Tham khảo
Ta là sứ giả của đời vua Hùng thứ sáu. Lúc bấy giờ, đất nước có giặc Ân xâm lược. Nhà vua bèn cử ta đi khắp nơi tìm người đánh giặc cứu nước.
Khi đi qua làng Gióng, ta được một bà lão mời vào nhà. Vừa trông thấy ta, đứa trẻ chỉ mới ba tuổi cất tiếng nói: "Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một chiếc áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này". Ta hoàn toàn kinh ngạc và bất ngờ trước những lời nói đó. Cậu bé ấy là Thánh Gióng, mặt mũi khôi ngô, lanh lợi. Bố mẹ của cậu là những con người làm ăn chăm chỉ và phúc đức nhưng đã nhiều tuổi mà vẫn chưa có con.
Một hôm ra đồng, mẹ cậu thấy một vết chân to bèn đặt chân mình lên ướm thử. Bà mang thai và sinh ra Thánh Gióng sau mười hai tháng. Đây quả là một câu chuyện kì lạ nhưng kì lạ hơn là Thánh Gióng lên ba tuổi mà không biết nói, biết cười, không biết đi, đứng. Chỉ khi nghe thấy tiếng rao tìm người tài giúp nước của ta cậu bé mới cất tiếng nói đầu tiên. Đó cũng là tiếng nói mong được mang tài năng, sức mạnh của mình ra để đánh đuổi quân xâm lược. Sau khi nghe xong lời dặn của cậu, ta về tâu với nhà vua để vua cho người làm gấp những thứ cậu bé cần.
Lúc giặc đến chân núi Trâu cũng là lúc ta mang ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến cho Thánh Gióng. Cậu bé bỗng vươn vai biến thành một tráng sĩ oai phong. Ta nghe dân làng kể lại rằng từ sau khi gặp ta, Thánh Gióng lớn nhanh như thổi, bà con dân làng đều góp gạo nuôi cậu bé với mong ước cậu sẽ dẹp yên giặc Ân. Người tráng sĩ hùng dũng ấy mặc áo giáp sắt, tay cầm roi sắt, nhảy lên ngựa phi thẳng đến nơi có giặc Ân để chiến đấu.
Khi roi sắt gãy, Thánh Gióng liền nhổ những bụi tre ven đường quật vào giặc khiến chúng bỏ chạy tan tác. Thánh Gióng đuổi đến chân núi Sóc Sơn rồi lên đỉnh núi cởi bỏ áo giáp, người và ngựa bay về trời. Dấu tích mà người tráng sĩ ấy để lại là những bụi tre đằng ngà và những ao hồ liên tiếp do vết chân ngựa để lại.
Nhà vua đã phong cho Thánh Gióng là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay trên chính quê hương ông. Hàng năm, làng Gióng đều mở hội vào tháng tư để tưởng nhớ công ơn vị anh hùng đã xả thân vì dân tộc.
Tham khảo
Ta là sứ giả của đời vua Hùng thứ sáu. Lúc bấy giờ, đất nước có giặc Ân xâm lược. Nhà vua bèn cử ta đi khắp nơi tìm người đánh giặc cứu nước.
Khi đi qua làng Gióng, ta được một bà lão mời vào nhà. Vừa trông thấy ta, đứa trẻ chỉ mới ba tuổi cất tiếng nói: "Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một chiếc áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này". Ta hoàn toàn kinh ngạc và bất ngờ trước những lời nói đó. Cậu bé ấy là Thánh Gióng, mặt mũi khôi ngô, lanh lợi. Bố mẹ của cậu là những con người làm ăn chăm chỉ và phúc đức nhưng đã nhiều tuổi mà vẫn chưa có con.
Một hôm ra đồng, mẹ cậu thấy một vết chân to bèn đặt chân mình lên ướm thử. Bà mang thai và sinh ra Thánh Gióng sau mười hai tháng. Đây quả là một câu chuyện kì lạ nhưng kì lạ hơn là Thánh Gióng lên ba tuổi mà không biết nói, biết cười, không biết đi, đứng. Chỉ khi nghe thấy tiếng rao tìm người tài giúp nước của ta cậu bé mới cất tiếng nói đầu tiên. Đó cũng là tiếng nói mong được mang tài năng, sức mạnh của mình ra để đánh đuổi quân xâm lược. Sau khi nghe xong lời dặn của cậu, ta về tâu với nhà vua để vua cho người làm gấp những thứ cậu bé cần.
