Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n. Có bao nhiêu dạng đột biến sau đây làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào của thể đột biến?
I. Đột biến tam bội.
II. Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể.
III. Đột biến tứ bội.
IV. Đột biến lệch bội dạng thể ba.
A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.
Tác nhân đột biến tác động vào quá trình giảm phân của cơ thể cái làm cho một cặp nhiễm sắc thể không phân li. Kết quả sẽ hình thành nên bao nhiêu dạng đột biến sau đây?
I. Thể một.
II. Thể ba.
III. Thể tứ bội.
IV. Thể tam bội.
A. 1.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
Ở một loài thực vật lưỡng bội có 2n = 12, các cặp NST tồn tại từng cặp tương đồng. Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?
I. Trên mỗi cặp NST xét 1 gen có 4 alen. Số kiểu gen lưỡng bội tối đa trong quần thể là 1256.
II. Trên mỗi cặp NST xét một gen có 2 alen. Do đột biến trong loài xuất hiện các dạng thể một. Có tối đa 956 kiểu gen mang đột biến thể một trong quần thể.
III. Trên mỗi cặp NST xét một gen có 2 alen. Do đột biến trong loài xuất hiện các dạng tứ bội, nên có tối đa 15625 kiểu gen tứ bội trong quần thể.
IV. Trên mỗi cặp NST xét một gen có 3 alen. Do đột biến trong loài xuất hiện dạng thể tứ bội, nên có tối đa 2985984 kiểu gen tứ bội trong quần thể.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Nhận định đúng về thể tam bội (3n)
(1) Cơ thể tam bội không có khả năng sinh sản hữu tính.
(2) Trong mỗi tế bào sinh dưỡng của thể tam bội, NST tồn tại thành từng bộ 3 chiếc có hình dạng, khích thước giống nhau.
(3) Thể tam bội thường không có hạt nên có lợi cho cây lấy quả.
(4) Thể tam bội có số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng là số lẻ.
(5) Thể tam bội là thể đa bội lẻ.
(6) Thể tam bội được tạo ra bằng giao phối cây tứ bội với cây lưỡng bội hoặc gây đột biến trong giảm phân ở một cây.
Số đáp án đúng là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Trong các dạng đột biến sau đây, có bao nhiêu dạng đột biến không làm thay đổi chiều dài ADN?
(1) Đột biến đảo đoạn. (2) Đột biến lệch bội thể một.
(3) Đột biến mất đoạn. (4) Đột biến lặp đoạn.
(5) Đột biến lệch bội thể ba. (6) Đột biến đa bội.
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Xét các dạng đột biến sau đây:
(1) Đột biến đảo đoạn. (2) Đột biến lệch bội thể một. (3) Đột biến mất đoạn.
(4) Đột biến lặp đoạn. (5) Đột biến lệch bội thể ba. (6) Đột biến đa bội.
Có bao nhiêu dạng đột biến làm thay đổi chiều dài của ADN?
A. 2
B. 5
C. 4
D. 3
Ở một loài thực vật lưỡng bội có bộ NST 2n = 14. Xét 3 thể đột biến NST là thể đột biến mất đoạn, lệch bội thể ba và thể tứ bội. Số lượng NST có trong mỗi tế bào của mỗi thể đột biến khi các tế bào đang ở kì giữa của nguyên phân theo thứ tự là
A. 14; 15; 21.
B. 14; 15; 28.
C. 28; 30; 56.
D. 28; 30; 30
Ở một loài thực vật lưỡng bội có bộ NST 2n = 10. Xét 3 thể đột biến NST là thể đột biến mất đoạn, lệch bội thể ba và thể tứ bội. Số lượng NST có trong mỗi tế bào của mỗi thể đột biến khi các tế bào đang ở kì giữa của nguyên phân theo thứ tự là
A. 10; 11; 15.
B. 10; 11; 20.
C. 20; 22; 40.
D. 20; 22; 30.
Ở một loài thực vật lưỡng bội có 6 nhóm gen liên kết. Xét ba thể đột biến số lượng NST là thể một, thể ba, và thể tam bội. Số lượng NST có trong mỗi tế bào sinh dưỡng của mỗi thể đột biến khi các tế bào đang ở kì sau của nguyên phân theo thứ tự thể một, thể ba và thể tam bội là:
A. 22, 26, 36
B. 10, 14, 18
C. 11, 13, 18
D. 5, 7, 15
Trong các phát biểu sau đây về đột biến, có bao nhiêu phát biểu không chính xác ?
1. Trong tự nhiên, đột biến gen gồm có ba dạng : thay thế một cặp nuclêôtit, thêm một cặp nuclêôtit, mất một cặp nuclêôtit.
2. Đột biến gen chỉ xảy ra ở các tế bào lưỡng bội (2n).
3. Cơ chế phát sinh thể lệch bội là sự rối loạn trong quá trình nguyên phân làm cho một hoặc một số cặp NST tương đồng không phân li.
4. Đột biến đảo đoạn thường được sử dụng để xác định vị trí của gen trên NST.
A. 4.
B. 3.
C. 1
D. 2.