Từ mỗi hộp có 7 quả cầu trắng, 5 quả cầu đen lấy ngẫu nhiên đồng thời 4 quả . Tính sác xuất sao cho :
a/ bốn quả lấy ra cùng màu
b/ có ít nhất 1 quả cầu đen
Từ mỗi hộp có 7 quả cầu trắng, 5 quả cầu đen lấy ngẫu nhiên đồng thời 4 quả . Tính sác xuất sao cho :
a/ bốn quả lấy ra cùng màu
b/ có ít nhất 1 quả cầu đen
a, Gọi A là biến cố "Lấy ra bốn quả cùng màu".
\(\Rightarrow\left|\Omega\right|=C^4_{12}\)
\(\left|\Omega_A\right|=C^4_7+C^4_5\)
\(\Rightarrow P\left(A\right)=\dfrac{\left|\Omega_A\right|}{\left|\Omega\right|}=\dfrac{C^4_7+C^4_5}{C^4_{12}}=\dfrac{8}{99}\)
b, Gọi B là biến cố "Lấy ra một quả màu đen".
\(\Rightarrow\overline{B}\) là biến cố "Không lấy ra quả màu đen nào".
\(\Rightarrow\left|\Omega\right|=C^4_{12}\)
\(\left|\Omega_{\overline{B}}\right|=C^4_7\)
\(\Rightarrow P\left(\overline{B}\right)=\dfrac{C^4_7}{C^4_{12}}=\dfrac{7}{99}\)
\(\Rightarrow P\left(B\right)=1-P\left(\overline{B}\right)=\dfrac{92}{99}\)
tìm giá trị biểu thức \(J=C_{20}^0-2^2C^1_{20}+2^4C^2_{20}-...+2^{40}C^{20}_{20}\)
Xét khai triển:
\(\left(x^2-1\right)^{20}=C_{20}^0-C_{20}^1.x^2+C_{20}^2x^4-...+C_{20}^{20}x^{20}\)
Thay \(x=2\)
\(\Rightarrow3^{20}=C_{20}^0-2^2C_{20}^1+2^4C_{20}^2-...+2^{40}C_{20}^{20}\)
\(\Rightarrow J=3^{20}\)
6. Một hộp đựng 7 quả cầu trắng và 8 quả cầu đen cùng kích cỡ. Lấy ngẫu nhiên ra 4 quả cầu. Tìm xác suất để:
a/ trong 4 quả lấy ra có 3 quả trắng?
b/ có 4 quả cùng màu?
c/ có ít nhất 1 quả màu đen?
a, Gọi T là biến cố "Trong 4 quả lấy ra có 3 quả cầu trắng".
\(\left|\Omega\right|=C^4_{15}\)
\(\left|\Omega_T\right|=C^3_7.C^1_8\)
\(\Rightarrow P\left(T\right)=\dfrac{\left|\Omega_T\right|}{\left|\Omega\right|}=\dfrac{C^3_7.C^1_8}{C^4_{15}}=\dfrac{8}{39}\)
b, Gọi P là biến cố "Có 4 quả cùng màu".
\(\left|\Omega\right|=C^4_{15}\)
\(\left|\Omega_P\right|=C^4_7+C^4_8\)
\(\Rightarrow P\left(P\right)=\dfrac{\left|\Omega_P\right|}{\left|\Omega\right|}=\dfrac{C^4_7+C^4_8}{C^4_{15}}=\dfrac{1}{13}\)
c, Gọi A là biến cố "Có ít nhất 1 quả màu đen".
\(\Rightarrow\overline{A}\) là biến cố "Không có quả cầu màu đen nào".
\(\left|\Omega\right|=C^4_{15}\)
\(\left|\Omega_{\overline{A}}\right|=C^4_8\)
\(\Rightarrow P\left(\overline{A}\right)=\dfrac{\left|\Omega_{\overline{A}}\right|}{\left|\Omega\right|}=\dfrac{C^4_8}{C^4_{15}}=\dfrac{2}{39}\)
\(\Rightarrow P\left(A\right)=\dfrac{37}{39}\)
gieo 1 con súc sắc cân đối đồng chất 2 lần tính xác suất sao cho 2 lần gieo là khác nhau
Lời giải:
Gieo 2 con xúc xắc cân đối đồng chất, có $6.6=36$ kết quả
Gieo 2 con xúc xắc có kết quả giống nhau, có $6$ khả năng
Xác suất để 2 lần gieo có kết quả khác nhau là:
$1-\frac{6}{36}=\frac{5}{6}$
có bao nhiêu cách sắp xếp 4 nam 6 nữ vào 1 hàng
Vì 6 nữ đứng cạnh nhau nên xem 6 nữ thành 1 nhóm, và 4 bạn nam có 5! cách.
6 bạn nữ có thể hoán vị cho nhau, có 6! cách.
Vậy số cách xếp: 5!.6!=86400.
1 hộp có 5 bi đỏ 4 xanh 3 vàng chọn 3 bi rừ hộp tính xác suất sao cho lấy 3 bi có đủ 3 màu
Phương pháp:
- Lấy ra 3 viên bi có đủ 3 màu tức là lấy ra mỗi màu một viên.
- Sử dụng tổ hợp và quy tắc nhân để tính.
Cách giải:
Hộp bi đã cho có 3 màu là xanh, đỏ, vàng nên khi lấy ra 3 viên bi mà có đủ 3 màu thì tức là lấy ra mỗi màu một viên.
Số cách lấy ra 1 bi xanh là C31
Số cách lấy ra 1 bi đỏ là C41
Số cách lấy ra 1 bi vàng là C51
Vậy số cách lấy ra 3 viên bi có đủ cả 3 màu là: C31.C41.C51 = 60 (cách).
Giải pt \(3C_{n+1}^2-4A_n^2=8n\)
Áp dụng công thức chỉnh hợp và tổ hợp ta đc:
\(\dfrac{3.\left(n+1\right)!}{\left(n-1\right)!2!}-\dfrac{4.n!}{\left(n-2\right)!}=8n\) (n ≥ 2)
<=> \(\dfrac{3.\left(n+1\right).n.\left(n-1\right)!}{\left(n-1\right)!2!}-\dfrac{4.n.\left(n-1\right)!\left(n-2\right)!}{\left(n-2\right)!}=8n\)
<=> \(\dfrac{3.\left(n+1\right).n}{2}-4n\left(n-1\right)=8n\)
Qui đồng giải pt => pt vô nghiệm
Một hộp đựng 8 bi xanh 5 bi đỏ và 3 bi vàng. Tính xác suất chọn ra 6 viên bi trong đó có ít nhất 1 bi vàng và không quá 4 bi đỏ.
Gọi S là tập hợp các số tự nhiên có 6 chữ số được lập từ tập hợp \(A=\left\{0;1;2;3;4;5;6\right\}\). Chọn ngẫu nhiên 1 số từ tập hợp S . Tính xác suất để chọn được số tự nhiên có tích các chữ số bằng 120.
trong khai triển của biểu thức (5x+6)7 có số hạng tử là
A 8
B 7
C 6
D 5