Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hoàng Kim Trọng

Viết dàn ý về trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay trong việc bảo vệ hoà bình 

Trương Minh Nghĩa
17 tháng 9 2021 lúc 15:44

1. Mở bài

Giới thiệu bài thơ: "Phò giá về kinh" là một tác phẩm tiêu biểu cho tinh thần hào khí Đông A của triều đại nhà Trần. Bài thơ được Trần Quang Khải sáng tác sau cuộc kháng chiến Mông - Nguyên thắng lợi.

2. Thân bài

- Tái hiện lại những cuộc chiến oanh liệt của dân tộc với hào khí chiến thắng vang dội:
+ Trận Chương Dương thắng lợi
+ Trận Hàm Tử quân giặc thảm bại
→ Hai trận chiến oanh liệt , hào hùng, không khí sục sôi->thắng lợi vang dội non sông
- Khát vọng thái bình, thịnh trị của quân dân nhà Trần:
+ Xây dựng, củng cố sức mạnh khi hòa bình
+ Non nước vững bền ngàn năm

3. Kết bài

Cảm nghĩ của bản thân về bài thơ: Đọc bài thơ, em như được sống lại với những năm tháng hào hùng, oanh liệt của dân tộc và thấy được ý nghĩa lớn lao của tự do, hoà bình

Khách vãng lai đã xóa
Hacker♪
17 tháng 9 2021 lúc 15:50

“Trái Đất này là của chúng mình/Quả bóng xanh bay giữa trời xanh…” câu hát vang lên để lại trong chúng ta dư âm khó quên về những ngày tháng hòa bình mà mình đang được thừa hưởng. Sinh ra và lớn lên trong một thế giới hòa bình, trách nhiệm của thế hệ đi sau có lẽ là bảo vệ phát triển đất nước giàu đẹp. Từ không khí nồng nặc khói đạn của chiến tranh, từ những người anh hùng ra đi, từ những di tích còn vương màu khói và máu của các chiến sĩ,… tất cả đã thay cho ấm no, hạnh phúc. Chúng ta thế hệ đi sau cần phát triển, noi theo và giữ gìn đất nước ngày một tươi đẹp, ngày một phát triển hơn để không uổng phí công lao to lớn của thế hệ đi trước.

Vậy “hòa bình” là gì? “Hòa bình” là hình ảnh ấm no, yên bình của con người được sống ở trên một thế giới mới một thế giới tốt đẹp, một thế giới với bao niềm vui, hạnh phúc và những ước mơ, khao khát của con người. Còn “việc thực hiện ý thức trách nhiệm đối với xây dựng hòa bình, phát triển hòa bình cho đất nước” là ý thức của mỗi cá nhân, mỗi con người đối với việc xây dựng đất nước. Để cho đất nước phát triển tươi đẹp, để chúng ta được sống ở trong một thế giới mãi mãi hòa bình chứ không phải là: hòa bình xen lẫn những đau thương mất mát. Như vậy, ý thức trách nhiệm xây dựng một thế giới hòa bình là điều mà mỗi chúng ta cần làm, để thế giới mãi mãi là một hành tinh xanh – hành tinh của màu sắc tươi đẹp.


Không hẳn là quá bình yên trong không gian này. Nhưng chúng ta đã và đang được kế thừa giọt máu của thế hệ đi trước – giọt máu thái bình. Đất nước sẽ phát triển sẽ đi lên hay suy sụp và đổ vỡ – tất cả phụ thuộc vào bạn cũng như những người đang cùng bạn xây dựng đất nước. Chúng ta là thế hệ đi sau, là mầm non được ấp ủ trong không gian trong sáng, chúng ta không thể chỉ thừa hướng mà cần phải phát huy. Hãy đưa đất nước tới đỉnh cao của các cường quốc, bởi chúng ta là thế hệ chịu trách nhiệm cho sự phát triển của đất nước. Chúng ta cần chăm chỉ, sáng tạo trong học tập, lao động; có mục đích, động cơ học tập đúng đắn học để mai sau xây dựng đất nước, hiểu đất nước  học tập tốt để có thể xây dựng một đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu. Trong học tập, chúng ta cần học tập tốt, có những ý kiến, có nhiều sáng tạo, tư duy trong sáng để tạo nên môi trường học tập tốt lành và xây dựng cho bản thân đạo đức hoàn thiện. Không chỉ vậy, chúng ta còn cần tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong sống trong sáng, lành mạnh, tích cực tham gia xây dựng đất nước quê hương. Biết phê phán đấu tranh với những hành vi đi ngược lợi ích quốc gia, đặc biệt chúng ta cần trung thành với Tổ Quốc, tích cực rèn luyện thân thể vận động bạn bè người thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc.

