Đáp án B
Miền núi có phong cảnh đẹp, mát mẻ => thu hút nhiều khách du lịch nghỉ dưỡng => phát triển du lịch
Đáp án B
Miền núi có phong cảnh đẹp, mát mẻ => thu hút nhiều khách du lịch nghỉ dưỡng => phát triển du lịch
Vùng đồi núi có nhiều phong cảnh đẹp, mát mẻ thích hợp phát triển ngành nào dưới đây?
A. Thương mại.
B. Du lịch.
C. Trồng cây lương thực.
D. Trồng cây công nghiệp.
Cây trồng, vật nuôi thích hợp phát triển ở vùng gò đồi trước núi của Bắc Trung Bộ là:
A. cây lương thực, gia cầm
B. cây công nghiệp lâu năm, gia súc lớn.
C. cây công nghiệp hàng năm, gia súc lớn.
D. cây lương thực, gia súc nhỏ.
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về việc phát triển cây công nghiệp và cây đặc sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?
1. Khả năng mở rộng diện tích còn rất lớn.
2. Còn nhiều khả năng để nâng cao năng suất cây trồng.
3. Cho phép phát triển nền nông nghiệp hàng hoá có hiệu quả cao.
4. Có tác dụng hạn chế nạn du canh, du cư trong vùng.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Khó khăn về mặt tự nhiên đối với việc phát triển trồng cây công nghiệp, cây dược liệu và cây ăn quả ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:
A. đất đai thường xuyên bị xói mòn, rửa trôi, trượt lở.
B. hiện tượng rét đậm, rét hại, sương muối và thiếu nước về mùa đông.
C. địa hình núi cao, hiểm trở, chia cắt mạnh.
D. các thiên tai lũ nguồn, lũ quét thường xuyên xảy ra.
Điều kiện nào để Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển trồng và chế biến cây công nghiệp, cây ăn quả, cận nhiệt và ôn đới?
A. Công nghiệp chế biến phát triển, giao thông vận tải thuận lợi.
B. Thị trường tiêu thụ rộng lớn, nguồn lao động dồi dào.
C. Diện tích đất feralit lớn, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh.
D. Đảm bảo an ninh lương thực nên mở rộng diện tích cây công nghiệp, ăm quả
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về các khó khăn đối với phát triển cây công nghiệp và cây đặc sản ở Trung du và miên núi Bắc Bộ?
1. Rét đậm, rét hại, sương muối.
2. Thiếu nước về mùa đông.
3. Giống cây trồng không thích nghi.
4. Công nghiệp chế biến nông sản còn hạn chế.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Cho bảng số liệu sau:
Bảng 38.1. Diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm, năm 2005
(Đơn vị: nghìn ha)
Loại cây | Cả nước | Trung du và miền núi Bắc Bộ | Tây Nguyên |
---|---|---|---|
Cây CN lâu năm | 1633,6 | 91,0 | 634,3 |
Cà phê | 497,4 | 3,3 | 445,4 |
Chè | 122,5 | 80,0 | 27,0 |
Cao su | 482,7 | - | 109,4 |
Các cây khác | 531,0 | 7,7 | 52,5 |
a, Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện diện tích cây công nghiệp lâu năm của cả nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên năm 2005.
b, Dựa vào kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích về những sự giống nhau và khác nhau trong sản xuất cây trồng công nghiệp lâu năm giữa hai vùng này
Có bao nhiêu phát biểu đúng trong số các ý kiến sau về điều kiện kinh tế - xã hội của Trung du và miền núi Bắc Bộ?
1) Mật độ dân tương đối thấp. Dân có kinh nghiệm sản xuất lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp.
2) Ở trung du có các cơ sở công nghiệp chế biến. Điều kiện giao thông tương đối thuận lợi.
3) Ở vùng núi có nhiều thuận lợi trong phát triển nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng.
4) Lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao đông đảo và ngày càng được đào tạo nhiều hơn.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Trong ngành trồng trọt, xu hướng giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp, nhằm để:
A. Phát huy lợi thế về đất đai, khí hậu
B. Nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp
C. Chuyển nền nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá
D. Tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu