Bài 23. Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI - XVIII

Khởi My
Xem chi tiết
Trần Ngọc Định
13 tháng 3 2017 lúc 22:30

1. Trình bày tóm tắt về tình hình kinh tế, văn hóa nước ta ở các thế kỉ XVI- XVIII

* Kinh tế

- Nông nghiệp :

+ Đàng Ngoài nông nghiệp trì trệ, vua quan không quan tâm đến ruộng đất.

+ ĐàngTrong rất phát triển, tổ chức khai hoang, cấp nông cụ,...

- Công thương nghiệp :

+ Xuất hiện nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng như gốm Bát Tràng,...

+ Chợ, phố xá mọc lên nhiều, xuất hiện thêm nhiều thành thị.

* Văn hóa

- Tôn giáo : Từ thế kỉ XVI, xuất hiện đạo Thiên Chúa giáo.

- Chữ viết : Thế kỉ XVII, chữ Quốc ngữ được ra đời.

- Văn học & Nghệ thuật :

+ Văn học; Xuất hiện nhiều tác phẩm chữ Nôm, tiêu biểu là Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ,... + Văn học dân gian có nhiều thể loại. + Nghệ thuật phát triển đa dạng như chèo tuồng, hát ả đào,...

2. Lập bảng về những cuộc khởi nghĩa lớn ở Đàng Ngoài

Trong khoảng 30 năm giữa thế kỉ XVIII, phong trào nông dân ở Đàng Ngoài bùng lên khắp các trấn đồng bằng và vùng Thanh - Nghệ.
Những cuộc khởi nghĩa lớn là khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng (1737), khởi nghĩa Lê Duy Mật (1738 - 1770), khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751), đặc biệt là khởi nghĩa Nguyễn Hữu cầu (1741 - 1751) và khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739 - 1769).


Nguyễn Hữu Cầu (còn gọi là quận He) là một thủ lĩnh kiệt xuất của phong trào nông dân đương thời. Cuộc khởi nghĩa xuất phát từ Đồ Sơn (Hải Phòng), di chuyển lên Kinh Bắc, uy hiếp kinh thành Thăng Long, rồi xuống Sơn Nam, vào Thanh Hoá, Nghệ An.
Nghĩa quân nêu khẩu hiệu "Lấy của nhà giàu chia cho người nghèo", được dân chúng nhiệt tình hưởng ứng.
Hoàng Công Chất là người đứng đầu cuộc khởi nghĩa ở vùng Sơn Nam. Sau một thời gian hoạt động ở đồng bằng, Hoàng Công Chất chuyển lên Tây Bắc. Căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa là vùng Điện Biên. Tại đây, các dân tộc Tây Bắc đã hết lòng ủng hộ Hoàng Công Chất. Ông có công bảo vệ vùng biên giới và giúp dân ổn định cuộc sống trong các bản mường.
Các cuộc khởi nghĩa trước sau đều bị thất bại, nhiều thủ lĩnh bị bắt, bị xử tử. Nhưng ý chí đấu tranh chống áp bức cường quyền của nghĩa quân đã làm cho cơ đồ họ Trịnh bị lung lay.

++++ Không chắc++++

Bình luận (1)
Trần Võ Lam Thuyên
20 tháng 3 2017 lúc 19:11

Tham khảo nha bn:

Hướng dẫn lập dàn ý

Mở bài: - Giới thiệu Phạm Duy Tốn và hiện thực đen tối của thời thực dân phong kiến mà ông từng chứng kiến.

- Giới thiệu truyện ngắn Sống chết mặc bay.

Thân bài: - Sống chết mặc bay là một thành ngữ dân gian nói về một lối sống miễn là được lợi cho mình, kẻ khác bị khố sở, thua thiệt thế nào cũng mặc.

- Thành ngữ này cũng dùng để chỉ về những biểu hiện của một thái độ ích kỉ, vô trách nhiệm.

- Phạm Duy Tốn dùng thành ngữ này đặt tên cho truyện ngắn của ông là muốn thế hiện một chủ đề trong xã hội đương thời: Những kẻ cầm quyền luôn ân chơi phè phơn, vô trách nhiệm, bỏ mặc dân lầm than điêu đứng. Do đó, nhan đề Sống chết mặc bay rất phù hợp với nội dung của truyện ngắn.

Kết bài: Khăng định lại giá trị của nhan đề trong việc góp phần làm nối bật nội dung, chủ đề và tư tưởng của văn bản.

