Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Nhất Sơn

viết bài có yếu tố tự sự và miêu tả

Cao Tùng Lâm
18 tháng 10 2021 lúc 15:49

Chuyện cổ tích về loài người là một bài thơ được kết hợp hoàn hảo giữa hai yếu tố tự sự và miêu tả. Cả bài thơ là một câu chuyện thú vị và hấp dẫn về sự ra đời của loài người. Nhà thơ Xuân Quỳnh đưa ra một đầu đề thật là mới mẻ: trẻ con là thứ đầu tiên xuất hiện trên thế giới này, trước cả thiên nhiên. Sau đó, bởi trẻ con cần, bởi trẻ con muốn, nên mới có mặt trời, có hoa cỏ, có chim muông, có đường đi, có sông biển… Và hơn hết, trẻ con không chỉ cần những điều như thế. Các em còn cần được yêu thương, được quan tâm, được dạy dỗ, vì vậy mới có mẹ, có bố, có bà, có thầy cô, mái trường. Những hình ảnh ấy, được miêu tả một cách đáng yêu, ngộ nghĩnh, bởi chúng hiện ra dưới con mắt ngây thơ của một đứa trẻ. Cách kể chuyện vừa thú vị, vừa lạ lẫm ấy của nhà thơ Xuân Quỳnh, đã nói với người đọc rằng hãy thêm quan tâm đến trẻ con. Hãy yêu thương, quan tâm, đặt các em lên đầu trái tim của mình. Qua bài thơ Chuyện cổ tích về loài người, chúng ta cảm nhận được một tình yêu trẻ con tha thiết và nồng ấm của tác giả.

Khách vãng lai đã xóa
Lượng Phùng
18 tháng 10 2021 lúc 15:52

“Mây và sóng” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Ta-go. Bài thơ đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Chẳng có niềm hạnh phúc nào bằng được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Những câu thơ giàu tính tự sự và miêu tả nhưng lại góp phần bộc lộ cảm xúc của nhân vật trong bài thơ. Ta-go đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. Bài thơ chính là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

Khách vãng lai đã xóa
28 . Phạm Tài Đức Pháp
18 tháng 10 2021 lúc 15:52

TL

bạn tham khảo :

 Yêu nước là một tình cảm và tư tưởng phố biến, dân tộc nào cũng có, riêng gì dân tộc Việt Nam...

       Quả thực yêu nước là tình cảm và tư tưởng tự nhiên phổ biến. Chim luyến tổ, cá quen đồng, người sao không yêu quê hương? Quê hương nhỏ là bản làng, ở đó có cha mẹ, anh chị em, có mồ mả ông bà, có bờ ao, bến đò quen thuộc. Quê hương lớn là nước nhà, ở đó có tất cả đồng bào cùng tiếng nói, phong tục, có toàn bộ lịch sử dân tộc gồm những lúc vinh, lúc nhục, lúc vui, lúc buồn đều có nhau; có vầng sao những anh hùng liệt sĩ với những chiến công hiển hách, đạo đức sáng ngời, lòng hi sinh vô hạn; có đền đài, miếu mạo, có núi cao, đồng rộng, sông dài, đủ làm nơi sinh tụ cho giống nòi ta. Quê hương lớn cũng gọi là Tổ Quốc. Người Việt Nam yêu nước Việt Nam.

       (...) Tình cảm và tư tưởng yêu nước đều tồn tại ở tất cả các dân tộc trên đời, nhưng tùy nước, tư tưởng ấy sớm hay muộn, đậm hay nhạt khác nhau. Và, xưa nay cuộc đời dâu bể, có dân không còn nước để mà yêu, có nước mãi đến hiện đại mới hình thành. Nội dung lịch sử mỗi nước không nơi nào giống nơi nào. Tình cảm và tư tưởng yêu nước Việt Nam sinh nở và phát triển trong những điều kiện cụ thể riêng của mình, mang đường nét, thực chất và tác dụng đặc sắc mà người Việt Nam cần tìm hiểu thấu đáo để biết được chính mình.

HT

Khách vãng lai đã xóa

Trong những bài thơ mà em đã đọc, thì bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ, là bài thơ có chứa nhiều yếu tố tự sự và miêu tả ấn tượng nhất. Cả bài thơ, là câu chuyện trong một đêm nghỉ chân trên đường hành quân của bộ đội. Trong đêm ấy, Bác Hồ vì nỗi lo cho nước nhà, cho những người dân quân phải chịu khổ cực, mà thao thức thâu đêm. Cùng với Bác, là một anh đội viên, vì cảm phục tấm lòng người cha ấm áp, mà xin thức cùng. Từng chi tiết, hình ảnh nhỏ trong bài thơ, đều bộc lộ rõ nét tình thương ấm áp của Bác Hồ dành cho mọi người. Từ những cái nhón chân nhẹ nhàng, sợ các chiến sĩ giật mình, đến cái dáng lo âu, trầm ngâm của Bác khi nghĩ đến các anh dân quân phải ngủ ngoài rừng. Tất cả giúp cho em cảm nhận một cách sâu sắc tấm lòng yêu thương rộng lớn của Bác. Bác Hồ là một vị lãnh tụ, nhưng cũng là một người cha già luôn bao dung, quan tâm, săn sóc, lắng lo cho đàn con của mình. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, đã xuất sắc kết hợp các yếu tố biểu cảm, miêu tả và tự sự, giúp người đọc thấu hiểu được nỗi lòng của Bác

