Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nakroth Kẻ Phán Xét

Viết 1 bài văn cảm nhận về câu tục ngữ : " Gần mực thì đen , gần đèn thì ráng "

Cô nàng Thiên Bình
3 tháng 2 2018 lúc 21:41
“Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng!”. Nhưng trong đời sống, có một thực tế là gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Vậy chúng ta cần hiểu như thế nào về vấn đề này? Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày. “Mực” là loại chất lỏng tối màu, ở gần mực sẽ bị sắc màu đó ảnh hưởng nên cũng có màu tối. Ngược lại, “đèn” là vật phát ra ánh sáng, vật nào ở gần đèn sẽ được đèn chiếu rọi nhờ đó mà trở nên sáng rõ. Câu tục ngữ mang hàm ý: nếu sống gần người xấu ắt sẽ bị lây nhiễm những tính xấu và nếu được sống gần những người tốt sẽ được ảnh hưởng những tính tốt đẹp của họ. Câu tục ngữ phản ánh mối quan hệ giữa con người với môi trường sống: môi trường xấu thì khiến con người trở nên xấu xa, ngược lại, môi trường tốt sẽ làm con người trở nên tốt đẹp. Câu tục ngữ bộc lộ quan điểm: môi trường quyết định tính cách con người. Quả thực, không ít sự thực đã chứng minh cho câu tục ngữ đó. Cha ông ta còn có câu “Giỏ nhà ai / Quai nhà nấy”, “Cha nào con nấy”, “Bước chân trước ở đâu / Bước chân sau ở đấy”,... cũng mang hàm ý này. Có nhiều gia đình, cha mẹ sống buông thả, lười lao động, làm những việc phạm pháp. Con cái họ lớn lên cũng bị nhiễm tính cách từ cha mẹ nên trở nên xấu xí như vậy Chúng biến thành những đứa bé hư, lười học, nghịch ngợm, phá phách khiến thầy cô phiền lòng, bạn bè xa lánh... Hay cũng có những bạn học sinh vốn ngoan ngoãn, hiền lành nhưng thường xuyên bị những người bạn xấu rủ rê lôi kéo. Cuối cùng, họ trở thành những học sinh lười biếng, lêu lỏng thậm chí thành những con nghiện rất khó chữa trị. Mặt khác, có rất nhiều gia đình có những truyền thống tốt đẹp truyền thống hiếu học, truyền thống thể thao,... Đó là do các thế hệ ông bà, cha mẹ đi trước đã làm gương cho con cháu về sự chăm chỉ, cần cù... Con cháu học lớn lên trong một môi trường giáo dục tốt đã theo đó mà phát triển những đức tính tốt đẹp của gia đình. Trong trường học, có những tập thể lớp vững mạnh, đoàn kết, bạn bè biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, có bạn học sinh nào còn học chưa tốt, còn nhút nhát... khi bước vào môi trường tập thể như vậy sẽ được giúp đỡ tận tình để trở thành tiến bộ. Họ trở nên sôi nổi, hăng hái, tích cực hơn... Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” đã xuất phát từ những trải nghiệm có thực của dân gian ta. Song, bên cạnh đó, chúng ta cũng cần thừa nhận một thực tế khác: có những người gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Bên trong một tập thể lớp vững mạnh, đoàn kết vẫn còn một bộ phận nhỏ ăn chơi đua đòi, lười biếng hư hỏng. Bên trong một gia đình có truyền thống tốt đẹp lâu đời vẫn có những đứa con không thể dạy bảo được... Đó là những “Con sâu làm rầu nồi canh”, là những kẻ gần đèn mà không biết sáng. Mặt khác, cũng có những người gần mực mà không bị lu mờ, tăm tối. Họ đã biết dùng thứ ánh sáng của riêng mình, mạnh hơn thứ bóng tối của mực đen để tự tỏa sáng. Ta có thể nhắc đến những em bé lang thang cơ nhỡ, nay đây mai đó nhưng vẫn chăm chỉ, cần cù học chữ. Đó là những người “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Có điều khác thường ấy bởi mỗi người lại có một bản lĩnh sống khác nhau. Có người dễ bị a dua, lôi kéo nên nhanh chóng nhiễm những thói xấu của xã hội. Nhưng cũng có người biết khẳng định bản thân, sống rất cá tính biết bảo vệ quan điểm sống đúng đắn của mình. Do vậy, họ đứng vững được trước những sự cám dỗ tầm thường. Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” nhắc nhở mỗi chúng ta cần biết lựa chọn cho mình một môi trường bạn bè, tập thể tốt để có thể được học tập những điều tốt đẹp. Song, trong cuộc sống hàng ngày, điều quan trọng là mỗi chúng ta cần rèn cho mình một bản lĩnh vững vàng biết “đãi cát tìm vàng” để học tập những điều hay lẽ phải và biết giữ vững bản lĩnh để tránh những điều xấu xa.
davichi
3 tháng 2 2018 lúc 21:41

