Mn chỉ em bài 5 với
Mn chỉ em bài 5 với
a)
$2H_2 + O_2 \xrightarrow{t^o} 2H_2O$
Ta thấy :
$V_{H_2} : 2 = 2,24 : 2 = 1,12 < V_{O_2} : 1 = 4,48$ nên $O_2$ dư
b)
Theo PTHH :
$V_{O_2\ pư} = \dfrac{1}{2}V_{H_2} = 1,12(lít)$
Suy ra : $V_{O_2\ dư} = 4,48 -1,12 = 3,36(lít)$
$n_{H_2O} = n_{H_2} = \dfrac{2,24}{22,4} = 0,1(mol)$
$m_{H_2O} = 0,1.18 = 1,8(gam)$
Chỉ giúp em bài 7 và 8 với ạ
Bài 7:
Ta có: \(n_{Na_2O}=\dfrac{6,2}{62}=0,1\left(mol\right)\)
\(n_{H_2O}=\dfrac{73,8}{18}=4,1\left(mol\right)\)
PT: \(Na_2O+H_2O\rightarrow2NaOH\)
Xét tỉ lệ: \(\dfrac{0,1}{1}< \dfrac{4,1}{1}\), ta được H2O dư.
Theo PT: \(n_{NaOH}=2n_{Na_2O}=0,2\left(mol\right)\)
Ta có: m dd sau pư = mNa2O + mH2O = 6,2 + 73,8 = 80 (g)
\(\Rightarrow C\%_{NaOH}=\dfrac{0,2.40}{80}.100\%=10\%\)
Bạn tham khảo nhé!
Bài 8:
Ta có: \(n_{Zn}=\dfrac{6,5}{65}=0,1\left(mol\right)\)
PT: \(Zn+2HCl\rightarrow ZnCl_2+H_2\)
____0,1____0,2__________0,1 (mol)
a, VH2 = 0,1.22,4 = 2,24 (l)
b, \(C_{M_{HCl}}=\dfrac{0,2}{0,1}=2M\)
Bạn tham khảo nhé!
Giải giúp em hai pt này đi ,làm ơn ạ từ chổ x,y bt nhìn xuống nha mấy trên đừng để ko nói em bấm máy nha chỉ em mấy bước giải pt ra đàng hoàn thiệc đấy em bảo mn như thế chỉ vì em muốn hiểu bài thôi🥺
Thực ra thì em vẫn nên sử dụng máy tính là tốt nhất vì với môn hóa thì quá trình giải hệ phương trình không quan trọng. Hơn nữa lên lớp 9 em cũng sẽ được học chi tiết cách giải hệ phương trình trong môn toán nhé!
\(\left\{{}\begin{matrix}24x+27y=6,45\\x+\dfrac{3}{2}y=0,325\end{matrix}\right.\) \(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}24x+27y=6,45\\x=0,325-\dfrac{3}{2}y\end{matrix}\right.\) \(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}24\left(0,325-\dfrac{3}{2}y\right)+27y=6,45\\x=0,325-\dfrac{3}{2}y\end{matrix}\right.\)
\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}7,8-36y+27y=6,45\\x=0,325-\dfrac{3}{2}y\end{matrix}\right.\)
\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}y=0,15\left(mol\right)\\x=0,325-\dfrac{3}{2}.0,15=0,1\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)
1:Viết tính chất hóa học của oxit axit,oxit bazơ viết phương trình minh họa cho 4 tính chất đó
Tính chất oxit bazo :
- Tác dụng với nước tạo dung dịch bazo
$Na_2O + H_2O \to 2NaOH$
- Tác dụng với axit tạo muối và nước
$BaO + 2HCl \to BaCl_2 + H_2O$
- Tác dụng với oxit axit
$CaO + CO_2 \xrightarrow{t^o} CaCO_3$
Tính chất oxit axit :
- Tác dụng với nước tạo dung dịch axit
$SO_3 + H_2O \to H_2SO_4$-
- Tác dụng với bazo tạo muối
$2NaOH + SO_2 \to Na_2SO_3 + H_2O$
- Tác dụng với oxit bazo
$BaO + SO_2 \xrightarrow{t^o} BaSO_3$
Tham khảo nhé :
Tính chất hoá học của Oxit (Oxit bazo, Oxit axit)
1. Tính chất hoá học của Oxit bazơ
a) Oxit bazo tác dụng với nước
- Một số oxit bazơ tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là : Na2O; CaO; K2O; BaO;... tạo ra bazơ tan (kiềm) tương ứng là: NaOH, Ca(OH)2, KOH, Ba(OH)2
• Oxit bazơ + H2O → Bazơ
Na2O + H2O → 2NaOH
CaO + H2O → Ca(OH)2
BaO + H2O → Ba(OH)2
b) Oxit bazo tác dụng với axit
- Oxit bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước.
• Oxit bazơ + axit → muối + nước
Ví dụ:
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O
Na2O + H2SO4 → Na2SO4 + H2O
c) Oxit bazo tác dụng với oxit axit
- Một số oxit bazơ (CaO, BaO, Na2O, K2O,...) tác dụng với oxit axit tạo thành muối.
• Oxit bazơ + Oxit axit → muối
Na2O + CO2 → Na2CO3
CaO + CO2 → CaCO3↓
BaO + CO2 → BaCO3↓
* Lưu ý: Oxit bazo tác dụng được với nước thì tác dụng với Oxit axit
2. Tính chất hoá học của Oxit axit
- Oxit axit ngoài cách gọi tên như trên còn có cách gọi khác là: ANHIDRIC của axit tương ứng.
