Bài 22. Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỉ XVI - XVIII)

Phạm Mỹ Linh
Xem chi tiết
Lê Thị Hà Trang
5 tháng 3 2017 lúc 13:56

Trong khi nông nghiệp ở Đàng ngoài bị ngưng trệ thì ở Đàng trong lại có phần phát triển vì:

+ Ở Đàng Ngoài, chiến tranh liên miên, nhà nước Lê - Trịnh ít quan tâm đến nông nghiệp, ruộng đất. Kết quả là thiên tai, mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra, ruộng đất bị bỏ hoang hoặc bị bọn cường hào chấp chiếm. Chế độ tô thuế binh dịch nặng nệ. Quan lại tham ô hoành hành.

+ Ở Đàng Trong, cư dân thưa thớt, chính quyền một mặt lo chiến tranh, một mặt khuyến khích dân khai hoang mở ruộng, phát triển sản xuất, điều kiện đất đai thuận lời, tạo điều kiện cho năng xuất lúa cao.

Bình luận (1)
Nguyễn Huy Hưng
4 tháng 5 2018 lúc 15:33

Trong khi nông nghiệp ở Đàng ngoài bị ngưng trệ thì ở Đàng trong lại có phần phát triển vì:

+ Ở Đàng Ngoài, chiến tranh liên miên, nhà nước Lê - Trịnh ít quan tâm đến nông nghiệp, ruộng đất. Kết quả là thiên tai, mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra, ruộng đất bị bỏ hoang hoặc bị bọn cường hào chấp chiếm. Chế độ tô thuế binh dịch nặng nệ. Quan lại tham ô hoành hành.

+ Ở Đàng Trong, cư dân thưa thớt, chính quyền một mặt lo chiến tranh, một mặt khuyến khích dân khai hoang mở ruộng, phát triển sản xuất, điều kiện đất đai thuận lời, tạo điều kiện cho năng xuất lúa cao.

Tick nhaeoeo

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Bích Chi
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
8 tháng 3 2017 lúc 1:51

2. nguyên nhân :

Không chấp nhận chính quyền của họ Mạc, một số quan lại cũ của nhà Lê, đứng đầu là Nguyễn Kim, đã họp quân, nêu danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc”, nổi dậy ở vùng Thanh Hoá. Một nhà nước mới được thành lập ở đây, sử cũ gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều của nhà Mạc. Chiến tranh Nam - Bắc triều bùng nổ, kéo dài cho đến cuối thế kỉ XVI. Triều Mạc bị lật đổ. Đất nước bước đầu được thống nhất lại. Nhưng không lâu sau, hình thành một thế lực căn cứ ở mạn Nam — thế lực phong kiến họ Nguyễn.

Năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm được cử lên thay, nắm toàn bộ binh quyền. Người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng xin được vào trấn thủ đất Thuận Hoá. Đất Thuận Hoá trở thành nơi dấy nghiệp của họ Nguyễn.

Năm 1627, cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ, kéo dài đến cuối năm 1672. Không phân được thắng bại, hai bên giảng hoà, lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm giới tuyến, chia đất nước làm hai : Đàng Ngoài và Đàng Trong, với hai chính quyền riêng biệt.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
8 tháng 3 2017 lúc 1:52

5.

vì :

*Đàng Ngoài (Bắc Hà ) sa sút , nhân dân đói khổ.

*Đàng Trong ( Nam Hà) : còn đang phát triển:

-Đất đai màu mỡ khí hậu thuận lợi , nhà nước tổ chức khai hoang nên diện tích canh tác mở rộng, làng xóm mọc lên đông đúc, nhiều trấn mới thành lập như Trấn Biên và Phiên Trấn.

-1698 Nguyễn Hữu Cảnh đặt phủ Gia Định gồm 2 dinh Trấn Biên ( Đồng Nai,Bà Rịa, Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước) và Dinh Phiên Trấn ( tp Hồ Chí Minh, Long An , Tây Ninh)

-Hình thành giai cấp địa chủ mới, chiếm đoạt ruộng đất nhưng chưa có phong trào nông dân do nông nghiệp còn đang phát triển.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
8 tháng 3 2017 lúc 1:52

6.

* Thủ công nghiệp:

+Thế kỷ XVII xuất hiện nhiều làng thủ công như :

-Dệt La Khê, Long Phượng.

-Gốm ở Bát Tràng, Thổ Hà.

-Rèn sắt Nho Lâm, Hiền Lương.

-Làng làm đường mía ở Quảng Nam.

*Thương nghiệp: buôn bán được mở rộng có chợ phiên, phố nhỏ, thị tứ , chợ làng, đô thị

*Thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển và phồn thịnh .

Bình luận (0)
Phạm Hải Yến
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu
6 tháng 5 2017 lúc 21:28

1. -Đầu thế kỷ XVI, nhà Lê bắt đầu suy thoái

-Vua quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng lâu đài cung điện tốn kém

-Nội bộ triều Lê ''chia bè kéo cánh'', tranh giành quyền lực

-Khi triều đình rối loạn, quan lại ở địa phương ''cậy quyền thế ức hiếp dân, vật dụng trong dân gian cướp lấy đến hết", "dùng của như bùn đất..., coi dân như cỏ rác"

-Đời sống nhân dân khốn cùng

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thu
6 tháng 5 2017 lúc 22:12

2. a Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn

* Hạ thành Quy Nhơn :

-tháng 9 năm 1773, nghĩa quân hạ thành Quy Nhơn

-Giữa năm 1774, địa bàn kiểm soát của nghĩa quân được mở rộng từ Quảng Nam đến Bình Thuận

* Hòa hoãn với quân Trịnh:

-Biết tin Tây Sơn nổi dậy, chúa Trịnh ở Đàng Ngoài phái mấy vạn quân vào đánh chiếm Phú xuân (Huế)

-Chúa Nguyễn đánh lại không nổi, vượt biển vào Gia Định

-Nghĩa quân Tây Sơn ở vào thế bất lợi : phía bắc có quân Trịnh, phía nam có quân Nguyễn

-Nguyễn Nhạc phải tạm hòa hãn với quân Trịnh để dồn sức đánh Nguyễn

* tiêu diệt quân Nguyễn:Năm 1777, nghĩa quân Tây Sơn lật đổ chính quyề họ Nguyễn

b Đánh tan quân xâm lược Xiêm

- Sau nhiều lần thất bại, Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêm

-Cuối tháng 7-năm 1784, quân Xiêm tiến vào Gia Định: 2 vạn quân thủy đổ bộ lên Rạch Giá(Kiên Giang), 3 vạn quân bộ xuyên qua Chân Lạp tiến vào Cần Thơ

-cuối năm 1784, quân Xiêm chiếm hết miền Tây Gia Định

-tháng 1 năm 1785, Nguyễn Huệ tiến quân vào Gia Định và chọn Rạch Gầm-Xoài Mút làm trận quyết chiến

-Ngày 19 tháng 1 năm 1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử địch vào trận mai phục

-Thủy binh ta từ Rạch gầm, Xoài Mút và cù lao Thới Sơn đồng loạt xông thẳng vào đội hình địch đang xuôi theo dòng nước

-Bị tấn công bất ngờ và mãnh liệt, chiếc thuyền quân Xiêm tan tác hoặc bị đốt cháy

-Binh lính Xiêm bị tiêu diệt gần hết, chỉ còn vài nghìn tên sống sót theo đường bộ chạy về nước

còn Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh , đánh tan quân Thanh nữa bn ơi

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thuỳ Dung
Xem chi tiết
༺Kyubi ༒ Kami༻
10 tháng 5 2018 lúc 17:38

- CÂU 1:

*Nông nghiệp:

Đàng ngoài:

+ Thời Mạc Đăng Doanh no đủ, được mùa

+ Khi chiến tranh diễn ra: nông nghiệp bị mất mùa, đói kém, sa sút nghiêm trọng, nhân dân đói khổ, phiêu tán

*Nguyên nhân:

+ chính quyền ko quan tâm đến sản xuất nông nghiệp

+ do chiến tranh kéo dài --> nông nghiệp bị phá hoại

- Đàng trong:

+ Nông nghiệp phát triển rõ rệt, hình thành tầng lớp địa chủ mới.

