau nhiều năm đấu tranh ngoan cường và bền bỉ, chính quyền thực dân đã phải xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc của những người da đen.

- Chính quyền của người da đen được thành lập:

+ Năm 1980, Cộng hoà Dim-ba-bu-ê giành độc lập.

+ Năm 1990, Cộng hoà Na-mi-bi-a đã giành độc lập.

+ Năm 1993, Cộng hoà Nam Phi đã giành độc lập.

⟹ Như vậy hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc đã bị sụp đổ hoàn toàn.

Sai lầm và chú ý:

- Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á nổ ra sớm nhất ở khu vực Đông Nam Á.

- Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi là một hình thái của chủ nghĩa thực dân cũ.

- Mục tiêu đấu tranh chủ yếu của các nước Mĩ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai là chống chế độ độc tài thân Mĩ, tiêu biểu nhất cách mạng Cuba chống lại chế độ độc tài Batixta.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Lệ Diễm
Xem chi tiết
Huỳnh lê thảo vy
14 tháng 10 2018 lúc 16:07
– Đầu thế kỷ XX đã giành độc lập từ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, nhưng sau đó lệ thuộc Mĩ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khu vực Mĩ Latinh là “sân sau” – thuộc địa kiểu mới của Mỹ. Phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ bùng nổ và phát triển, tiêu biểu là thắng lợi của cách mạng Cuba: – Tại Cuba : + Tháng 3 – 1952, Mĩ giúp Batixta lập chế độ độc tài quân sự, xóa bỏ Hiến pháp 1940, cấm các đảng phái chính trị hoạt động, bắt giam và tàn sát nhiều người yêu nước… + Nhân dân Cuba đấu tranh chống chế độ độc tài Batixta dưới sự lãnh đạo của Phiđen Caxtơrô. Ngày 1 – 1 – 1959, chế độ độc tài Batixta bị lật đổ, nước Cộng hòa Cuba được thành lập. – Các nước khác: + Tháng 8 – 1961, Mĩ lập tổ chức Liên minh vì tiến bộ lôi kéo các nước Mĩ Latinh nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của Cuba. + Từ thập niên 60 – 70 (thế kỉ XX), phong trào đấu tranh chống Mỹ và chế độ độc tài thân Mỹ giành độc lập phát triển mạnh giành nhiều thắng lợi, ví dụ như: Từ năm 1964 – 1999 : Panama đấu tranh và thu hồi chủ quyền kênh đào Panama. Năm 1962 : Hamaica , Triniđát , Tôbagô. Năm 1966 : là Guyana, Bácbađốt. Năm 1983 : có 13 nước độc lập ở Caribê. -> Với nhiều hình thức : bãi công của công nhân, nổi dậy của nông dân, đấu tranh nghị trường, đấu tranh vũ trang…., biến châu lục này thành “lục địa bùng cháy” (tiêu biểu là phong trào đấu tranh vũ trang ở Vênêxuêla, Pêru…). Kết quả chính quyền độc tài ở Mĩ Latinh bị lật đổ chính phủ dân tộc dân chủ được thiết lập.
Bình luận (0)
Đức Mạnh Đặng
29 tháng 10 2021 lúc 18:20

Từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, Mĩ La-tinh được ví như “Lục địa bùng cháy” của phong trào cách mạng, vì:

Trước những năm 60 của thế kỉ XX các nước Mĩ La-tinh rơi vào vòng lệ thuộc nặng nề và trở thành “sân sau” của đế quốc Mĩ.Từ đầu những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, một cao trào cách mạng bùng nổ mạnh mẽ, mở đầu bằng cuộc Cách mạng Cu Ba 1959 và đã làm thay đổi cục diện chính trị nhiều nước ở Mĩ La-tinh.Trong giai đoạn này phong trào đấu tranh vũ trang diễn ra ở nhiều nước như Bô-li-vi-a, Vê-nê-xu-ê-la, Cô-lôm-bi-a, Ni-ca-ra-goa... Kết quả là chính quyền độc tài phản động ở nhiều nước đã bị lật đổ, các chính phủ dân tộc - dân chủ được thiết lập và đã tiến hành nhiều cải cách tiến bộ.

Các giai đoạn phát triển của phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài ở Mĩ Latinh và kết quả:

Từ cuối những năm 50 - đầu những năm 60 thế kỉ XX: Cao trào đấu tranh diễn ra ở trong khu vực và năm 1959 Cu Ba là nước mở đầu cho cuộc cách mạng đó.Đầu những năm 60 đến những năm 80: Mĩ Latinh được ví như "lục địa bùng cháy bởi phòng trào đấu tranh vũ trang bùng nổ =>Chính quyền độc tài nhiều nước bị lật đổ, chính phủ dân tộc, dân chủ được thiết lập và tiến hành cuộc cải cách tiến bộ.
Bình luận (0)