Bài 36. Đặc điểm đất Việt Nam

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nhi Nguyên
Xem chi tiết
Nguyễn Tâm
29 tháng 4 2017 lúc 16:37

giống nhau :

có cả 2 đồng bằng đều là vùng sụp vòng

được phù xa bồi đắp trong giai đoạn tân tiến tạo

là 2 vùng tập trung đông dân nhất

là 2 vùng có nông nghiệp trù phú

Khác nhau:

ĐBSCL:

có diện tích 40000 km2

ko có để lớn 10000 km2 bị ngập lũ hàng năm

địa hình thấp ngập nước độ cao TB ta 2-3 m

thường xuyên bị ảnh hưởng của thủy triều

ĐBSH:

có diện tích 15000 km2

hệ thống đê dài 2700 km chia cắt đồng bằng thành nhiều ô trũng

đắp đê biển ngăn chặn nước ngập mặn và mở thêm diện tích canh tác

Lê Thị Quỳnh Giao
29 tháng 3 2018 lúc 20:55

*Giống nhau : sụp võng , phù sa trẻ

*Khác nhau :

- Đồng bằng sông Hồng :

+ 15000km2

+Do phù sa sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp

+Có hệ thống đê 2700km chống lũ , dài-> vững chắc

+Các cánh đồng không còn được bồi đắp tự nhiên

+Mạng lưới sông ngòi tương đối dày đặc

-Đồng bằng Sông Cửu Long:

+40.000 km2

+Chủ yếu do phù sa sông Cửu Long bồi đắp

+ Không có đê ngăn lũ

+Vào mùa lũ nhiều vùng trũng bị ngập úng

+ Mạng lưới sông ngòi , kênh rạch dày đặc

Ngu Văn Người
17 tháng 4 2018 lúc 21:22

Khác nhau :

1. ĐB Sông Hồng

Đồng bằng sông Hồng trải rộng từ vĩ độ 21°34´B (huyện Lập Thạch) tới vùng bãi bồi khoảng 19°5´B (huyện Kim Sơn), từ 105°17´Đ (huyện Ba Vì) đến 107°7´Đ (trên đảo Cát Bà). Toàn vùng có diện tích: 15.000 km², chiếm 4,6% diện tích của cả nước.

-Không giống như vùng đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng chỉ có 2 tỉnh Thái Bình và Hưng Yên là không có núi, do đó khu vực này thường được gọi là châu thổ sông Hồng.

2.ĐB Sông Cửu Long.

-Đồng bằng sông Cửu Long là bộ phận của châu thổ sông Mê Kông có diện tích 40,6 nghìn km². Có vị trí nằm liền kề vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông.



Trinh Thi Huong
Xem chi tiết
Nguyễn Viết Minh Vũ
Xem chi tiết
Ba Thị Bích Vân
15 tháng 4 2017 lúc 10:10

Đặc điểm chung đất Việt Nam

a) Đất ở nước ta rất đa dạng, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của thiên nhiên Việt Nam.
Sự đa dạng của đất là do nhiều nhân tố tạo nên như đá mẹ, địa hình, khí hậu. nguồn nước, sinh vật và sự tác động của con người.

b) Nước ta có ba nhóm đất chính
- Nhóm đất feralit hình thành trực tiếp tại các miền đồi núi thấp. Nhóm này chiếm tới 65% diện tích đất tự nhiên. Đặc tính chung của đất là chua, nghèo mùn, nhiều sét. Đất có màu đỏ, vàng do có nhiều hợp chất sắt, nhôm. Các hợp chất này thường tích tụ thành kết von hoặc thành đá ong nằm cách mặt đất khá sâu (0,5 - lm). Khi đá ong bị mất lớp che phủ và lộ ra ngoài trời sẽ khô cứng lại. Đất bị xấu đi nhanh chóng và không thể trồng trọt được.

Đất feralit hình thành trên đá ba dan và đá vôi có màu đỏ thẫm hoặc đỏ vàng có độ phì rất cao, thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp.
- Nhóm đất mùn núi cao
Khi lên núi cao, nhiệt độ giảm dần, đất feralit chuyển dán sang các loại đất mùn feralit và đất mùn núi cao, hình thành dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao. Nhóm đất này chiếm khoảng 11% diện tích đất tự nhiên, chủ yếu là đất rừng đầu nguồn cần được bảo vệ.
- Nhóm đất bồi tụ phù sa sông và biển chiếm 24% diện tích đất tự nhiên.
Nhóm đất này tập trung tại các đồng bằng lớn, nhỏ từ bắc vào nam. Rộng lớn và phì nhiêu nhất là đồng bằng sông Cửu Long (40 000 km2) và đồng bằng sông Hồng (15 000 km2).
Độ phì của đất phù sa phụ thuộc vào đặc tính phù sa của các sông và chế độ canh tác của con người. Đất phù sa nhìn chung rất phì nhiêu, dễ canh tác và làm thủy lợi. Đất tơi xốp, ít chua, giàu mùn... thích hợp với nhiều loại cây trồng (lúa, hoa màu, cây ăn quả v.v...). Nhóm đất này cũng chia thành nhiều loại và phân bố ở nhiều nơi : đất trong đê, đất ngoài đê (hay đất bãi bồi) khu vực sông Hồng ; đất phù sa cổ miền Đông Nam Bộ ; đất phù sa ngọt dọc sông Tiền. sông Hậu ; đất chua, mặn, phèn ở các vùng trũng Tây Nam Bộ v.v...