+ Đầu thế kỉ XVIII, cuộc sống nhân dân bắt đầu bần cùng nhưng ko nghiêm trọng như Đàng ngoài.

*Nguyên nhân:

+ Các chúa Nguyễn có nhiều chính sách khai hoang lập làng

+ Năm 1698, lập phủ Gia Định (Nguyễn Hữu Cảnh), lập ra nhiều làng, xóm mới.

+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nông nghiệp.

* Thủ công nghiệp:

- Thế kỉ XVII, xuất hiện nhiều làng thủ công, trong đó có nhiều làng thủ công nổi tiếng: dệt La Khê, gốm Thổ Hà, Bát Tràng, rèn sắt Nho Lâm

* Thương nghiệp:

- Buôn bán phát triển

- Xuất hiện nhiều chợ, phố xá đô thị : ngoài Thăng Long còn có phố Hiến, Thanh Hà , Hội An, Gia Định.

- Về sau hạn chế về ngoại thương

Các cuộc chiên tranh PK: Chiến tranh Nam Triều - Bắc Triều, chiến tranh Trịnh - Nguyễn

Hậu quả: Đất nước bị chia cắt, nhân dân bị đói khổ, li tán.

- CÂU 2:

- Ý một: Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh, năm 1424, Lê Lợi tiến quân vào xứ Nghệ, lập đại bản doanh ở đây trong bốn năm. Nhà Lê năm 1428 lập đạo Hải Tây, sau đặt làm Nghệ An thừa tuyên. Năm 1490 đổi làm xứ: Xứ Nghệ. Trong thời kỳ Nội chiến Lê Mạc, Nghệ An là địa bàn tranh giành ác liệt giữa nhà Mạc và nhà Lê. Nhà Mạc thường xuyên dùng thủy quân tiến công bọc hậu vào địa bàn Thanh Hóa của các vua Lê. Năm 1535, Mạc Đăng Lượng và em Mạc Đăng Hào đưa hơn một vạn quân vào trấn thủ đất Hoan Châu.

- Ý hai: ko biết ^-^

CHÚC BẠN HỌC TỐT! ok( Mk đoán bạn là dân Nghệ An - vùng đất xuất sứ của những nhân tài)

Bình luận (0)
Nguyễn Nguyệt Hà
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu
13 tháng 3 2017 lúc 19:02

1.Trên lược đồ:

-Từ vùng Thanh Hóa lên phía Bắc là Bắc triều

-Từ vùng Thanh Hóa trở xuống là Nam triều

-Từ sông Gianh trở ra gọi là Đàng Ngoài

- ______________ vào gọi là Đàng Trong

2.*cuộc cht N-B triều

-N2:Do mâu thuẫn gay gắt giữa nhà Lê (N triều-1533) vs nhà Mạc (B triều-1527)

-> Cht N-B triều bùng nổ

-Hậu quả: Gây tổn thất lớn về người và của -> Là cuộc cht phi ng

*Cht T-Ng:

-N2: 1545, Ng Kim chết, T Kiểm là rể lên thay nắm binh quyền.Con thứ của Ng Kim là Ng Hoàng vào trấn thủ ở Thuận Hóa, Quảng N -> Cht T-Ng bùng nổ

-Hậu quả: +Chia cắt đất nc thành Đàng Trong, Đàng Ngoài

+Gây nhiều đau thương, tổn hại cho dân tộc

3.-Ko

-vì: +Cht gây nhiều tổn thất lớn về người và của

+Cht sẽ chia cắt đất nc

+_____ gây nhiều đau thương và tổn hại cho dân tộc

Bình luận (7)
Bình Trần Thị
9 tháng 3 2017 lúc 18:43

2. nguyên nhân :

Không chấp nhận chính quyền của họ Mạc, một số quan lại cũ của nhà Lê, đứng đầu là Nguyễn Kim, đã họp quân, nêu danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc”, nổi dậy ở vùng Thanh Hoá. Một nhà nước mới được thành lập ở đây, sử cũ gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều của nhà Mạc. Chiến tranh Nam - Bắc triều bùng nổ, kéo dài cho đến cuối thế kỉ XVI. Triều Mạc bị lật đổ. Đất nước bước đầu được thống nhất lại. Nhưng không lâu sau, hình thành một thế lực căn cứ ở mạn Nam — thế lực phong kiến họ Nguyễn.

Năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm được cử lên thay, nắm toàn bộ binh quyền. Người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng xin được vào trấn thủ đất Thuận Hoá. Đất Thuận Hoá trở thành nơi dấy nghiệp của họ Nguyễn.

Năm 1627, cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ, kéo dài đến cuối năm 1672. Không phân được thắng bại, hai bên giảng hoà, lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm giới tuyến, chia đất nước làm hai : Đàng Ngoài và Đàng Trong, với hai chính quyền riêng biệt.

Bình luận (1)
Huyền Trang
Xem chi tiết
Thảo Phương
20 tháng 4 2018 lúc 21:18

*Sự chia cắt Đàng Trong Đàng Ngoài:Ngay từ khi cuộc chiến Nam - Bắc triều còn đang tiếp diễn thì nội bộ Nam triều đã nảy sinh mầm mống của sự chia rẽ. Trịnh Kiểm thâu tóm trong tay mình mọi quyền hành và loại bỏ dần sự ảnh hưởng của họ Nguyễn. Để tránh âm mưu bị ám hại của họ Trịnh, Nguyễn Hoàng – con trai của Nguyễn Kim, đã tìm mọi cách để được vào trấn thủ ở Thuận Hoá.

Thuận Hoá (vùng đất phía nam đèo Ngang đến đèo Hải Vân) vốn là đất cũ của Cham-pa, tuy đã được sát nhập vào Đại Việt từ lâu, nhưng đến lúc này dân cư vẫn rất thưa thớt, kinh tế kém phát triển. Để thu hút nhiều người đến Thuận Hoá làm ăn sinh sống, Nguyễn Hoàng thi hành một chế độ cai trị khoan hoà, khuyến khích sản xuất. Sau hơn 10 năm làm Trấn thủ Thuận Hoá, đến năm 1570, Nguyễn Hoàng được giao kiêm lĩnh Trấn thủ cả xứ Quảng Nam (vùng đất từ đèo Hải Vân đến đèo Cù Mông).


Họ Nguyễn vừa lo phát triển kinh tế, vừa lo củng cố quyền thống trị để thoát li dần sự lệ thuộc và trở thành một lực lượng đối địch với họ Trịnh. Dần dần, khu vực Thuận - Quảng trở thành vùng đất của tập đoàn phong kiến Nguyễn.

Chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ. Trong vòng 45 năm (từ năm 1627 đến năm 1672), hai họ Trịnh - Nguyễn đánh nhau bảy lần với những trận chiến ác liệt, có khi kéo dài năm này qua năm khác. Cuộc chiến tranh đã làm hao tổn sức người, sức của của nhân dân, triệt phá đồng ruộng, xóm làng. Cuộc chiến tranh cũng dẫn đến việc chia đôi lãnh thổ của nước Đại Việt thống nhất thành giang sơn riêng của hai dòng họ.

Vùng đất từ sông Gianh, luỹ Thầy (Quảng Bình) trở ra Bắc nằm dưới quyền cai trị của chính quyền Lê - Trịnh gọi là Đàng Ngoài. Họ Trịnh xưng vương, lập phủ Chúa, tuy vẫn duy trì triều đình vua Lê, nhưng trên thực tế đã thâu tóm mọi quyền hành trong tay, biến vua Lê thành bù nhìn.

Vùng Thuận - Quảng ở phía nam, được gọi là Đàng Trong, của chính quyền họ Nguyễn. Chúa Nguyễn cũng tự xưng vương, lập phủ Chúa, cải tổ cơ cấu chính quyền theo quy cách một triều đình đế vương, bắt nhân dân phải thay đổi cách ăn mặc và phong tục tập quán cho khác với Đàng Ngoài. Mặc dầu vậy, theo quan niệm của nhân dân ta, Đàng Trong và Đàng Ngoài chỉ là hai khu vực của quốc gia Đại Việt.

