Bài 4. Đoạn mạch nối tiếp

Bài C1 (SGK trang 11)

Hướng dẫn giải

Trong sơ đồ mạch điện hình 4.1 sgk, các điện trở R1, R2 và ampe kế được mắc nối tiếp với nhau.

(Trả lời bởi Đặng Phương Nam)
Thảo luận (3)

Bài C2 (SGK trang 11)

Hướng dẫn giải

Theo định luật Ôm : \(I=\dfrac{U}{R}\Rightarrow U=I.R\)

nên \(U_1=I_1R_1\)

\(U_2=I_2R_2\)

\(\Rightarrow\) \(\dfrac{U_1}{U_2}=\dfrac{I_1R_1}{I_1R_2}\)

\(R_1\) nt \(R_2\) nên \(I_1=I_2\) :

\(\Rightarrow\) \(\dfrac{U_1}{U_2}=\dfrac{R_1}{R_2}\left(đpcm\right)\)

(Trả lời bởi Đoàn Như Quỳnhh)
Thảo luận (3)

Bài C3 (SGK trang 12)

Hướng dẫn giải

Trong mạch nối tiếp, ta có:
U = U1 + U2 = IR1 + IR2 = I(R1 + R2).

Mặt khác, U = IR. Từ đó suy ra: R = R1 + R2.



(Trả lời bởi Đặng Phương Nam)
Thảo luận (3)

Bài C4 (SGK trang 12)

Hướng dẫn giải

+ Khi công tắc K mở, hai đèn không hoạt động vì mạch hở, không có dòng điện chạy qua đèn.

+ Khi công tắc K đóng, cầu chì bị đứt, hai đèn không hoạt động vì mạch hở, không có dòng điện chạy qua đèn.

+ Khi công tắc K đóng, dây tóc đèn Đ1 bị đứt, đèn Đ2 không hoạt động vì mạch hở, không có dòng điện chạy qua đèn.



(Trả lời bởi Đặng Phương Nam)
Thảo luận (3)

Bài C5 (SGK trang 13)

Hướng dẫn giải

a) Điện trở tương đương của đoạn mạch đó là R = R1 + R2 = 20 + 20 = 40 Ω.

b) Đoạn mạch mới có ba điện tích mắc nối tiếp nhau, điện trở tương đương của nó là R = R1 + R2 + R3 = 20 + 20 + 20 = 60 Ω.


(Trả lời bởi Hiiiii~)
Thảo luận (3)