Bài làm

Tại sao lại là "Sống chết mặc bay" mà không là bất cứ một nhan đề nào khác? Nhan đề bắt nguồn từ một câu tục ngữ nổi tiếng và rất quen thuộc của dân gian ta "Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi". Câu tục ngữ như một lời phê phán, lên án trước thái độ của những kẻ chỉ biết vun vén, lo cho lợi riêng mình trong khi đó lại thản nhiên, lãnh đạm, thờ ơ thậm chí vô lương tâm trước tính mạng của những con người mà mình phải có trách nhiệm. Nhưng tại sao tác giả lại chỉ chọn phần đầu của câu tục ngữ mà không chọn cả câu? Có lẽ một phần là bởi vì nó gây lên sự hấp dẫn, kích thích người đọc và gây ấn tượng. Cũng một phần là bởi vì chỉ có phần đầu mới phù hợp với nội dung, cốt truyện. Tuy câu tục ngữ có ý nghĩa hợp với nội dung truyện nhưng không phải hoàn toàn đúng, hoàn toàn thích hợp, nhất là phần sau "tiền thầy bỏ túi" không phù hợp với nội dung của truyện. Phạm Duy Tốn không có ý định xây dựng hình ảnh một viên quan tham. Trong truyện, nhân vật trung tâm là lão quan phụ mẫu vô trách nhiệm, thờ ơ trước sinh mạng hàng trăm, hàng ngàn người dân lành vô tội, lão chỉ quan tâm đến sự hưởng thụ của bản thân mình mà thôi. Sự lựa chọn, cách đặt nhan đề của nhà văn Phạm Duy Tốn rất độc đáo và chính xác, nó tạo nên sự kỳ thú, hấp dẫn kích thích trí tò mò người dọc, người nghe. Nó còn nâng cao thêm giá trị tác phẩm, không những thế, từ nhan đề ấy người đọc có thể khái quát được những đặc điểm nổi bật tiêu biểu của nhân vật trung tâm - tên quan phụ mẫu mà không làm mất đi tính lôi cuốn của nhan đề. Tác phẩm “Sống chết mặc bay” đã được đánh giá rất cao về nghệ thuật cũng như về nội dung. Bằng cách xây dựng nhân vật qua nhiều hình thức ngôn ngữ như tả, kể và đặc biệt là đối thoại, tác giả đã đưa ta đến với cuộc sống vinh hoa phú quý của bọn cầm quyền độc ác mà cụ thể là cuộc sống của tên quan phụ mẫu có trách nhiệm hộ đê trong truyện: Một người quan uy nghi, chễm chệ ngồi. Tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra, để cho tên người nhà quỳ ở dưới đất mà gãi. Một tên linh lệ đứng hen cầm quạt lông chốc chốc sẽ phẩy. Tên đứng khoanh tay trực hầu điếu đóm. Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng và cơ man những vật dụng quý phái sang trọng khác. Cuộc sống ấy hoàn toàn trái ngược với cuộc sống lầm than, cơ cực của nhân dân. Sung sướng vậy thì việc gì phải quan tâm ai! "Sống chết mặc bay" cần gì lo nghĩ, cần gì bận tâm cứ hưởng lạc là được rồi. Nhan đề truyện ngắn đã tích cực góp phần khắc hoạ chủ đề và làm nổi bật tính cách nhân vật. Thông qua tên quan phủ, tác giả đã lên án thái độ vô trách nhiệm, vô lương tâm bè lũ quan lại cầm quyền đồng thời tỏ ra thương xót cho tính mạng người dân bị rẻ rúng, đó cũng chính là giá trị nhân đạo của tác phẩm. "Sống chết mặc bay” là một nhan đề hay, đặc sắc, chính nó đã làm cho giá trị của tác phẩm được đề cao nhấn mạnh. Một lần nữa ta khẳng định sức hấp dẫn, lôi cuốn, thu hút của nhan đề "Sống chết mặc bay".

Chúc bn hx tốt!
Bình luận (0)
Trần Võ Lam Thuyên
20 tháng 3 2017 lúc 19:19

Xin lỗi bn nha Khởi My, mk lỡ trả lời lộn từ Văn qua Sử- cau hỏi của bn rùi. Sorry.