Khách vãng lai đã xóa
Vĩnh biệt em, chị để mất...
18 tháng 10 2021 lúc 15:57

Đường chợ gánh gồng (phần 1)

Tôi kể mơ thấy bà về, mặc áo nâu sẫm cho mẹ nghe, mẹ lừ mắt gạt phắt, trẻ con chỉ nghĩ vớ vẩn, ngồi trong lớp thì để tâm vào mà học hành, đến là mệt với chị em chúng mày. Xong mẹ xỏ chân vào ủng ra vườn tưới rau. Tôi thấy mẹ tận tâm lo hết việc nhà chồng, nhưng rất ít nhắc đến bà.

Trong trí nhớ từ thuở ấu thơ, tôi chưa từng thấy bà thong thả an nhàn phút nào. Từ lúc biết nhớ đã thấy bà tất bật gánh hàng bằng chiếc đòn gánh cong cong đường parabol vắt ngang. Chiếc đòn gánh chuốt lẹm gần hết phần bụng, còn lại phần cật nên dẻo quánh. Bà mải mốt bước sải, hai đầu quang nặng lên xuống nhịp nhàng theo nhịp chân, mặc dù cồng kềnh lồng gà vịt nặng trĩu trên đôi vai mỏng như lá lúa. Phải nói thêm, bà đẹp chuẩn “hoa hậu”, già rồi mà da vẫn trắng mịn màng, miệng nhỏ xinh, hồi con gái chắc hàm răng trắng đều tăm tắp hạt bắp. Bà kể thời bà không nhuộm răng đen và ăn trầu thì không đẹp, khó lấy chồng. “Thế sao bà không nhuộm răng cho xinh hơn người ta.” Bà cười cốc đầu tôi, cha bố cô. Rồi bà kể nhuộm răng phải theo quy tắc cầu kì lắm. Thuốc gồm lá và rễ cây thầy lang chế theo công thức gia truyền, ngậm thuốc đủ trăm ngày, ăn uống được bỏ ra, ngày một bữa cháo loãng nuốt chửng, nhai sẽ làm bong thuốc. Phải kiêng đồ nóng, đồ tanh, đồ lạnh, việc kiêng khem kéo dài cả năm trời. Khi răng lên nước đen nhánh rồi phải thường xuyên đánh bóng mặt răng bằng miếng cau khô thì mới đẹp. Bà bảo nhuộm răng mà không cẩn thận tỉ mỉ thì nham nhở nhuôm nhuôm xấu vô chừng. Vì cách thức nhiêu khê rắc rối cho nên muốn nhuộm được răng phải nhà giàu, hoặc có mẹ cha chăm sóc. Bà xa nhà tự kiếm sống từ nhỏ, sao nhuộm được răng. Bà cũng không ăn trầu, bảo nghiện cái gì khổ cái đấy, tự dưng mình là nô lệ của nó, đấy như bố mày đi đâu cũng kè kè cái điếu cày, hôi hám cả cái con người ra.

Lân la kể mãi, bao giờ cũng đến lúc bà khoe mái tóc dài đến khoeo chân cuốn trong khăn nhung the đen nhóng nhánh, xưa tóc mây óng ả, giờ tóc bạc vẫn chặt lọn tay. Bà bảo cái răng cái tóc là góc con người, con gái nhớn nhao rồi đầu tóc quần áo phải gọn gàng, đưa đầu đây bà xem có con chấy nào không. Vừa vạch tóc ra tuốt chứng chấy cắn tanh tách, bà lẩm bẩm con mẹ nhà mày ẩu đoảng chả ngó đến tóc tai con cái gì cả, quần áo nhà cửa toàn mùi nước đái khai mù, ở yên đấy bà đun nồi bồ kết gội đầu. Bà nói đúng, tôi không cãi, mảnh sân đất nhà tôi mọc rêu trơn nhẫy khai mù, tối nào lũ em tôi cũng ra hiên ngồi tè vì sợ ma. Mẹ quát tháo dọa roi nhưng chúng sợ ma hơn sợ roi, vả lại lúc tè mẹ không biết, mẹ còn chúi mũi vào soạn giáo án và chấm bài, lúc nào tôi cũng thấy mẹ bận rộn bài vở.

