Tham khảo :
Trong căn nhà 48 phố Hàng Ngang, hằng ngày Bác ngủ dậy rất sớm tập thể dục, sau đó ngồi vào bàn làm việc, chiếc máy chữ trên bàn cứ nghe lách tách liên hồi. Ban đêm, Bác thức rất khuya, trầm ngâm suy nghĩ về những nội dung trong bản thảo Tuyên ngôn Độc lập và dùng bút chỉnh sửa. Sau mấy ngày sốt, tuy sức khoẻ giảm sút trông thấy, nhưng Bác vẫn miệt mài làm việc. Đêm 29 tháng 8, Bác thức khuya hơn bình thường vì ngày 02 tháng 9 đã cận kề. Bác viết rồi lại sửa. Pha nước cho Bác, tôi mạo muội mời Bác ngã lưng tí cho khỏe vì khuya quá rồi. Bác cầm li nước ấm trên tay và đi ra cửa sổ nhìn xuống dưới đường. Lúc này, có em bé bán lạc rang vừa đi, vừa rao : «Ai lạc rang ... không ! Ai lạc rang ... không !»... Bác nhìn mãi khi bóng em bé khuất vào góc đường, Bác quay vào bàn ôn tồn nói: Dân mình nghèo khổ quá, đến khuya thế này rồi mà trẻ con còn đi mưu sinh. Rồi Bác lại ngồi vào bàn viết, thấy thế, tôi không dám mời Bác ngủ nữa. Ngồi bên Bác, lòng cứ ái ngại lo lắng cho sức khỏe của Bác. Bác viết, rồi nghỉ... những lúc suy nghĩ căng thẳng nhất Bác thường đặt tay lên trán và thường nhìn vào những dòng chữ như có hồn vừa được viết ra với đôi mắt sáng. Cho đến ngày 30 tháng 8, bản Tuyên ngôn Độc lập được dự thảo xong. Bác đưa ra tranh thủ ý kiến các đồng chí Trung ương. Sáng 31 tháng 8, Bác hỏi Vũ Kỳ:
- Chú có biết Quảng trường dự định họp mít tinh như thế nào không? Rồi Bác bảo Vũ Kỳ vẽ phác thảo bản đồ cho Bác xem. Xem bản đồ xong. Bác hỏi:
- Liệu được bao nhiêu người?
Đồng chí Vũ Kỳ trả lời; được vài chục vạn người Bác ạ.
Bác hỏi tiếp: Thế các chú định bố trí để đồng bào đi vệ sinh ở đâu?
Đồng chí Vũ Kỳ sững sờ trước câu hỏi của Bác và lúng túng không biết trả lời thế nào. Bác dặn đồng chí Vũ Kỳ làm việc với Ban tổ chức nếu trời có mưa thì kết thúc mít tinh sớm hơn, tránh cho đồng bào khỏi bị ướt, nhất là đối với các cụ già và các cháu thiếu nhi.
Thật hạnh phúc biết bao cho nhân dân Việt Nam khi được biết vị đứng đầu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ, trước khi đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, một việc lập quốc, khai sinh một đất nước sau gần thế kỷ mất nước, nô lệ; sau một ngàn năm phong kiến lạc hậu ...trong khoảnh khắc ấy người đã để tâm lo cả những việc rất nhỏ trong đời sống nhân dân, đặc biệt cho trẻ em và người già.
Tham khảo :
Trong căn nhà 48 phố Hàng Ngang, hằng ngày Bác ngủ dậy rất sớm tập thể dục, sau đó ngồi vào bàn làm việc, chiếc máy chữ trên bàn cứ nghe lách tách liên hồi. Ban đêm, Bác thức rất khuya, trầm ngâm suy nghĩ về những nội dung trong bản thảo Tuyên ngôn Độc lập và dùng bút chỉnh sửa. Sau mấy ngày sốt, tuy sức khoẻ giảm sút trông thấy, nhưng Bác vẫn miệt mài làm việc. Đêm 29 tháng 8, Bác thức khuya hơn bình thường vì ngày 02 tháng 9 đã cận kề. Bác viết rồi lại sửa. Pha nước cho Bác, tôi mạo muội mời Bác ngã lưng tí cho khỏe vì khuya quá rồi. Bác cầm li nước ấm trên tay và đi ra cửa sổ nhìn xuống dưới đường. Lúc này, có em bé bán lạc rang vừa đi, vừa rao : «Ai lạc rang ... không ! Ai lạc rang ... không !»... Bác nhìn mãi khi bóng em bé khuất vào góc đường, Bác quay vào bàn ôn tồn nói: Dân mình nghèo khổ quá, đến khuya thế này rồi mà trẻ con còn đi mưu sinh. Rồi Bác lại ngồi vào bàn viết, thấy thế, tôi không dám mời Bác ngủ nữa. Ngồi bên Bác, lòng cứ ái ngại lo lắng cho sức khỏe của Bác. Bác viết, rồi nghỉ... những lúc suy nghĩ căng thẳng nhất Bác thường đặt tay lên trán và thường nhìn vào những dòng chữ như có hồn vừa được viết ra với đôi mắt sáng. Cho đến ngày 30 tháng 8, bản Tuyên ngôn Độc lập được dự thảo xong. Bác đưa ra tranh thủ ý kiến các đồng chí Trung ương. Sáng 31 tháng 8, Bác hỏi Vũ Kỳ:
- Chú có biết Quảng trường dự định họp mít tinh như thế nào không? Rồi Bác bảo Vũ Kỳ vẽ phác thảo bản đồ cho Bác xem. Xem bản đồ xong. Bác hỏi:
- Liệu được bao nhiêu người?
Đồng chí Vũ Kỳ trả lời; được vài chục vạn người Bác ạ.
Bác hỏi tiếp: Thế các chú định bố trí để đồng bào đi vệ sinh ở đâu?
Đồng chí Vũ Kỳ sững sờ trước câu hỏi của Bác và lúng túng không biết trả lời thế nào. Bác dặn đồng chí Vũ Kỳ làm việc với Ban tổ chức nếu trời có mưa thì kết thúc mít tinh sớm hơn, tránh cho đồng bào khỏi bị ướt, nhất là đối với các cụ già và các cháu thiếu nhi.
Thật hạnh phúc biết bao cho nhân dân Việt Nam khi được biết vị đứng đầu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ, trước khi đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, một việc lập quốc, khai sinh một đất nước sau gần thế kỷ mất nước, nô lệ; sau một ngàn năm phong kiến lạc hậu ...trong khoảnh khắc ấy người đã để tâm lo cả những việc rất nhỏ trong đời sống nhân dân, đặc biệt cho trẻ em và người già.