- Hậu quả : Đất nước bị chia cắt. Nhân dân bị đói khổ, li tán.
+ Ở Đàng Ngoài, đến đời Trịnh Tùng thì xưng vương, xây dựng phủ chúa bên cạnh triều Lê ; tuy nắm mọi quyền hành nhưng vẫn phải dựa vào vua Lênhân dân gọi là "vua Lê - chúa Trịnh".
+ Ở Đàng Trong, con cháu họ Nguyễn cũng truyền nối nhau cầm quyền, nhân dân gọi là "chúa Nguyễn".

Bình luận (0)
Thiện Phùng Văn
Xem chi tiết
Lê Thu Phương
20 tháng 4 2018 lúc 20:01

- Thế kỉ XVII đất nước mất ổn định, rối ren, chính quyền phong kiến trung ương suy yếu, mâu thuẫn xã hội phát triển sâu sắc => nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra.

- Chiến tranh liên miên, tàn khốc giữa các phe phái, các tập đoàn phong kiến đã để lại những hậu quả nghiêm trọng: nhân dân đói khổ, đất nước bị chia cắt. Kéo dài đến cuối thế kỉ XVIII, gây ra bao đau thương cho dân tộc và tổn hại cho sự phát triển của đất nước.

- Triều đình nhà Lê càng suy yếu thì sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến càng diễn ra quyết liệt.

Bình luận (0)
nguyễn hồng thiên trọng
Xem chi tiết
Descendants “Trúc Trần”...
24 tháng 3 2017 lúc 9:30

- Tình hình chính trị, xã hội mất ổn định, rối ren, chính quyền phong kiến trung ương suy yếu, mâu thuẫn xã hội phát triển sâu sắc => Nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra.
- Chiến tranh liên miên, tàn khốc giữa các phe phái, các tập đoàn phong kiến (chiến tranh Nam - Bắc, chiến tranh Trịnh - Nguyễn).
- Các cuộc chiến tranh để lại những hậu quả nghiêm trọng: Nhân dân đói khổ, đất nước bị chia cắt, kéo dài đến cuối thế kỉ XVIII, gây bao đau thương cho dân tộc và sự tổn hại cho sự phát triển của đất nước.

Bình luận (0)
Phạm Gia Huy
Xem chi tiết
❤Cô nàng ngốc ❤
17 tháng 4 2018 lúc 13:22

Vì nghĩa quân cạo trọc đầu, chỉ để ba chỏm tóc, gọi là "quân ba chỏm".

Bình luận (0)
Trần Thị Hảo
Xem chi tiết
Lầu Như Quỳnh
22 tháng 2 2018 lúc 20:13
Các thế lực tranh chấp Thời gian chiến tranh Khu vực diễn ra chiến tranh Kết quả
Nam - Bắc triều Năm 1533 Phạm vi rộng từ đồng bằng sông Hồng, sông Mã đến sông Cả Làm cho làng mặc điêu tàn, kinh tế suy sụp
Trịnh - Nguyễn Đầu thế kỉ XVII (Từ năm 1627 đến năm 1672) Quảng Bình, Hà Tĩnh ( ngày nay ) Đất nước bị chia cắt kéo dài đến cuối thế kỉ XVIII -> gây đau thương và tổn hại cho sự phát triểu của đất nước
Bình luận (0)
Lê Thị Thanh Hoa
23 tháng 2 2018 lúc 19:24
Các thế lực tranh chấp Thời gian chiến tranh Khu vực diễn ra chiến tranh Kết quả
Nam - Bắc triều Năm 1533 Phạm vi rộng từ đồng bằng sông Hồng, sông Mã đến sông Cả Làm cho làng mạc điêu tàn, kinh tế suy sụp
Trịnh - Nguyễn Đầu thế kỉ XVII (Từ năm 1627 đến năm 1672) Quảng Bình, Hà Tĩnh ( ngày nay ) Đất nước bị chia cắt kéo dài đến cuối thế kỉ XVIII -> gây đau thương và tổn hại cho sự phát triển của đất nước
Bình luận (0)