Bình luận (1)
Đinh Thị Mỹ Linh
Xem chi tiết
Lê Quỳnh Trang
6 tháng 3 2017 lúc 19:29

bn tham khảo đây nha, câu này đã được trả lời rồi:

ttps://hoc24.vn/hoi-dap/question/196864.html

Bình luận (0)
Hitomiko Shinya
14 tháng 3 2017 lúc 20:38

*Nhận xét:

Văn hx và nghệ thuật thời này rất fát triển. Văn hx có rất nhiều tác fẩm nổi tiếg cũg như các tác jả đx lưu dak truyền đến ngày nay. Nghệ thuật dân jan rất đa dạg và fog fú, đời sốg vươn lên mạk mẽ vs sức sốg tik thần của nhân dân ta

Bình luận (2)
tran trunh hieu
24 tháng 3 2017 lúc 16:45

Điều đó chứng tỏ văn học và nghệ thuật dân gian của nước đã phát triển

Bình luận (0)
@Nk>↑@
Xem chi tiết
Phạm Linh Phương
18 tháng 3 2018 lúc 10:25

Khi tìm hiểu nghệ thuật điêu khắc truyền thống, nhiều nhà điêu khắc, mỹ thuật Việt Nam đều thán phục sức sáng tạo của người xưa qua bức tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay (chùa Bút Tháp), và xem đó là thành quả cao của nền văn hoá nghệ thuật dân tộc. Nhưng bên cạnh đó, vẫn có không ít người chỉ nhìn bức tượng bằng con mắt của mỹ thuật hiện thực, bỏ qua những xúc cảm tôn giáo và các giá trị tâm linh, tinh thần khác. Đáng buồn hơn, người ta đã cố tình gắn vào các biểu tượng tâm linh Phật giáo những quan điểm xã hội học dung tục. Còn nhớ, cách đây không lâu, khi di tích hoàng thành Thăng Long được khai quật, các di sản Phật giáo lúc được đưa ra giới thiệu với công chúng cũng bị nhìn nhận một cách đầy biến dạng; và gần đây tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay cũng được nhìn tương tự như vậy trong bài viết “Ảo ảnh” của tác giả Phan Cẩm Thượng, đăng trên báo Thể Thao & Văn Hoá, số 104 (30-9-2005).

Trước tiên, chúng tôi điểm qua một vài nét sơ lược về mục đích và ý nghĩa của việc phát triển nghệ thuật điêu khắc Phật giáo, để nói rõ thêm về xuất xứ của tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay. Các kinh điển Đại thừa như Pháp Hoa, Địa Tạng… đều có đề cập đến công đức của việc chiêm ngưỡng, tô vẽ, đắp nặn hình tượng của các vị Phật, Bồ tát. Điều này cho thấy, nghệ thuật điêu khắc Phật giáo có thể đã ra đời và phát triển trước hoặc cùng thời với sự phát triển của Phật giáo Đại thừa. Vì vậy, ngay từ rất sớm đã xuất hiện những kinh nói về công đức rộng lớn của việc tạo tượng như: Đại thừa tạo tượng công đức kinh, Phật thuyết tạo hình tượng kinh, Phật thuyết tạo vị hình tượng phúc báo kinh… Khi tạo tượng Phật, sự thành công của nghệ nhân tuỳ thuộc vào độ kết hợp nhuần nhuyễn giữa tư tưởng, nghệ thuật và tính tôn giáo. Từ đó, gián tiếp thông qua các hình tượng Phật, Bồ tát… ứng dụng vào đời sống tu tập thực tiễn, xiển dương giáo lý, cũng như đáp ứng nhu cầu văn hoá tâm linh của những người có tín ngưỡng.

Lâu nay, nói đến hệ thống hình tượng trong nghệ thuật điêu khắc Phật giáo, các nhà nghiên cứu đã thống nhất chia ra làm các bộ: Chư Phật bộ, Bồ tát bộ, Chư Thiên bộ, Minh vương bộ, La hán bộ, Hộ pháp bộ, Thần bộ, Quỷ bộ… Trong Bồ tát bộ có 4 hình tượng tiêu biểu nhất, gọi là “Tứ Bồ tát” hay “Tứ Đại sĩ”: Văn Thù Bồ tát (biểu tượng cho Đại trí), Phổ Hiền Bồ tát (biểu tượng cho Đại hạnh), Quan Âm Bồ tát (biểu tượng cho Đại bi), Địa Tạng Bồ tát (biểu tượng cho Đại nguyện). Đặc biệt, trong Bồ tát bộ, Quan Âm được xếp thành một bộ riêng với vô số các hình tượng khác nhau.

Sự sùng bái Bồ tát Quan Âm có liên quan mật thiết đến sự phát triển của Tịnh Độ tông và Mật tông, cụ thể là tư tưởng “Tịnh Mật hợp nhất”. Chính tại thời điểm giao thoa của hai tông này mà sức sáng tạo các hình tượng Bồ tát Quan Âm ngày càng trở nên phong phú, đa dạng. Biểu tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Thế Âm Bồ tát thường được dân gian hiểu là: có nghìn mắt, nghìn tay để nhìn thấu nỗi khổ của chúng sinh và ra tay cứu giúp họ. Điều đó cũng được lý giải trên cơ sở sáu căn đều diệu dụng (lục căn diệu dụng), tức là bất cứ một căn nào trong sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) cũng có thể thay thế tác dụng của các căn còn lại, thế nên không chỉ dùng mắt quán âm thanh mà còn có thể quán sắc, quán hương, quán vị, quán xúc, quán pháp.

