Câu hỏi : Các bạn có nhận xét gì về việc Lý Phật Tử (người trong họ của Lý Bí) giành lấy ngôi vua từ tay Triệu Quang Phục? Việc làm đó đã gây nên khó khăn gì cho đất nước?
Câu hỏi : Các bạn có nhận xét gì về việc Lý Phật Tử (người trong họ của Lý Bí) giành lấy ngôi vua từ tay Triệu Quang Phục? Việc làm đó đã gây nên khó khăn gì cho đất nước?
nhận xét về việc Lý Phật Tử giành lấy ngôi vua từ tay Triệu Quang Phục là: làm cho đất nước trở nên loạn. Việc đó làm cho người trong một nước đánh nhau.
theo bạn sự thất bại của Lý Nam Đế có phải là sự sụp đổ của nước Vạn Xuân không ? Tại sao ?
Tham khảo nha:
=> Sự thất bại của Lý Nam Đế không phải là sự sụp đổ của nước Vạn Xuân. Vì cuộc kháng chiến còn tiếp tục dưới sự lãnh đạo của Triệu Quang Phục.
Sự thất bại của Lý Nam Đế không phải là sự sụp đổ của nước Vạn Xuân. Vì cuộc kháng chiến còn tiếp tục dưới sự lãnh đạo của Triệu Quang Phục.
Sự thất bại của Lí Nam Đế không phải là sự sụp đổ của nước Vạn Xuân vì ông đã trao quyền chỉ huy cuộc kháng chiến cho Triệu Quang Phục
Hãy hoàn thành bảng kê dưới đây qua đó làm rõ diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược dưới sự lãnh đạo của Triệu Quang Phục:
Thời gian | Sự kiện |
Sau thất bại ở hồ Điển Triệt |
|
Nhà Lương có loạn, nghĩa quân Triệu Quang Phục phản công đánh tan quân xâm lược. Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi |
|
Năm 603 |
|
Triệu Quang Phục là ai?Vì sao đánh bại được quân Lương,giành lại độc lập cho đất nước?
Các bạn ghi ngắn gọn thôi nhé!!!!!!!!!!!!!!!
- Triệu Quang Phục là con của Triệu Túc , có công lớn troq cuộc khởi nghĩa và đc Lý Bí rất tin cậy . Ông đc Lý Nam Đế trao quyền chỉ huy cuộc kháng chiến choosng quân Lương
- TQP đánh bại đc quân Lương vì :
+) TQP là tướng giỏi , tài năng
+) Cuộc khởi nghĩa đc NDân ủng hộ
+) Tinh thần chiến đấu kiên cường
+) Bt tận dụng ưu thế của Dạ Trạch
+) Bt lợi dụng thời cơ để đánh giặc
Về Triệu Quang Phục :
Triệu Quang Phục cùng cha là Triệu Túc tham gia cuộc khởi nghĩa ngay từ những ngày đầu. Là một vị tướng có tài, được Lý Bí tin cậy...
Ông đánh bại được quân Lương, giành lại độc lập cho đất nước vì: được nhân dân ủng hộ, chọn đúng nơi để xây dựng căn cứ và phát triển lực lượng là vùng đất Dạ Trạch - Hưng Yên, biết chọn cách đánh du kích để lấy yếu thắng mạnh.
Triệu Việt Vương (chữ Hán: 趙越王; ?-571), tên thật là Triệu Quang Phục (趙光復), là vua Việt Nam cai trị từ năm 548 đến năm 571. Ông có công kế tục Lý Nam Đế đánh đuổi quân xâm lược nhà Lương, giữ nền độc lập cho nước Vạn Xuân. Năm 571, ông bị Lý Phật Tử đánh úp và thua trận. Ông tự tử ở cửa sông Đáy.
Triệu Quang Phục là con của Thái phó Triệu Túc, người huyện Chu Diên. Ông được sử sách mô tả là người uy tráng dũng liệt[1]. Ông cùng cha theo Lý Nam Đế khởi nghĩa từ ngày đầu (541), có công lao đánh đuổi quân Lương về nước, được trao chức Tả tướng quân nước Vạn Xuân.
