Tham khảo :
Ai-tơ-ma-tốp là nhà văn người Cư-rơ-gư-dơ-xtan. Một trong những tác phẩm xuất sắc của ông là “Người thầy đầu tiên”. Nổi bật trong truyện là nhân vật thầy giáo Đuy-sen.
Qua lời kể của nhân vật “tôi”, thầy Đuy-sen hiện lên là một con người nhiệt huyết, trách nhiệm với công việc. Chính thầy Đuy-sen là người đã biến một vùng đất hoang tàn thành trường học. Khi An-tư-nai và các bạn nhỏ đến trường với sự tò mò “xem thử thầy giáo đang làm gì” thì thấy thầy “từ trong cửa bước ra, người bê bết đất”. Thầy Đuy-sen “mỉm cười, niềm nở” quệt mồ hôi trên mặt, rồi ôn tồn hỏi: “Đi đâu về thế, các em gái”. Trước các “vị khách” nhỏ tuổi, thầy hiền hậu nói: “Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì? Còn trường của các em thì có thể nói là đã xong đến nơi rồi...?”
Thầy Đuy-sen còn là một người giàu lòng yêu thương, luôn thấu hiểu trái tim trẻ thơ. Ở lần gặp gỡ đầu tiên, thầy đã khơi dậy trong lòng các em nhỏ người miền núi niềm khao khát được đi học. Khi biết hoàn cảnh của An-tư-nai, thầy đã an ủi một cách thật chân thành: “An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc là ngoan lắm phải không?”. Câu nói ấy cùng với nụ cười hiền hậu của Đuy-sen đã khiến cho cô gái dân tộc thiểu số bé nhỏ, bất hạnh “thấy lòng ấm hẳn lại”. Cũng chính thầy Đuy-sen đã khơi dậy khao khát được đi học của An-tư-nai.
Không chỉ là người trực tiếp giảng dạy, thầy Đuy-sen còn luôn quan tâm đến cuộc sống của học sinh. Mỗi khi đi học, các em học sinh đều phải lội qua một con suối. Đến mùa đông, nước băng lạnh buốt khiến các em không thể lội qua được nữa. Để giúp học sinh có thể đến lớp, thầy Đuy-sen đã bế các em qua suối, lưng thì cõng, tay thì bế để các em nhỏ có thể an toàn tới trường học. Ngay cả khi bọn nhà giàu ngu xuẩn, bộ mặt láo xược lên mặt chế giễu, cười cợt, thầy vẫn lạc quan kể chuyện vui cho học sinh quên đi mọi sự. Những lúc rảnh rỗi, thầy còn lấy đá và những tảng đất cỏ đắp thành các ụ nhỏ trên lòng suốt để bước qua cho khỏi bị ướt chân. Khi An-tư-nai bị ngã ở suối, thầy đỡ An-tư-nai lên lên bờ, lót chiếc áo choàng cho An-tư-nai ngồi, còn mình thì vẫn tiếp tục công việc. Đối với An-tư-nai, thầy Đuy-sen giống như một người thân, thậm chí cô bé con mong muốn thầy trở thành anh trai của mình.
Như vậy, nhân vật thầy Đuy-sen hiện lên trong văn bản “Người thầy đầu tiên” là một con người một con người đáng ngưỡng mộ và yêu mến.
Tham khảo dàn ý sau kết hợp với những phần mà các bạn hỗ trợ nhé!
1. Mở bài
- Giới thiệu tác phẩm và nhân vật.
- Nêu khái quát ấn tượng về nhân vật An-tư-nai.
2. Thân bài
* Phân tích đặc điểm nhân vật An-tư-nai:
- Là người cô bé có tâm hồn trong sáng, tấm lòng nhân hậu, lương thiện.
- Luôn biết ơn, trân trọng tình cảm của thầy.
* Nhận xét nghệ thuật xây dựng nhân vật:
- Nhân vật hiện lên qua nhiều điểm nhìn.
- Tính cách được thể hiện rõ nét qua lời nói, hành động.
* Nêu ý nghĩa của hình tượng nhân vật:
Qua nhân vật, tác giả thể hiện tấm lòng thương yêu, trân trọng tới những số phận bất hạnh, biết vươn lên trong cuộc sống.