Mật tông tập trung chủ yếu vào biểu tượng Đại Nhật Như Lai, nên các thần chú, hình tượng, pháp khí, nghi lễ đều có những quy định nghiêm ngặt và được thể hiện dưới hình thức vô cùng phức tạp, khác lạ… Vì vậy, các hình tượng Phật, Bồ tát trong Mật tông thường được biểu trưng bằng những uy lực vô biên. Nói đến hình tượng Bồ tát trong Mật tông là nói đến sáu vị Quan Âm tiêu biểu: Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm, Thánh Quan Âm, Mã Đầu Quan Âm, Thập Nhất Diện Quan Âm, Chuẩn Đề Quan Âm và Như Ý Luân Quan Âm.

Trong kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni của Mật tông có nói: “Trong vô lượng ức kiếp thời quá khứ, Bồ tát Quan Thế Âm nghe Đức Thiên Quang Vương Tĩnh Chú Như Lai nói thần chú Đại Bi Tâm Đà La Ni bèn phát nguyện làm lợi ích, an lạc tất cả chúng sinh. Liền khi ấy, trên người mọc ra một nghìn con mắt và một nghìn bàn tay”. Con số 1.000 biểu trưng cho sự viên mãn, nên tượng được tạo với đủ 1.000 mắt, 1.000 tay (gồm 40 tay lớn và 960 tay nhỏ, trong mỗi tay đều có mắt), có nơi tạo tượng với 40 tay lớn, hoặc 42 tay lớn (có 2 tay chắp, 2 tay đặt trong tư thế thiền định). Nghệ nhân ở các nước Phật giáo theo truyền thống Đại thừa thường tạo tượng theo mẫu thức 40 tay lớn, bởi con số 40 ứng với 25 hữu (25 quốc độ của chúng sinh trong tam giới – 25×40=1.000) (*)

Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm ở Việt Nam cũng giống như một số tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm- Trung Quốc: có 42 tay lớn và rất nhiều tay nhỏ, mỗi tay đều có mắt. Nhìn chung, trong 42 tay lớn, có 2 tay chắp, 2 tay đặt trong tư thế thiền định, các tay còn lại được chia đều ra hai bên. Có nơi tạo tượng với 40 tay lớn, hầu hết các tay đều cầm pháp khí, trông rất uy lực. Tuy nhiên, sự độc đáo trong điêu khắc của tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay chùa Bút Tháp là sự kết hợp của hai biểu tượng Quan Âm (Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm và Thập Nhất Diện Quan Âm). Riêng Thập Nhất Diện Quan Âm, tuỳ theo lối điêu khắc của mỗi nước mà có những biểu hiện khác nhau, bởi 11 khuôn mặt (kể cả ba khuôn mặt chính) và 1 tượng Phật A Di Đà ngồi trên đỉnh, được xếp theo 5 tầng. Ba khuôn mặt chính phải thể hiện được đầy đủ nét từ bi của ngài Quan Thế Âm, còn 3 tầng trên tuỳ theo từng nơi mà các khuôn mặt ấy có những biểu hiện khác nhau: trang nghiêm, dũng mãnh, uy hùng, đượm buồn… Nhưng kết hợp lại, các khuôn mặt, tay, mắt, pháp khí cũng như thế ngồi (hàng ma) tạo thành một tổng thể pháp lực, với những công năng diệu dụng phá tan ba chướng (nghiệp chướng, báo chướng, phiền não chướng). Thế nên, trong 6 vị Quan Âm của Mật tông thì Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm biểu trưng cho pháp lực phá tan ba chướng ở Địa ngục đạo; Thánh Quan Âm phá ba chướng ở Ngạ quỷ đạo; Mã Đầu Quan Âm phá ba chướng ở Súc sinh đạo; Thập Nhất Diện Quan Âm phá ba chướng ở A tu la đạo; Chuẩn Chi Quan Âm phá ba chướng ở Nhân đạo; Như Ý Luân Quan Âm phá ba chướng ở Thiên đạo. Tương tự như vậy, trong Ma Ha Chỉ Quán của Thiên Thai Tông cũng nói đến các danh xưng Quan Âm với những công năng tiêu trừ ba chướng như: Đại Bi Quan Âm phá ba chướng ở Địa ngục đạo; Đại Từ Quan Âm phá ba chướng ở Ngạ quỷ đạo; Sư Tử Vô Uý Quan Âm phá ba chướng ở Súc sinh đạo; Đại Quang Phổ Chiếu Quan Âm phá ba chướng ở A tu la đạo; Thiên Nhân Trượng Phu Quan Âm phá ba chướng ở Nhân đạo; Đại Phạm Thâm Viễn Quan Âm phá ba chướng ở Thiên đạo…