Đánh đuổi quân Lươngháng 5 năm 545, quân Lương do Dương Phiêu và Trần Bá Tiên chỉ huy lại sang đánh Vạn Xuân. Lý Nam Đế giao chiến bất lợi. Năm 546, sau khi Lý Nam Đế thua trận phải lui về động Khuất Lão, đã ủy thác cho ông giữ việc nước, điều quân đi đánh Trần Bá Tiên của nhà Lương[1].
Năm 547, tháng giêng, ông lui về giữ đầm Dạ Trạch (bãi Màn Trò, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên). Đầm này rộng, cỏ cây um tùm, bụi rậm che kín, ở giữa có nền đất cao có thể ở được, bốn mặt bùn lầy, người ngựa khó đi, chỉ có thể dùng thuyền độc mộc nhỏ chống sào đi lướt trên cỏ nước mới có thể vào được. Nếu không quen biết đường đi thì lạc không biết là đâu, lỡ rơi xuống nước liền bị rắn độc cắn chết. Quang Phục thuộc rõ đường đi lối lại, đem hơn 2 vạn người vào đóng ở nền đất trong đầm. Ông dùng chiến thuật du kích, ban ngày tuyệt không để khói lửa và dấu người, ban đêm dùng thuyền độc mộc đem quân ra đánh doanh trại của quân Bá Tiên cướp hết lương thực vũ khí, giết và bắt sống rất nhiều, lấy được lương thực để làm kế cầm cự lâu dài. Bá Tiên không đánh được. Người trong nước gọi ông là Dạ Trạch Vương (夜澤王)
Sau khi nghe tin Lý Nam Đế mất ở động Khuất Lạo, Triệu Quang Phục tự xưng là Triệu Việt Vương.
Năm 550, Trần Bá Tiên mưu tính cầm cự lâu ngày để làm cho quân của ông lương hết, quân mệt mỏi thì có thể phá được. Gặp lúc nhà Lương có loạn Hầu Cảnh, gọi Trần Bá Tiên về (sau này Trần Bá Tiên cướp ngôi vua của nhà Lương năm 557), ủy cho tì tướng là Dương Sàn ở lại. Ông tung quân ra đánh. Sàn chống cự, thua chết. Quân Lương tan vỡ chạy về bắc
Chia nước với họ Lý và mất nước[sửa | sửa mã nguồn]Thắng trận, Triệu Việt Vương làm vua nước Vạn Xuân, đóng đô ở thành Long Uyên[4].
Anh của Lý Nam Đế là Lý Thiên Bảo, vốn đã bị Trần Bá Tiên đánh bại, chạy vào ở đất của người Di Lạo, xưng là Đào Lang Vương, lập nước gọi là nước Dã Năng. Năm 555, Đào Lang Vương mất ở nước Dã Năng, không có con nối, quân chúng suy tôn người cháu là Lý Phật tử lên nối ngôi, thống lĩnh quân chúng.
Năm 557, Lý Phật tử đem quân xuống miền Đông đánh nhau với Triệu Việt Vương ở huyện Thái Bình. Hai bên năm lần giáp trận, chưa phân thắng bại. Quân của Lý Phật tử có phần thất thế, bèn xin giảng hòa[3]. Ông nghĩ rằng Lý Phật tử là người trong họ của Lý Nam Đế, không nỡ cự tuyệt, bèn chia địa giới ở bãi Quân Thần[5]cho ở phía tây của nước, Lý Phật tử dời đến thành Ô Diên[6].
Lý Phật tử có con trai là Nhã Lang, xin lấy con gái của ông là Cảo Nương. Ông bằng lòng, kết thành thông gia. Ông yêu quý Cảo Nương, cho Nhã Lang ở gửi rể. Theo đánh giá của các sử gia, cuộc xung đột giữa họ Triệu và họ Lý cho thấy tuy đã đánh thắng được quân Lương nhưng Triệu Việt Vương không kiểm soát được toàn bộ lãnh thổ Vạn Xuân để huy động lực lượng áp đảo được họ Lý[7].
Năm 571, Lý Phật tử đem quân đánh úp Triệu Việt Vương. Bị đánh bất ngờ, Triệu Việt Vương ra quân trong thế bị động, không thể chống được, bèn đem con gái chạy về phía nam, tìm nơi đất hiểm để ẩn náu, nhưng đến đâu cũng bị quân của Lý Phật tử đuổi theo sát gót. Ông cưỡi ngựa chạy đến cửa biển Đại Nha, bị nước chắn, bèn nhảy xuống biển tự vẫn[1]. Từ đó họ Triệu mất nước.