Gội đầu xong bao giờ tôi cũng mè nheo, ơ sao cháu không đẹp như bà nhỉ. Bà cười cha bố cô, đẹp mà làm gì, mài ra ăn được đâu. Sống mà không có tiền thì mới chết, chứ xấu thì chả chết ai nào. Rồi bà lúi húi mở cái túi nhỏ xíu cài tận trong lưng quần ra cho xem chuỗi nhẫn vàng đến vài chục cái. Bà bảo, khi nào cháu đi lấy chồng bà sẽ cho vài chiếc để vốn là ăn. Giờ thì bà phải tích cóp để sau này ốm nằm một chỗ còn có tiền thuê người cháo lão thuốc thang. Có tiền là có người hầu mình. Cái nhà chị Mai thợ may ngõ Bờ Sông nó bảo bà ốm mệt cứ gọi cháu, nhưng bà bảo có cháu gái rồi. Sau này hầu bà, có gì bà cũng dành cho hết. Tôi bảo, bà không cần phải cho cháu đâu, để đấy dưỡng già. Tôi ngả vào lòng bà tin cậy và thoải mái, yên tâm vô chừng. Tôi không thích nghe bà nói sau này chết sẽ như nào, người già khó hiểu thật…

@Cỏ

#Forever

Khách vãng lai đã xóa
꧁✎﹏_Min_✿ঔシ
18 tháng 10 2021 lúc 15:59

Trong những bài thơ mà em đã đọc, thì bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ, là bài thơ có chứa nhiều yếu tố tự sự và miêu tả ấn tượng nhất. Cả bài thơ, là câu chuyện trong một đêm nghỉ chân trên đường hành quân của bộ đội. Trong đêm ấy, Bác Hồ vì nỗi lo cho nước nhà, cho những người dân quân phải chịu khổ cực, mà thao thức thâu đêm. Cùng với Bác, là một anh đội viên, vì cảm phục tấm lòng người cha ấm áp, mà xin thức cùng. Từng chi tiết, hình ảnh nhỏ trong bài thơ, đều bộc lộ rõ nét tình thương ấm áp của Bác Hồ dành cho mọi người. Từ những cái nhón chân nhẹ nhàng, sợ các chiến sĩ giật mình, đến cái dáng lo âu, trầm ngâm của Bác khi nghĩ đến các anh dân quân phải ngủ ngoài rừng. Tất cả giúp cho em cảm nhận một cách sâu sắc tấm lòng yêu thương rộng lớn của Bác. Bác Hồ là một vị lãnh tụ, nhưng cũng là một người cha già luôn bao dung, quan tâm, săn sóc, lắng lo cho đàn con của mình. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, đã xuất sắc kết hợp các yếu tố biểu cảm, miêu tả và tự sự, giúp người đọc thấu hiểu được nỗi lòng của Bác.

~HT~

Khách vãng lai đã xóa
ღTruzgღ★ - FϏ
18 tháng 10 2021 lúc 15:59

TL: ( tham khảo)

Trong những bài thơ mà em đã đọc, thì bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ, là bài thơ có chứa nhiều yếu tố tự sự và miêu tả ấn tượng nhất. Cả bài thơ, là câu chuyện trong một đêm nghỉ chân trên đường hành quân của bộ đội. Trong đêm ấy, Bác Hồ vì nỗi lo cho nước nhà, cho những người dân quân phải chịu khổ cực, mà thao thức thâu đêm. Cùng với Bác, là một anh đội viên, vì cảm phục tấm lòng người cha ấm áp, mà xin thức cùng. Từng chi tiết, hình ảnh nhỏ trong bài thơ, đều bộc lộ rõ nét tình thương ấm áp của Bác Hồ dành cho mọi người. Từ những cái nhón chân nhẹ nhàng, sợ các chiến sĩ giật mình, đến cái dáng lo âu, trầm ngâm của Bác khi nghĩ đến các anh dân quân phải ngủ ngoài rừng. Tất cả giúp cho em cảm nhận một cách sâu sắc tấm lòng yêu thương rộng lớn của Bác. Bác Hồ là một vị lãnh tụ, nhưng cũng là một người cha già luôn bao dung, quan tâm, săn sóc, lắng lo cho đàn con của mình. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, đã xuất sắc kết hợp các yếu tố biểu cảm, miêu tả và tự sự, giúp người đọc thấu hiểu được nỗi lòng của Bác.

~HT~

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Nhất Sơn
18 tháng 10 2021 lúc 16:13

các bạn ơi ko đc chép văn mẫu phải tự làm ra bạn nào làm hay mình k đc chưa

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Mùa Gia Long
Xem chi tiết
Đức Thắng
Xem chi tiết
Trịnh Ngọc Minh Thư
Xem chi tiết
Nghiêm Thị Lan Hương
Xem chi tiết
Bùi Thị Hà Linh
Xem chi tiết
Vũ Minh Anh
Xem chi tiết
trang
Xem chi tiết
Võ Thị Tố Quỳnh
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Thúy
Xem chi tiết