Hình tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay, qua phân tích dưới khía cạnh “lục căn diệu dụng”, còn có ý nghĩa là tri-hành hợp nhất (nghĩa là có bao nhiêu bàn tay là có bấy nhiêu con mắt; có biết là có làm, có làm là có biết). Nếu có 100 tay nhưng tới 1.000 mắt thì chỉ là biểu hiện cho việc biết nhiều làm ít, không lợi ích gì cho chúng sinh. Ngược lại, nếu có 1.000 tay nhưng chỉ 100 mắt thì làm nhiều, làm một cách nhiệt tình, nhưng do không biết đầy đủ nên đem lại tổn hại cho chúng sinh. Chính vì thế, hình tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay của người Việt không phải là ảo ảnh, ảo tượng phi lý của nhân dân (như có người đã lầm tưởng), mà đó chính là hiện thực sinh động nhất của con đường Bồ tát đạo. Nếu đi đúng con đường ấy thì khả năng làm lợi ích an lạc cho chúng sinh là rất lớn.

Như vậy, sự hợp nhất giữa hình tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm và Thập Nhất Diện Quan Âm (trong công năng tiêu trừ ba chướng) đã thể hiện đầy đủ sức sáng tạo văn hoá tinh tế của dân tộc Việt. Địa ngục là cảnh khổ nhất nên rất cần đến lòng đại từ của Bồ tát Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm. Cảnh giới của A tu la là cảnh chiến tranh đầy thù hằn và nghi kỵ nên rất cần đến lòng đại bi của Bồ tát Thập Nhất Diện Quan Âm. Hai cảnh khổ đau được miêu tả này có nhiều tương đồng với tình trạng khủng hoảng các giá trị nhân đạo, nhân văn thời Nam-Bắc phân tranh (thế kỷ XVI-XVII), nên tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ra đời trong hoàn cảnh đó không chỉ đánh dấu bước ngoặt đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc mà còn là khát vọng hoà bình, hạnh phúc của nhân dân.

Hiện tại, chúng ta đang phải sống trong tình trạng có quá nhiều những lý thuyết hay ho nhưng những bài học cơ bản làm người (không giết người, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối, không sử dụng các chất gây nghiện, gây say) vẫn bị bỏ quên; có quá nhiều lời hứa lớn nhưng thực hiện nhỏ; có quá nhiều quyết tâm nhưng không có uy lực, can đảm…, nên các tệ nạn xã hội, nạn tham nhũng, lãng phí… mới khiến cho chúng ta tưởng chừng như đang bị quay cuồng trong ảo ảnh, trong khi xã hội vẫn luôn tồn tại những giải pháp thiết thực. Một bài học đầy tình người nhưng rất trí tuệ được bàn tay của các nghệ nhân dân gian xưa gửi gắm qua hình tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay, trải qua nhiều thế kỷ thăng trầm của dân tộc vẫn còn nguyên giá trị, và giá trị đó chỉ được mặc nhiên thừa nhận khi người ta ý thức rõ rằng: “biết và làm” (tri và hành) là thiết thực hơn “nói và làm”, và lợi ích hơn “nói mà không làm”…

Bình luận (1)
shinda akiraki
Xem chi tiết
Phạm Linh Phương
16 tháng 3 2018 lúc 21:31

1)

Cường hào đem cầm bán ruộng công đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nông dân:

Ruộng đất bỏ hoang. Mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập. Nghiêm trọng nhất là vùng Sơn Nam (Hà Đông, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hưng Yên...) và vùng Thanh - Nghệ. Nông dân phải bỏ làng phiêu bạt đi nơi khác.

2)

Phủ Gia Định gồm hai dinh : dinh Trấn Biên (Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước) và dinh Phiên Trấn (Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tây Ninh).

3)Đề bài nói chưa rõ

4) Ở Đàng Trong : Các chúa Nguyễn tổ chức dân đi khai hoang, cấp lương thực, nông cụ, thành lập làng ấp mới khắp vùng Thuận Quảng. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh đi kinh lí phía nam đã đặt phủ Gia Định. Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên thuận lợi, nền nông nghiệp phát triển nhanh, nhất là vùng đổng bằng sông Cửu Long.