 

Như vậy là thế hệ đi sau chúng ta cần hăng say học tập rèn luyện bản thân để có thể xây dựng đất nước phát triển giàu đẹp. Kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên tài năng của làn nước Việt Nam chính là tấm gương sáng cho sự phát triển và bảo vệ đất nước trong chúng ta. Tuổi nghề còn trẻ nhưng số lượng thành tích của chị đã không thể đếm được. Tất cả cũng nhờ vào trách nhiệm với đất nước, với sự giàu mạnh và đi lên của dân tộc. Lùi lại một thế kỷ, chúng ta sẽ gặp chàng trai Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước khi  mới 21 tuổi. Ngày 5/6/1919 Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng, anh đi sang phương Tây; đến anh Pháp, Anh, Nga,…rồi trở về nước láng giềng Trung Quốc,… Và đã tìm ra chân lý cho Cách Mạng Việt Nam. Đó là làm theo chủ nghĩa Mác – Lênin; cứu nước theo con đường Cách mạng vô sản. Vì vậy, thế hệ đi trước; hay la thế hệ đi sau chúng ta đều phải là những người sẵn sàng giúp nước, sẵn sàng hy sinh sức mình xây dựng Tổ Quốc. Hay đó là lớp lớp Thanh niên nghe theo lời Bác – họ là những người trẻ sẵn sàng giúp đỡ cho đất nước. Họ giúp đỡ người nghèo, giúp đỡ nông dân làm ruộng, giúp đỡ các việc làm cần sáng tạo và tư duy của địa phương,… Những người như vậy quả là tấm gương sáng cho chúng ta noi theo.


“Đời người đẹp nhất là tuổi thiếu niên, mùa đẹp nhất trong năm là mùa xuân, và lúc đẹp nhất trong ngày là lúc sáng sớm”. (Lý Đại). Thật vậy, thế hệ trẻ chúng ta bây giờ chính là lứa tuổi đẹp nhất – lứa tuổi đẹp nhất để cống hiến, xây dựng cho đất nước. Vậy tại sao chúng ta không cống hiến, xây dựng cho đất nước; mà chỉ mãi nhấn chìm những suy nghĩ những biếng, dựa dẫm vào người khác. Ngay bây giờ, ngay giây phút này, chúng ta hãy đứng lên, hãy là một cá thể sẵn sàng hi sinh, sẵn sàng cống hiến cho Tổ Quốc.Tuy nhiên bên cạnh những người chịu trách nhiệm với đất nước vẫn có những kẻ thờ ơ, vô cảm trước vận mệnh của đất nước. Những kẻ đó đáng bị lên án, phê phán. Muốn vậy, ngay từ bây giờ chúng ta cần rèn luyện tốt bản thân, để có thể cùng người khác thay đổi, để họ và chúng ta cùng xây dựng đất nước. Đó cũng là lời kêu gọi tha thiết mà tất cả mọi người mong muốn thế hệ đi sau chúng ta noi theo.

Khách vãng lai đã xóa
Cao Tùng Lâm
17 tháng 9 2021 lúc 15:52

I. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: hòa bình là sợi dây kết nối toàn cầu.

II. Thân bài

1. Giải thích

* Hòa bình là gì?