3. Kết bài
- Nêu ấn tượng và đánh giá về nhân vật.
Nhà văn người Cư-rơ-gư-dơ-xtan Trin-ghi-dơ Ai-tơ-ma-tốp là cây bút quen thuộc với nhiều bạn đọc trên khắp thế giới. Các tác phẩm của ông chủ yếu khai thai thác đề tài về cuộc sống khắc nghiệt nhưng giàu chất thơ ở quê hương. Tiêu biểu trong số đó phải kể đến sáng tác "Người thầy đầu tiên". Truyện đã khắc họa thành công nhân vật An-tư-nai, một cô bé có tấm lòng nhân ái cùng tinh thần hiếu học đáng quý.
Đọc đoạn trích, ta thấy nhà văn không có nét bút nào miêu tả cụ thể ngoại hình, tính cách An-tư-nai. Song, qua những hành động, lời nói, suy nghĩ của các nhân vật, ta dễ dàng cảm nhận được vẻ đẹp phẩm chất ở cô bé. Trước hết, An-tư-nai là người có tâm hồn cao đẹp và tấm lòng lương thiện, tốt bụng. Chứng kiến thầy Đuy-sen bị lũ nhà giàu trú trên núi xúc phạm bằng mấy lời lẽ, hành động xấu xí, cô bé căm ghét đến mức muốn "nắm lấy cương ngựa và quát thẳng vào những bộ mặt láo xược của họ". Khi biết thầy phải vất vả trữ củi để sưởi ấm lớp học, cô bé không ngần ngại mà trút lại ki-giắc ở trường. An-tư-nai cũng luôn quan tâm, giúp đỡ tới mọi người xung quanh. Giữa trời đông buốt giá, cô bé đã cùng thầy Đuy-sen lấy đá và tảng đất cỏ tạo thành các ụ nhỏ trên lòng suối, giúp các em nhỏ đi lại thuận tiện và an toàn. Có thể thấy, An-tư-nai luôn sáng ngời vẻ đẹp thanh thuần, tươi đẹp như "dòng suối nhỏ của thầy".
Ngay từ giây phút được ngồi học dưới mái trường của thầy Đuy-sen, An-tư-nai đã chất chứa tấm lòng ngưỡng mộ, quý mến người thầy đầu tiên "tất cả đám học sinh chúng tôi đứa nào cũng yêu mến thầy". Sau này, rời xa quê hương, trở thành một viện sĩ, An-tư-nai vẫn luôn khắc sâu trong tâm trí sự quan tâm, dạy bảo từ thầy Đuy-sen. Cô bé khao khát tất cả mọi người sẽ biết đến câu chuyện về thầy "không phải chỉ riêng bà con trong làng mà nói chung mọi người, nhất là tuổi trẻ, đều cần biết câu chuyện này.".
Cuộc đời, con người của An-tư-nai còn là minh chứng cho tấm gương kiên cường, mạnh mẽ vượt lên số phận bản thân. Mặc dù mồ côi cha mẹ, phải sống cùng chú thím nhưng cô bé ấy vẫn chứa chan tinh thần lạc quan, nghị lực. Dưới sự dạy bảo, quan tâm, giúp đỡ của thầy Đuy-sen, An-tư-nai đã có cơ hội tới thành phố học tập. Tại đây, cô bé không ngừng cố gắng học hành, tích lũy tri thức và sau này trở thành một viện sĩ.
Với việc sử dụng kết hợp nhiều người kể chuyện: họa sĩ và "tôi" - An-tư-nai, nhà văn đã phác họa chân thực những suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của nhân vật An-tư-nai. Cô bé hiện lên cùng tâm hồn trong trẻo giống như cái tên của mình "An-tư-nai, cái tên hay quá".
Theo dòng chảy thời gian, tác phẩm "Người thầy đầu tiên" sẽ mãi in sâu trong tâm trí bạn đọc bởi các giá trị nhân văn, giàu ý nghĩa. Qua đoạn trích, nhà văn còn muốn gửi gắm tấm lòng yêu thương, nâng niu tới những mảnh đời bất hạnh nhưng luôn mạnh mẽ như An-tư-nai.