5)

Ở nước ta thời xa xưa đến nay vẫn còn tồn tại nhiều làng nghề thủ công có tiếng. Ta có thể kể đến một số cái tên như:

Làng gốm Bát Tràng (Hà Nội) Làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang) Làng rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An) Hàng Thêu ở Thừa Thiên Huế Lụa tơ tằm ở Hội An – Quảng Nam. Làng dệt lụa tơ tằm Vạn Phúc (Hà Đông – Hà Tây)…

7)

Trả lời:

Hội An là thành phố cảng lớn nhất ở Đàng Trong. Các hàng hoá từ Quảng Nam, Bình Khang, Diên Khánh... đều theo đường thuỷ, đường bộ tập trung về Hội An.

Bình luận (0)
nguyễn đỗ trung tín
Xem chi tiết
Lộc Khánh Vi
13 tháng 3 2017 lúc 12:53

Trên lược đồ:

-Từ vùng Thanh Hóa lên phía Bắc là Bắc triều, từ vùng Thanh Hóa trở xuống là Nam triều.

-Sông Gianh là ranh giới chia cắt hai đàng, Đàng Ngoài từ sông Gianh trở ra, Đàng Trong từ sông Gianh trở vào.

Bình luận (2)
Trần Thanh Nguyên
Xem chi tiết
Bùi Khánh Thi
19 tháng 3 2017 lúc 21:02

+Ở đàngẩTong: các chúa Nguyễn đẩy mạnh khai thác vùng Thuận- Quảng để củng cố cơ sở cát cứ. Chính quyền tổ chức di dân khai hoang cung cấp cung cụ, lương ăn, lập thành làng, ấp tổ chức các hải đội xác lập vùng Hoàng Sa và Trường Sa

+Đàng trong phát triển : là do điều kiện phát triển và chính sách khai hoang của Chúa Nguyễn và điều kiện tự nhiên thuận lợi

Bình luận (0)
Trần Thanh Nguyên
Xem chi tiết
Đặng Châu Anh
19 tháng 3 2017 lúc 20:46

1)

Trong nhân dân, các nghề thủ công cổ truyền như làm gốm sứ, dệt vải lụa, làm giấy, làm đồ trang sức, rèn sắt, đúc đồng... ngày càng phát triển và đạt trình độ cao.

Nhiều nghề thủ công mới xuất hiện như nghề khắc in bản gỗ, nghề làm đường trắng, nghề làm đông hồ, làm tranh sơn mài.

Số làng nghề như dệt lụa, lĩnh các loại, làm giấy, làm gốm sứ, nhuộm vải, đúc đồng v.v... tăng lên ngày càng nhiều.

Ở các làng này, cư dân vẫn làm ruộng, tuy nhiên, một số thợ giỏi đã họp nhau rời làng ra các đô thị, lập phường vừa sản xuất vừa bán hàng.

Ngành khai mỏ trở thành một ngành kinh tế phát triển ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài.

Ở Đàng Ngoài, một số người Hoa đã sang xin thầu khai thác một số mỏ, sử dụng nhân công người Hoa. Nhân đó, một số nhà giàu người Việt cũng xin thầu. Lượng kim loại được bán

ra thị trường hoặc phục vụ nhà nước ngày càng lớn.

2)

-Nguyên nhân phát triển:

+ Do chính sách mở cửa củachính quyền Trịnh, Nguyễn.

+ Do phát kiến địa lý tạo điều kiện giao lưu Đông-Tây thuận lợi. Chứng tỏ rằng: Sự phát triển của các ngành thủ công đã tạo ra số lượng sản phẩm lớn, phong phú, đa dạng.
Bình luận (1)
Sakura HeartPrincess
19 tháng 3 2017 lúc 21:41

Ý 1:

* Thủ công nghiệp:

- Rất phát triển

- Xuất hiện thêm nhiều làng nghề mới. Nổi tiếng nhất là gốm Bát Tràng và mía đường Quảng Nam.

* Thương nghiệp:

- Hoạt động buôn bán trong và ngoài nước rất phát triển.

- Xuất hiện thêm một số đô thị như Phố Hiến (Hưng Yên), Hội An (Quảng Nam),......

- Hoạt động buôn bán với người nước ngoài diễn ra chủ yếu ở biên giới và hải cảng.

- Các chúa đều thi hành chính sách hạn chế về ngoại thương.