Nguyễn Thị Xuân Diệu
3 tháng 3 2018 lúc 22:35

Đặc điểm đất V iệt Nam:

-đất ở nước ta rất đa dạng,thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của thiên nhiên VN

-có 3 nhóm đất chính:đất feralit,đất mùn núi cao,đất bồi tụ phù sa sông

Hoàng Ân Đỗ
Xem chi tiết
Minh Thư
3 tháng 7 2018 lúc 10:42

Bùi Việt
Xem chi tiết
Ngọc Hnue
17 tháng 11 2017 lúc 15:54

Đồi núi là vùng có địa hình dốc, thường xảy ra lũ quét, trượt lở đất vào mùa mưa nhiều, thiếu nước vào mùa đông. Nhiều dân tộc ít người của vùng còn tập quán đốt rừng làm rẫy, ảnh hưởng xấu đến môi trường. Phát triển các mô hình nông - lâm - ngư nghiệp sẽ:

+ Nâng cao độ che phủ rừng, góp phần vào việc bảo vệ môi trường, hạn chế lũ quét, trượt lở đất, khô hạn, điều tiết dòng chảy của các sông suối, giúp cho các nhà máy thủy điện hoạt động được tốt hơn, giảm lũ lụt, hạn hán cho vùng hạ lưu.

+ Nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo tập quán sản xuất mới cho đồng bào các dân tộc, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống của dân cư.

+ Tăng nguồn nguyên liệu lâm sản cho ngành chế biến lâm sản, nguồn vật liệu và chất đốt cho sinh hoạt.

+ Góp phần phát triển du lịch sinh thái....

Chúc em học tốt!

Thư Soobin
19 tháng 11 2017 lúc 17:50

Cung cấp lương thực và thực phẩm: Nhiều mô hình nông lâm kết hợp được hình thành và phát triển nhằm vào mục đích sản xuất nhiều loại lương thực, thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao đáp ứng nhu cầu của hộ gia đình. Điển hình là hệ thống VAC được phát triển rộng rãi ở nhiều vùng nông thôn nước ta. Ưu điểm của các hệ thống nông lâm kết hợp là có khả năng tạo ra sản phẩm lương thực và thực phẩm đa dạng trên một diện tích đất mà không yêu cầu đầu vào lớn

Các sản phẩm từ cây thân gỗ: Việc kết hợp cây thân gỗ trên nông trại có thể tạo ra nhiều sản phẩm như gỗ, củi, tinh dầu, v.v. để đáp ứng nhu cầu về nguyên vật liệu cho hộ gia đình

Tạo việc làm: nông lâm kết hợp gồm nhiều thành phần canh tác đa dạng có tác dụng thu hút lao động, tạo thêm ngành nghề phụ cho nông dân

Tăng thu nhập nông hộ: Với sự phong phú về sản phẩm đầu ra và ít đòi hỏi về đầu vào, các hệ thống nông lâm kết hợp dễ có khả năng đem lại thu nhập cao cho nông hộ

Giảm rủi ro trong sản xuất và tăng mức an toàn lương thực: Nhờ có cấu trúc phức tạp, đa dạng được thiết kế nhằm làm tăng các quan hệ tương hỗ (có lợi) giữa các thành phần trong hệ thống, các hệ thống nông lâm kết hợp thường có tính ổn định cao trước các biến động bất lợi về điều kiện tự nhiên (như dịch sâu bệnh, hạn hán, v.v.)

Sự đa dạng về loại sản phẩm đầu ra cũng góp phần giảm rủi ro về thị trường và giá cả cho nông hộ. Mặt khác nó là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm trong sinh hoạt thường ngày cho nông hộ

ohyehet
Xem chi tiết
doan thanh diem quynh
10 tháng 4 2016 lúc 20:14

cog nghe 7 cug co do ah

doan thanh diem quynh
10 tháng 4 2016 lúc 20:15

sử dug 1 cách hợp lí, đúg m.đích, ko lấy đất ruog đem đắp đường

Ma Tuấn Anh
15 tháng 4 2016 lúc 19:21

- Đẩy mạnh giao thông vận tải, xây dựng cơ sở hạ tầng.

- Tăng cường trồng và bảo vệ rừng.

- Khai thác tài nguyên phải đi đôi với bảo vệ môi trường.

- Xây dựng các khu công nghiệp khai thác, phát triển mô hình trang trại, du lịch sinh thái.

Phạm Tiến Đạt
Xem chi tiết
cao nguyễn thu uyên
22 tháng 2 2017 lúc 21:16

vị trí: - nội chí tuyến

- gần trung tâm khu vực đông nam á

- là cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước đông nam á đất liền và đông nam á hải đảo

- vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các sinh vật

chúc bn hx tốt !!