Ví dụ: SO2: Anhidric sunfurơ (Axit tương ứng là H2SO3: axit sunfurơ)
a) Oxit axit tác dụng với nước
- Nhiều oxit axit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit.
- Một số oxit axit tác dụng với nước ở điều kiện thường như: P2O5, SO2, SO3, NO2, N2O5, CO2, CrO3,.. tạo ra axit tương ứng như: H3PO4, H2SO3, H2SO4, HNO3, H2CO3, H2Cr2O7,...
• Oxit axit + H2O → Axit
Ví dụ:
4NO2 + 2H2O + O2 → 4HNO3
CO2 + H2O → H2CO3
CrO3 + H2O → H2CrO4 → H2Cr2O7
N2O5 + H2O → 2HNO3
SO3 + H2O → H2SO4
* Chú ý: NO, N2O, CO không tác dụng với nước ở điều kiện thường (nhiệt độ thường).
b) Oxit axit tác dụng với bazơ
- Oxit axit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.
Ví dụ:
CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
P2O5 + NaOH → Na3PO4 + H2O
SO3 + NaOH → NaHSO4 (muối axit)
NaHSO4 + NaOH → Na2SO4 + H2O (muối trung hòa)
SO3 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O
c) Oxit axit tác dụng với oxit bazơ
- Oxit axit tác dụng với một số Oxit bazơ (CaO, BaO, Na2O, K2O,...) tạo thành muối.
Ví dụ:
Na2O + SO2 → Na2SO3
CO2 (k) + CaO → CaCO3
Mn giúp em bài 6 vớiiiii ,(đừng để ý cái pt hoặc nếu nó đúng thì thôi
Bài 6:
PTHH: \(Fe+2HCl\rightarrow FeCl_2+H_2\uparrow\)
a_____2a______a_____a (mol)
\(2Al+6HCl\rightarrow2AlCl_3+3H_2\uparrow\)
b______3b______b_____\(\dfrac{3}{2}\)b (mol)
Ta lập được HPT: \(\left\{{}\begin{matrix}56a+27b=22,2\\a+\dfrac{3}{2}b=\dfrac{13,44}{22,4}=0,6\end{matrix}\right.\) \(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}a=0,3\\b=0,2\end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}\%m_{Fe}=\dfrac{0,3\cdot56}{22,2}\cdot100\%\approx75,68\%\\\%m_{Al}=24,32\%\end{matrix}\right.\)
Cho 8,4 g kim loại Fe tác dụng vừa đủ 245g dung dịch H2SO4 a Viết pthh của phản ứng b tính thể tích của khí hiđro thoát ra ở đktc c tính nồng độ phần trăm của dung dịch axit cần dùng cho phản ứng d tính nồng độ phần trăm của chất tan có trong dung dịch phản ứng
Fe+H2SO4->FeSO4+H2
0,15---0,15-----0,15---0,15 mol
n Fe=8,4\56=0,15 mol
=>VH2=0,15.22,4=3,36l
=>m H2SO4=0,15.98=14,7g
=>C% H2SO4=14,7\245 .100=6%
=>m dd muối=8,4+245-0,15.2=253,1g
=>C% muối =0,15.152\253,1 .100=9%
Nói: “Ở 25oC độ tan của NaCl là 36 gam” có nghĩa là
Ở 25oC, cứ 100 gam nước có thể hòa tan được 36 gam NaCl để tạo thành dung dịch bão hòa.
Ở 25oC, cứ 64 gam nước có thể hòa tan được 36 gam NaCl để tạo thành dung dịch bão hòa.
Ở 25oC, cứ 36 gam nước có thể hòa tan được 100 gam NaCl để tạo thành dung dịch bão hòa.
Ở 25oC, cứ 100 gam nước có thể hòa tan được 136 gam NaCl để tạo thành dung dịch bão hòa.
Có nghĩa là: Ở 25oC, cứ 100 gam nước có thể hòa tan được 36 gam NaCl để tạo thành dung dịch bão hòa.
Ở 25oC, cứ 100 gam nước có thể hòa tan được 36 gam NaCl để tạo thành dung dịch bão hòa.
Hoà tan 11,2 gam CaO vào dung dịch HCl 2M thu được dung dịch muối có nồng độ là aM. Nếu thêm 300ml nước vào dung dịch muối thì nồng độ giảm đi mấy lần
$n_{CaO} = \dfrac{11,2}{56} = 0,2(mol)$
$CaO + 2HCl \to CaCl_2 + H_2O$
$n_{HCl} =2 n_{CaO} = 0,4(mol) \Rightarrow V_{dd} = \dfrac{0,4}{2} = 0,2(lít)$
$C_{M_{CaCl_2}} = \dfrac{0,2}{0,2} = 1M$
Sau khi thêm nước :
$C_{M_{CaCl_2}} = \dfrac{0,2}{0,2 + 0,3} = 0,4M$
\(\dfrac{C_{M_{sau}}}{C_{M_{trước}}}=\dfrac{0,4}{1}=0,4\)(Nồng độ giảm 0,4 lần)
. Cho 20 g hỗn hợpX gồm CuO, Cu, Ag tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 3,92 gam H2SO4 sau phản ứng thu được dung dịch B và 4 gam chất rắn C. Viết phương trình hoá học và tính khối lượng oxit có trong hỗn hợp X
100g dung dịch đường 30%
\(m_{C_{12}H_{22}O_{11}}=\dfrac{100.30}{100}=30\left(g\right)\)
\(m_{C_{12}H_{22}O_{16}}=\dfrac{100.30}{100}=30\left(g\right)\)