Bình luận (1)
trần trịnh ngọc giàu
23 tháng 2 2018 lúc 15:35

phát tiền

Bình luận (0)
Nguyễn Phạm Vân Ánh
Xem chi tiết
phuc le
24 tháng 3 2017 lúc 20:11

I. TƯ TƯỞNG TÔN GIÁO
- Thế kỷ XVI - XVIII Nho giáo từng bước suy thoái, trật tự phong kiến bị đảo lộn.
- Phật giáo có điều kiện khôi phục lại, nhưng không phát triển mạnh như thời kỳ Lý - Trần.
- Kiến trúc Phật giáo như: Chùa Thiên Mụ (Huế), Phật bà Quan âm nghìn tay nghìn mắt, các tượng La Hán chùa Tây Phương (Hà Tây)....
- Nhiều vị chúa quan tâm cho sửa sang chùa chiền, đúc đồng, tô tượng.
- Thế kỷ XVI - XVIII đạo Thiên chúa được truyền bá ngày càng rộng rãi.
- Tín ngưỡng truyền thống phát huy: thờ cúng tổ tiên, thần linh, anh hùng hào kiệt.
- Đời sống tín ngưỡng ngày càng phong phú.

II. PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ VĂN HỌC
1. Giáo dục
Trong tình hình chính trị không ổn định, giáo dục Nho học vẫn tiếp tục phát triển.
+ Giáo dục ở Đàng Ngoài vẫn như cũ nhưng sa sút dần về số lượng.
+ Đàng Trong: 1646 chúa Nguyễn tổ chức khoa thi đầu tiên.
+ Thời Quang Trung: đưa chữ Nôm thành chữ viết chính thống.

Nhận xét
+ Giáo dục tiếp tục phát triển nhưng chất lượng giảm sút.
+ Nội dung giáo dục vẫn là Nho học, SGK vẫn là Tứ Thư, Ngũ Kinh. Các nội dung khoa học không được chú ý, vì vậy giáo dục không góp phần tích cực để phát triển nền kinh tế thậm chí còn kiềm hãm sự phát triển kinh tế.
2. Văn học
- Nho giáo suy thoái. Văn học chữ Hán giảm sút so với giai đoạn trước.
- Văn học chữ Nôm phát triển mạnh những nhà thơ nổi tiếng như: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ, Phùng Khắc Khoan…..
- Bên cạnh dòng văn học chính thống, dòng văn học trong nhân dân nở rộ với các thể loại phong phú: ca dao, tục ngữ, lục bát, truyện cười, truyện dân gian... mang đậm tính dân tộc và dân gian.
- Thể hiện tinh thần dân tộc của nguyên nhân Việt. Người Việt đã cải biến chữ Hán thành chữ Nôm để viết văn, làm thơ...
* Điểm mới trong văn học thế kỷ XVI - XVIII:
+ Văn học dân gian rất phát triển trong khi văn học chữ Hán suy giảm.
+ Phản ánh thực tế Nho giáo ngày càng mất uy tín đồng thời chứng tỏ cuộc sống tinh thần của nhân dân được đề cao góp phần làm cho văn học thêm phong phú, đa dạng
+ Thế kỷ XVIII chữ Quốc ngữ xuất hiện nhưng chưa phổ biến.

II. NGHỆ THUẬT VÀ KHOA HỌC - KỸ THUẬT
* Kiến trúc điêu khắc không phát triển như giai đoạn trước. (các vị La Hán chùa Tây Phương, chùa Thiên Mụ, tượng Quan âm nghìn mắt nghìn tay).

Nghệ thuật dân gian hình thành và phát triển phản ánh đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Đồng thời mang đậm tính địa phương.
Nghệ thuật dân gian phát triển mạnh phản ánh truyền thống cần cù, lạc quan của nhân dân lao động, là vũ khí lên án sự áp bức bóc lột , bất công trong xã hội đương thời.
* Nghệ thuật sân khấu: quan họ, hát giặm, hò, vè, lý, si, lượn…
* Khoa học - kỹ thuật:
- Sử học: Ô châu cận lục, Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Đại Việt sử ký tiền biên, Thiên Nam ngữ lục.
- Địa lý: Thiên nam tứ chi lộ đồ thư.
- Quân sự: Khổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ.
- Triết học có Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn.
- Y học có Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác .
- Kỹ thuật: đúc súng đại bác theo kiểu phương Tây, đóng thuyền chiến, xây thành luỹ.

Bình luận (0)
Khanh Linh Nguyen Tran
Xem chi tiết
Phương Thảo
4 tháng 3 2017 lúc 21:41

Chùa : Bà Bụt , Phổ Nghiêm , Đại Tuệ , Cần Linh .