Nước Vạn Xuân độc lập kết thúc như thế nào?
Sau khi đánh bại quân Lương, Triệu Quang Phục lên ngôi vua (Triệu Việt Vương), tổ chức lại chính quyền. 20 năm sau, Lý Phật TỬ từ phía nam kéo quân về cướp ngôi. Lý Phật Tử lên làm vua, sử cũ gọi là Hậu Lý Nam Đế.
Vua Tuỳ đòi Lý Phật Tử phải sang chầu, nhưng Lý Phật Tử thoái thác không đi.
Lý Phật Tử cho tăng thêm quân ở những thành trọng yếu như Long Biên (Bắc Ninh), Ô Diên (Hà Nội), còn mình thì cầm quân giữ thành ở cổ Loa (Hà Nội).
Năm 603, mười vạn quân Tuỳ tấn công Vạn Xuân. Lý Phật Tử bị vây hãm ở Cô Loa, rồi bị bắt giải về Trung Quốc.
- Triệu Quang Phục ( Triệu Việt Vương ) làm vua được 20 năm ( 550 - 570 )
- Đến năm 571 , Lý Phật Tử cướp ngôi gọi là Hậu Lý Nam Đế .
- Năm 603 , nhà Tuỳ mang 10 vạn quân sang tấn công . Lý Phật Tử bị bao vây ở Cổ Loa , bị bắt giải về Trung Quốc , nước ta rơi vào ách đô hộ của nhà Tuỳ .
chung ta buoc vao cuoc khang chien lan thu 3 nay gap nhung kho khan gi?(thang 5 nam 545 quan luong keo sang xam luoc)
Thể hiện tinh thần đấu tranh quyết tâm giành lại độc lập, quyền tự do của đất nước.
Nhận xét về tinh thần của quân và dân ta ở giai đoạn đầu trong cuộc khang chiến lần này.
2. Vì sao Triệu Quang Phục lại được Lý Nam Đế trao quyền tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Lương?
3. Đọc đoạn văn mô tả đầm Dạ Trạch, em thấy căn cứ quân sự này đem lại cho ta thuận lợi như thế nào? Quân giặc khi tấn công vào căn cứ này sẽ gặp khó khăn gì?
2. Vì Triệu Quang Phục là một tướng giỏi, lại được Lý Bí tin cậy nên được Lí Bí trao quyền tiếp tục lãnh đạo nghĩa quân chống quân Lương xâm lược.
Viết đoạn văn ngắn nói lên tâm trạng của mình trước tinh thần chiến đấu kiên cường và sự hi sinh anh dũng của lão tướng Phạm Tu cùng nhiều nghĩa quân trong trận đánh giữ thành trước cửa sông Tô Lịch (Hà Nội)
\(\)Em có nhận xét gì về việc Lý Phật Tử giành lấy ngôi vua từ tay Triệu Quang Phục? Việc làm đó đã gây nên khó khăn gì cho đất nước?
- Từ buổi đầu dựng nước và giữ nước đến đây tổ tiên ta đã bao phen giành lại được đất nước từ tay giặc. Đó là những lần nào?
Diễn biến cuộc khởi nghĩa chống quân Lương xâm lược diễn ra như thế nào?
Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa chống quân Lương?
Giúp mình zới các bạn ơi!
Giai đoạn Lý Nam Đế lãnh đạo chống quân xâm lược Lương
- Tháng 5/545, nhà Lương cử Dương Phiêu và Trần Bá Tiên đem quân sang xâm lược nước ta theo 2 đường thuỷ và bộ.
- Trước thế mạnh của giặc, Lý Nam Đế buộc phải rút quân về Hồ Điển Triệt (Vĩnh Phúc).
- Năm 548, Lý Nam Đế mất .
Giai đoạn Triệu Quang Phục lãnh đạo chống quân xâm lược Lương?
- Triệu Quang Phục chọn Dạ Trạch làm căn cứ và thực hiện đánh du kích để chống quân Lương.
- Năm 550 nghĩa quân phản công , đánh tan quân Lương -> Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi .
Ý nghĩa: Là cơ sở, bước ngoặc lịch sử trong sự nghiệp đấu tranh chống Bắc thuộc.