Lúc giặc đến chân núi Trâu cũng là lúc ta mang ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến cho Thánh Gióng. Cậu bé bỗng vươn vai biến thành một tráng sĩ oai phong. Ta nghe dân làng kể lại rằng từ sau khi gặp ta, Thánh Gióng lớn nhanh như thổi, bà con dân làng đều góp gạo nuôi cậu bé với mong ước cậu sẽ dẹp yên giặc Ân. Người tráng sĩ hùng dũng ấy mặc áo giáp sắt, tay cầm roi sắt, nhảy lên ngựa phi thẳng đến nơi có giặc Ân để chiến đấu.
Khi roi sắt gãy, Thánh Gióng liền nhổ những bụi tre ven đường quật vào giặc khiến chúng bỏ chạy tan tác. Thánh Gióng đuổi đến chân núi Sóc Sơn rồi lên đỉnh núi cởi bỏ áo giáp, người và ngựa bay về trời. Dấu tích mà người tráng sĩ ấy để lại là những bụi tre đằng ngà và những ao hồ liên tiếp do vết chân ngựa để lại.
Nhà vua đã phong cho Thánh Gióng là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay trên chính quê hương ông. Hàng năm, làng Gióng đều mở hội vào tháng tư để tưởng nhớ công ơn vị anh hùng đã xả thân vì dân tộc.
Tham khảo
Ta là sứ giả của đời vua Hùng thứ sáu. Lúc bấy giờ, đất nước có giặc Ân xâm lược. Nhà vua bèn cử ta đi khắp nơi tìm người đánh giặc cứu nước.
Khi đi qua làng Gióng, ta được một bà lão mời vào nhà. Vừa trông thấy ta, đứa trẻ chỉ mới ba tuổi cất tiếng nói: "Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một chiếc áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này". Ta hoàn toàn kinh ngạc và bất ngờ trước những lời nói đó. Cậu bé ấy là Thánh Gióng, mặt mũi khôi ngô, lanh lợi. Bố mẹ của cậu là những con người làm ăn chăm chỉ và phúc đức nhưng đã nhiều tuổi mà vẫn chưa có con.
Một hôm ra đồng, mẹ cậu thấy một vết chân to bèn đặt chân mình lên ướm thử. Bà mang thai và sinh ra Thánh Gióng sau mười hai tháng. Đây quả là một câu chuyện kì lạ nhưng kì lạ hơn là Thánh Gióng lên ba tuổi mà không biết nói, biết cười, không biết đi, đứng. Chỉ khi nghe thấy tiếng rao tìm người tài giúp nước của ta cậu bé mới cất tiếng nói đầu tiên. Đó cũng là tiếng nói mong được mang tài năng, sức mạnh của mình ra để đánh đuổi quân xâm lược. Sau khi nghe xong lời dặn của cậu, ta về tâu với nhà vua để vua cho người làm gấp những thứ cậu bé cần.
Lúc giặc đến chân núi Trâu cũng là lúc ta mang ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến cho Thánh Gióng. Cậu bé bỗng vươn vai biến thành một tráng sĩ oai phong. Ta nghe dân làng kể lại rằng từ sau khi gặp ta, Thánh Gióng lớn nhanh như thổi, bà con dân làng đều góp gạo nuôi cậu bé với mong ước cậu sẽ dẹp yên giặc Ân. Người tráng sĩ hùng dũng ấy mặc áo giáp sắt, tay cầm roi sắt, nhảy lên ngựa phi thẳng đến nơi có giặc Ân để chiến đấu.
Khi roi sắt gãy, Thánh Gióng liền nhổ những bụi tre ven đường quật vào giặc khiến chúng bỏ chạy tan tác. Thánh Gióng đuổi đến chân núi Sóc Sơn rồi lên đỉnh núi cởi bỏ áo giáp, người và ngựa bay về trời. Dấu tích mà người tráng sĩ ấy để lại là những bụi tre đằng ngà và những ao hồ liên tiếp do vết chân ngựa để lại.
Nhà vua đã phong cho Thánh Gióng là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay trên chính quê hương ông. Hàng năm, làng Gióng đều mở hội vào tháng tư để tưởng nhớ công ơn vị anh hùng đã xả thân vì dân tộc.