Hòa bình không đơn giản chỉ là không có chiến tranh. Hòa bình là khi chúng ta đang sống hòa thuận và không có sự đấu đá lẫn nhau. Nếu mỗi người trong thế giới được yên ổn, đó sẽ là một thế giới hòa bình.
Hòa bình còn có nghĩa là đang sống sự thinh lặng nội tâm. Hòa bình là tình trạng bình tĩnh và thư thái của trí óc.
Hòa bình bắt đầu nơi mỗi người chúng ta. Xuyên qua thinh lặng và sự suy nghĩ đúng đắn về ý nghĩa của nó, chúng ta có thể tìm được nhiều cách mới mẻ và sáng tạo để tạo thuận lợi cho sự hiểu biết về các mối quan hệ và sự hợp tác với tất cả mọi người.
* Vì sao hòa bình lại là sợi dây kết nối toàn cầu?

- Về thế giới:

Thế giới sống trong hòa bình sẽ thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội và nhân văn.
Khi mà mỗi đất nước đều yên ổn để có thể phát triển mọi mặt thì đất nước ấy sẽ không gây hại, xâm lấn gì đến những đất nước khác, từ đó tạo nên nền hòa bình trên thế giới, các quốc gia đều hợp tác với nhau.
- Về cá nhân:

Sống trong hòa bình, con người sẽ có cuộc sống hạnh phúc yên ổn...
Khi mọi người cảm thấy thoải mái về đời sống vật chất và tinh thần thì sẽ nhìn lại mọi người xung quanh nhiều hơn, quan tâm chăm sóc họ nhiều hơn. Từ đó họ sẽ có mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh.

 
2. Phân tích và chứng minh

- Khi thế giới sống trong hòa bình thì sẽ ra sao?

Tinh thần yên ổn, sống thoải mái…
Mọi người đều an cư lạc nghiệp, đất nước ngày càng phát triển về mọi mặt.
- Khi thế giới không có hòa bình thì sẽ như thế nào?

Tiếng bom đạn sẽ vang lên khắp mọi nơi khiến cho loài người bước đến bên bờ vực của sự chết chóc.
Con người sẽ không thể an cư lạc nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội. Từ đó dẫn đến đất nước sẽ không thể phát triển.
Những tệ nạn xã hội sẽ diễn ra khắp mọi nơi mà không có ai kiểm soát, cướp bóc hoành hành, một xã hội không có đạo đức và pháp luật sẽ diễn ra.
Con người sẽ dần bị tha hóa vì tìm kiếm miếng ăn để nuôi cho cái thân này tồn tại, tha hóa vì tranh chấp quyền lực, sự hơn thua, giết hại chính đồng loại của mình…
=> Con người không có sự bình yên trong tâm hồn.

Môi trường bị xuống cấp nghiêm trọng.
=> Con người không có nơi để sinh sống, để tìm ra nguồn thức ăn…

- Dẫn chứng những người đã tham gia tích cực việc bảo vệ nền hòa bình trên thế giới:

Đại tướng Võ Nguyên Giáp chính là một minh chứng điển hình cho những người suốt đời bảo vệ hòa bình.
Chủ tịch Hồ Chí Minh - người đã hết lòng vì sự hòa bình của nước nhà mà bôn ba khắp mọi miền đất để tìm ra chân lý dìu dắt nhân dân ta đứng lên chiến đấu giành lại nền hòa bình của đất nước.
3. Bình luận

- Lên án những hành vi làm tổn hại đến sự hòa bình của thế giới và sự bình yên trong tâm hồn mỗi cá nhân.

- Bài học nhận thức và hành động:

Bản thân không làm những việc gây tổn hại đến người khác, bên cạnh đó cần quan tâm nhiều hơn đến mọi người xung quanh.
Tích cực ủng hộ những hành động bảo vệ cho nền hòa bình trên thế giới.
Tham gia các hoạt động tập thể, giao lưu với các bạn ngoại quốc để tạo nên mối quan hệ tốt đẹp.

 
III. Kết bài

Khẳng định lại hòa bình chính là sợi dây kết nối thế giới, đồng thời khuyến khích mọi người bảo vệ nền hòa bình trên thế giới.

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Thảo Lê
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Bảo Hân
Xem chi tiết
Hoàng Đạt
Xem chi tiết
Phạm Hà Linh
Xem chi tiết
Phùng Tuấn Minh
Xem chi tiết
Trang Mai
Xem chi tiết
Tuệ Tâm
Xem chi tiết
Trang Mai
Xem chi tiết
Nhi Đỗ phương
Xem chi tiết