Đền thờ :

- Đền thờ Ông Hoàng Mười / Ông là con của Vua Cha Bát Hải Động Đình, vốn là thiên quan trên Đế Đình, thần tiên trong chốn Đào Nguyên. Theo lệnh ông giáng trần để giúp dân phù đời. Ông Hoàng Mười là một tướng giỏi dưới thời Vua Lê Thái Tổ đã có công giúp vua dẹp giặc Minh, sau được giao cho trấn giữ đất Nghệ An, Hà Tĩnh. Tại đây ông luôn một lòng chăm lo đến đời sống của nhân dân.

- Đền Cờn / Đền thờ Tứ vị Thánh Nương hiển linh phù trợ, nhà Vua đã đánh thắng giặc. Từ đó về sau, người dân vùng biển mỗi khi ra khơi, nếu thành tâm vào Đền cầu khấn thì đều được bình an.

- Đền Quả Sơn / Đền Quả Sơn là nơi thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang và các vị thần khác. Thần Uy Minh Vương Lý Nhật Quang đã được các nhà sử học đề cao, được xếp là một trong 9 vị danh nhân của đất nước Đại Việt.

- Đền Bạch Mã / Đền Bạch Mã là nơi thờ danh tướng Phan Đà - một vị tướng trẻ tài ba đã có công lao to lớn giúp Lê Lợi đánh thắng giặc Minh xâm lược trong những năm đầu thế kỉ XV. Theo sử cũ, thần Phan Đà đã nhiều lần linh ứng cứu giúp nhân dân tai qua nạn khỏi trong đợt dịch bệnh, phù trợ các triều đại phong kiến đánh thắng kẻ thù.

- Đền Cuông / Đền Cuông là ngôi đền thiêng thờ Thục An Dương Vương / Là một vị vua đã lập nên đất nước Âu Lạc và cũng là vị vua duy nhất cai trị nhà nước này

- Đền Hồng Sơn / Đây là nơi thờ tự của nhiều vị thần linh thiêng như: Vua Hùng, Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Quan Hoàng Mười, Đức Thánh Trần (Trần Hưng Đạo), Quan Thánh Đế Quân…

Lễ hội :

- Hội đền Cờn

- Hội đền Quả Sơn

- Hội Hậu Luật

- Hội Hang Bua

- Hội Quỳnh

- Hội Thanh Đàm (rước hến)

- Hội Trằm

- Lễ hội đền Cuông

- Lễ hội đền Nguyễn Sư Hồi

Bình luận (0)
Lê Nguyên Hương
Xem chi tiết
Phạm Linh Phương
12 tháng 3 2018 lúc 20:36

Ở thế kỉ XVII, xuất hiện thêm nhiều làng thủ công (dệt vải lụa, gốm, rèn sắt, đúc đồng, dệt chiếu, làm giấy, khắc bản in...). Nhiều làng thủ công nổi tiếng như gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), làng dệt La Khê (Hà Nội), rèn sắt ở Nho Lâm (Nghệ An), Hiền Lương, Phú Bài (Thừa Thiên Huê”) ; các làng làm đường mía ở Quảng Nam...
Gốm Bát Tràng rất được ưa chuộng, nên có câu :
"ước gì anh lấy được nàng,
Để anh mua gạch Bát Tràng về xâỵ

Nhiều lái buôn phương Tây khen đường của nước ta "tốt nhất trong khu vực", "là mặt hàng bán rất chạy, đường rất trắng và mịn hạt, đường phèn thì tinh khiết, trong suốt".
Nghề thủ công phát triển thì việc buôn bán cũng được mở rộng. Các huyện vùng đồng bằng và ven biển đều có chợ và phố xá. Thời kì này cũng xuất hiện thêm một số đô thị. Ngoài Thăng Long (Kẻ Chợ) với 36 phố phường, ở Đàng Ngoài có Phố Hiến (Hưng Yên). Bấy giờ có câu : "Thứ nhất Kinh Kì, thứ nhì Phố Hiến", ở Đàng Trong có Thanh Hà (Thừa Thiên Huê), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh).
Trong thế kỉ XVII, nhiều thương nhân châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Đông Nam Á) và châu Âu (Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp) đến Phố Hiến, Hội An buôn bán tấp nập. Họ mở cửa hàng bán len dạ, đồ pha lê... và mua tơ tằm, đường, trầm hương, ngà voi...
Chúa Trịnh, chúa Nguyễn cho họ vào buôn bán để nhờ họ mua vũ khí. Nhưng về sau, các chúa thi hành chính sách hạn chế ngoại thương. Do vậy, ở nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị suy tàn dần.

Bình luận (0)