Nguyễn Trần Thành Đạt
22 tháng 2 2017 lúc 23:22

– Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương tiếp giáp Biển Đông gần trung tâm ĐNÁ, trên các đường hàng hải, đường bộ và đường hàng không quốc tế.
– Việt Nam nằm trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, khu vực có hoạt động kinh tế sôi động nhất thế giới.

Nguyễn Thị Xuân Diệu
28 tháng 2 2018 lúc 21:03

mk nhớ cái này cô mk dạy ntn nek.

-Những điểm nổi bật của vị trí địa lí tự nhiên nước ta:

+/Vị trí mội trí tuyến

+/Vị trí gần trung tâm khu vực ĐNA

+/Vị trí tiếp xúc của các luồng sinh vật và các luồng gió mùa

+/Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển,ĐNA đất liền và ĐNA hải đaỏ

Tạ Thị Phương Linh
Xem chi tiết
Thảo Phương
18 tháng 4 2017 lúc 21:43

để phòng chống hiện tượng xói mòn và đá ong hóa ta cần:
+Trồng cây trên các đồi núi ,ven biển để giữ đất (tốt nhất là các loại có rể sâu, khỏe)
+canh tác theo đường đồng mức(là căn tác ở sườn đồi núi dốc với các loại cây có bộ rễ kiểu nghiêng)
+lấy độc trị độc(là lấy đá ong dùng làm nền đường đi nhất là ở sườn dốc vì đá ong khó bị sói mòn nên rất tốt trong việc này để cản đất)

Lê Lan Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Thảo
20 tháng 3 2018 lúc 19:23

Tiêu chí

đất ferralit đất phù sa đất mùn núi cao

Diện tích

chiếm 65% diện tích đất tự nhiên chiếm 24% diện tích đất tự nhiên chiếm 11% diện tích đất tự nhiên
Đặc điểm chua, ghèo mùn, nhiều sét, màu vàng, đỏ phì nhiêu, màu mỡ, ít chua, tơi xốp giàu mùn, tích tụ nhiều oxit nhôm
Phân bố

vùng đồi núi thấp, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên

vùng đồng bằng, ven biển trên núi cao
Nguyễn Thanh Bình
Xem chi tiết
︵✰Ah
18 tháng 2 2021 lúc 10:27

Nhóm này chỉ có 1 loại đất là đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit, có diện tích 15.942 ha, chiếm 3,15% diện tích tự nhiên của tỉnh, phân bố ở A Lưới (59,02%), Nam Đông (25,87%), Phú Lộc (15,10%).

Loại đất này nằm ở những nơi có độ cao tuyệt đối 900m trở lên. Ở độ cao này thì cường độ của quá trình feralit bị giảm đi. Khi độ cao tăng, thì nhiệt độ giảm và ẩm độ tăng lên đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tích lũy mùn. Phần lớn chúng được phân bố ở độ dốc từ 15 - 25°. Tầng đất dày từ 0,6 - 1,2m, thành phần cơ giới trung bình - nhẹ. Đất có hàm lượng mùn và đạm ở tầng mặt khá, nghèo lân, nhưng kali trao đổi giàu. Do nằm ở địa hình cao, dốc, nên dễ bị xói mòn, Ca2+, Mg2+ bị rửa trôi mạnh, đất có phản ứng chua, độ no bazơ thấp (50%), độ chua thủy phân cao.

Hướng sử dụng ở những nơi có độ dốc lớn thì nên trồng cây lâm nghiệp, tạo rừng đầu nguồn, những nơi thấp hơn và có địa hình thoải hoặc lượn sóng thì có thể trồng được các loại cây ăn quả, các loại rau có nguồn gốc ôn đới, các cây đặc sản như quế, hồi,... nhưng cần chú ý chống xói mòn và bảo vệ đất.

Nhóm này chỉ có 1 loại đất là đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit, có diện tích 15.942 ha, chiếm 3,15% diện tích tự nhiên của tỉnh, phân bố ở A Lưới (59,02%), Nam Đông (25,87%), Phú Lộc (15,10%).

Loại đất này nằm ở những nơi có độ cao tuyệt đối 900m trở lên. Ở độ cao này thì cường độ của quá trình feralit bị giảm đi. Khi độ cao tăng, thì nhiệt độ giảm và ẩm độ tăng lên đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tích lũy mùn. Phần lớn chúng được phân bố ở độ dốc từ 15 - 25°. Tầng đất dày từ 0,6 - 1,2m, thành phần cơ giới trung bình - nhẹ. Đất có hàm lượng mùn và đạm ở tầng mặt khá, nghèo lân, nhưng kali trao đổi giàu. Do nằm ở địa hình cao, dốc, nên dễ bị xói mòn, Ca2+, Mg2+ bị rửa trôi mạnh, đất có phản ứng chua, độ no bazơ thấp (50%), độ chua thủy phân cao.