Khiêm tốn là không tỏ vẻ hơn người, luôn biết mình là ai, kiến thức của mình ở đâu. Người khiêm tốn luôn trong tâm thế học hỏi, trau dồi và rèn luyện bản thân. Họ không bao giờ tự mãn và cho mình là tài giỏi. Khi sống khiêm tốn, ta sẽ có sự phát triển vượt bậc về trí tuệ. Bởi, sự khiêm tốn sẽ thôi thúc ta phải không ngừng trau dồi, rèn luyện tri thức. Người tài giỏi hơn ta cũng luôn vui vẻ, sẵn lòng giúp đỡ cho người khiêm tốn. Qua đó, ta có thể học được nhiều, rèn luyện được nhiều. Phẩm chất này còn giúp ta dễ hòa nhập và gắn kết với mọi người. Không ai lại không yêu quý người luôn thích học hỏi, mong học hỏi và mong phát triển. Và khiêm tốn chính là phẩm chất nền tảng giúp con người rèn luyện, tự ý thức và luôn nuôi dưỡng khát vọng học tập, vươn lên. Buồn nhất là khi con người không có sự cố gắng, họ dễ dàng dừng lại khi thấy gian nan. Những người như vậy thì mãi mãi không thể thành công. Hoặc những người kiêu ngạo, cũng sẽ chẳng bao giờ phát triển được. Đác uyn bảo con trai "Bác học không có nghĩa là ngừng học". SỰ khiêm tốn ấy đã thôi thúc hành động học tập, rèn luyện của một nhà bác học. Huống chi ta chỉ là con người bình thường với vốn kiến thức bình thường. TÓm lại, mỗi người đều cần phải rèn luyện cho mình tính khiêm tốn.