Cho: I=I1=I2 và U=U1+U2 và dựa vào định luật Ohm, hãy chứng minh:
\(\dfrac{U_1}{U_2}\) =\(\dfrac{R_1}{R^{ }_2}\)
Cho: I=I1=I2 và U=U1+U2 và dựa vào định luật Ohm, hãy chứng minh:
\(\dfrac{U_1}{U_2}\) =\(\dfrac{R_1}{R^{ }_2}\)
vì U1 = I * R1
U2 = I * R2
nên ta có : \(\dfrac{U_1}{U_2}=\dfrac{I\cdot R_1}{I\cdot R_2}=\dfrac{R_1}{R_2}\Rightarrow\dfrac{U_1}{U_2}=\dfrac{R_1}{R_2}\)
Một miếng gỗ có dạng một khối hộp chữ nhật với chiều dày 10cm . Khi thả vào nước , nó nổi trên mặt nước . Phần nổi trên mặt nước là 3cm .Trọng lượng riêng của gỗ là .....N/m3
Bài này dễ lắm!!! Nếu bạn chịu khó suy nghĩ thì ra ngay thôi mà!!!
Bây giờ mình sẽ làm như sau:
- Vì khi thả miếng gỗ xuống nước thì ta thấy nó nổi nên ta có:
P = Fa
=> dg . Vg = dn . Vc
=> dg . a . b . h = 10000 . a . b . hc
=> dg . h = 10000 . hc
=> dg = \(\dfrac{10000.h_c}{h}=\dfrac{10000.0,07}{0,1}=7000\left(N/m^{ }3\right)\)
Mọi ng ơi cho mik hỏi vs~~
-Bây h lên lớp 9 học về điện nhg lại không thuộc các ký hiệu nên ms mở lại sách lớp 7 học nhưng Vẫn không hiểu thế nào để phân biệt mạch nối tiếp; khi nào vẽ mạch nối tiếp và khi nào vẽ nguồn điện ( trong cái sơ đồ mạch điện ý )
" Từ từ thì cơm mới chín "
Học sâu thì mới biết biết nhiều !
Ko có quy luật nào cả đề ra song song thì làm theo công thức của song song còn ra nối tiếp thì làm theo công thức của nối tiếp
Cho mạch điện như hình vẽ: R1= 10 ôm, R2=3R3. Biết UMN=44V. Số chỉ của vôn kế 22V. Tính R2, R3 và số chỉ của ampe kế
Tóm tắt: R1 nt R2 nt R3
R1 = 10 \(\Omega\)
R2 = 3R3
UMN = 44V
U23 = 22V
Tính R2 , R3 và IA?
Giải
Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1 là:
U1 = U - U23 = 44 - 22 = 22V
Cường độ dòng điện qua 2 đầu điện trở R1 là:
I1 = \(\dfrac{U_1}{R_1}=\dfrac{22}{10}=2,2\)A
Vì R1 nt R2 nt R3 nên I = I1 = I2 = I3 = 2,2A
Ta có: \(R_2=\dfrac{U_2}{I}\) ( do I = I2 )
\(3R_3=\dfrac{U_2}{I_2}\)
3.R3.I = U2
3U3 = U2
Mà U3 = U23 - U2 = 22 - U2
nên 3.( 22 - U2 ) = U2
66 - 3U2 = U2
4U2 = 66
U2 = 16,5V
Suy ra U3 = 22 - 16,5 = 5,5V
Vậy giá trị các điện trở R2 và R3 lần lượt là:
R2 = \(\dfrac{U_2}{I}=\dfrac{16,5}{2,2}=7,5\)\(\Omega\)
R3 = \(\dfrac{U_3}{I}=\dfrac{5,5}{2,2}=2,5\)\(\Omega\)
ĐS: I = 2,2A
R2 = 7,5\(\Omega\) , R3 = 2,5\(\Omega\)
vì R2 nt R3
\(\Rightarrow\)U2+U3=U
\(\Leftrightarrow\)R2.I+R3.I=22(I=I1=I2)
\(\Leftrightarrow\)I(3R3+R3)=22
\(\Leftrightarrow\)4,4.4R3=22
\(\Rightarrow\)R3=1,25\(\Omega\)
\(\Rightarrow\)R2=3.1,25=3,75\(\Omega\)
I=I1=I2=\(\dfrac{U}{R}\)=44:10=4,4A
Cho mạch điện như hình vẽ. Biết R1=4ôm, R2=8ôm, R3=12ôm, R4=24ôm, UAE =96V. Tính UAC, UAD, UBE ?
Thiếu điểm C, mình nghĩ là nó ở chỗ đó nên vẽ lại hình luôn, thông cảm hình hơi xấu :33
Tóm tắt: R1 nt R2 nt R3 nt R4
R1 = 4 \(\Omega\) R3 = 12 \(\Omega\)
R2 = 8 \(\Omega\) R4 = 24 \(\Omega\)
UAE = 96V
_______________________________________
UAC , UAD , UBE = ?
Giải:
Cường độ dòng điện của đoạn mạch chính là:
I = \(\dfrac{U_{AE}}{R_{tđ}}=\dfrac{U_{AE}}{R_1+R_2+R_3+R_4}=\dfrac{96}{4+8+12+24}=2\)A
Vì R1 nt R2 nt R3 nt R4 nên I = I1 = I2 = I3 = I4 = 2A
Hiệu điện thế giữa hai điểm A và C là:
UAC = U1 + U2 = I.R1 + I.R2 = I. ( R1 + R2 ) = 2 . ( 4+8)
= 2. 12 = 24V
Hiệu điện thế giữa hai điểm A và D là:
UAD = U1 + U2 + U3 = I.R1 + I.R2 + I.R3 = I. ( R1 + R2 + R3 )
= 2. ( 4 + 8 + 12 ) = 48V
Hiệu điện thế giữa hai điểm B và E là:
UBE = U2 + U3 + U4 = I.R2 + I.R3 + I.R4 = I. ( R2 + R3 + R4 )
= 2. ( 8 + 12 + 24 ) = 88V
Đs: UAC = 24V, UAD = 48V, UBE = 88V
1.Cho mạch điện như hình vẽ: R1= 5ôm, R2= 10ôm, U=18V. CĐDĐ qua R2 là 1A. Tính R3
2.Mạch điện nhưhình trên:R1= 6ôm, U3=2U2=3U1.Tính R2 và R3?
1) Tóm tắt:
R1 nt R2 nt R3
R1 = 5 \(\Omega\)
R2 = 10 \(\Omega\)
U = 18V
I2 = 1A
________________
R3 = ?
Giải:
Vì R1 nt R2 nt R3 nên I = I1 = I2 = I3 = 1A
Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1 là:
U1 = I1 . R1 = 1 . 5 = 5V
Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R2 là:
U2 = I2 . R2 = 1 . 10 = 10V
Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R3 là:
U3 = U - U12 = U - ( U1 + U2 ) = 18 - ( 10 + 5 ) = 18 - 15 = 3V
Giá trị điện trở R3 là:
R3 = \(\dfrac{U_3}{I_3}=\dfrac{3}{1}=3\)\(\Omega\)
Đáp số : 3 \(\Omega\)
2) Tóm tắt:
R1 nt R2 nt R3
R1 = 6\(\Omega\)
U3 = 2U2 = 3U1
__________________
R2 , R3 = ?
Giải:
Vì R1 nt R2 nt R3 nên:
I3 = I2 = I1 = I
Vì U3 = 2U2 = 3U1
Nên: \(R_3=\dfrac{U_3}{I_3}=\dfrac{U_3}{I}=\dfrac{2U_2}{I}=2R_2\) (1)
\(R_2=\dfrac{U_2}{I_2}=\dfrac{U_2}{I}=\dfrac{1,5U_1}{I}=1,5R_1\)\(\Rightarrow2R_2=3R_1\) (2)
\(R_1=\dfrac{U_1}{I_1}=\dfrac{U_1}{I}=\dfrac{U_3}{I}=R_3\) (3)
Từ (1) , (2) và (3) ta được R3 = 2R2 = 3R1
\(\Rightarrow\) R3 = 2R2 = 3 . 6 = 18\(\Omega\)
\(\Rightarrow\) R3 = 18\(\Omega\)
R2 = 18 : 2 = 9\(\Omega\)
ĐS: R3 = 18\(\Omega\) , R2 = 9\(\Omega\)
Đặt vào hai đầu điện trở R1 một hiệu điện thế U thì cường độ dòng điện qua R1 lạ I . Đặt vào hai đầu điện trở R2 một hiệu điện thế 2U thì cường độ dòng điện qua R2 la \(\dfrac{I}{2}\) . Hỏi nếu mắc hai điện trở R1 va R2 nối tiếp nhau vào hiệu điện thế 45Vthi hiệu điện thế hai đầu mỗi điện trở là bao nhiêu ?
R1=\(\dfrac{U_1}{I}\)
R2=\(2U_1:\dfrac{1}{2I}\) =>R2=4R1
Vì mắc mạch nối tiếp=>I1=I2
=>U2=4U1
=>U2+U1=45 =>U1 =9V ;U2=36V
Ta có: U1=U; U2=2U; I1=I; I2=\(\dfrac{I}{2}\) (với U1,I1,U2,I2 lần lượt là hiệu điện thế và cường độ dòng chạy qua lần lượt điện trở R1, điện trở R2)
\(R_1=\dfrac{U_1}{I_1}=\dfrac{U}{I}\) ; \(R_2=\dfrac{U_2}{I_2}=\dfrac{2U}{\dfrac{I}{2}}=\dfrac{4U}{I}\)
\(\Rightarrow\dfrac{R_1}{R_2}=\dfrac{1}{4}\left(1\right)\)
Khi mắc R1 nối tiếp R2, hiệu điện thế ở 2 đầu mỗi điện trở tỉ lệ thuận với giá trị của chúng (cái này coi trong SGK)
Do đó \(\dfrac{U_1}{U_2}=\dfrac{R_1}{R_2}\)(2)
Lại có U1+U2=45 (vì R1 nt R2) \(\Rightarrow U_2=45-U_1\left(3\right)\)
Từ (1);(2);(3) ta có \(\dfrac{U_1}{45-U_1}=\dfrac{1}{4}\Rightarrow U_1=9\left(V\right)\Rightarrow U_2=45-9=36\left(V\right)\)
cho mạch điện (hv) 4ampe kế giống nhau điện trở có r khác 0 biết Ia1=4a Ia3=1a
a)tìm Ia2 và Ia4 b) Tìm tỉ số Ra trên r
Cho 2 bóng đèn D1 và D2 có điện thế lần lượt là 12\(\Omega\) và \(48\Omega\), hiệu điện thế 2 đầu đoạn mạch Uab = 36 V.
a) Tính cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn
b) Nếu trong mạch chỉ sử dụng bóng đèn D1 thì cường độ dòng điện trong mạch là bao nhiêu ?
Vì Rđ 1 nt Rđ 2 => Rtđ =60\(\Omega\)
=> I=\(\dfrac{U}{Rt\text{đ}}=\dfrac{36}{60}=0,6A\)
b) Cường độ dòng điện trong mạch là : Iđ 1=\(\dfrac{U}{R\text{đ1}}=\dfrac{36}{12}=3A\)
mạch điện có đèn 1 nối tiếp đèn 2 ở 2 đầu mạch có hiệu điện thế là U thì cường độ dòng điện trong mạch là 2A. Thay R2 bằng điện trở R3 và giảm hiệu điện thế đi 2 lần thì cường độ dòng điện trong mạch lúc này 1,2 A.Tìm tỉ số R1/R2