1 bài cơ a

Despacito
3 tháng 2 2018 lúc 21:42

Mỗi một câu tục ngữ đều ẩn chứa trong đó một bài học mà người xưa đúc kết để lại, truyền dạy cho con cháu. “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” chính là kinh nghiệm từ cuộc sống của ông cha ta. Nó thể hiện mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách con người.

“Mực” có màu đen, là tượng trưng cho những cái xấu xa, những điều không tốt đẹp. Tay khi bị dính mực thì sẽ dính màu đen của mực. Vậy nên “gần mực thì đen” tức là khi ta tiếp xúc với những điều xấu thì sẽ dễ dàng bị tiêm nhiễm theo. Đối ngược với mực, “đèn” lại là một vật phát ra ánh sáng khiến cho mọi thứ xung quanh trở nên rõ ràng hơn. Vậy nên, “đèn” trưng cho những điều tốt đẹp. “Gần đèn thì sáng” ý muốn nói đến việc ta được sống trong môi trường lành mạnh thì cuộc sống sẽ được ảnh hưởng nhiều về mặt tích cực.  Như vậy, cả câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” chính là lời nhắc nhở cho chúng ta phải biết lựa chọn những cái tốt, cái phù hợp với bản thân để phát triển.

Trong một lớp học, không phải ai cũng là người tốt. “Con sâu làm rầu nồi canh”, sẽ có những bạn học sinh lười học, ham chơi, vô kỉ luật. Đồng thời, bên cạnh đó, nhiều bạn cũng đang cố gắng học hành chăm chỉ, lễ phép với thầy cô, chan hòa với bạn bè. Bởi vậy, nếu chúng ta không cẩn thận trong việc lựa chọn một người bạn để chơi thích hợp, sẽ dễ gặp phải những người bạn không tốt. Họ sẽ tiêm nhiễm cho chúng ta những thói hư tật xấu, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của mình. Ngược lại, nếu chịu khó học hỏi những bạn học giỏi, có ý thức, bản thân sẽ có nhiều tiến bộ hơn, kết quả học tập cũng sẽ được cải thiện đáng kể.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, câu tục ngữ vẫn còn có mặt khiếm khuyết. Thực tế không phải ai cũng dễ dàng bị lôi kéo bởi môi trường xấu. “Gàn bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, có rất nhiều người tuy cuojc sống khó khăn, vất vả, phải tiếp xúc nhiều với những thơi hư tật xấu của xã hội, nhưng họ vẫn giữ được cho mình một nếp sống lành mạnh. Hơn nữa, với những bạn xấu, nếu được các bạn tốt chơi cùng, hướng dẫn khuyên nhủ, thì cũng sẽ có sự thay đổi về nhận thức. Những bạn hư được ngồi cùng với những bạn ngoan sẽ nhìn thấy mặt thiếu sót của bản thân mà sửa đổi, cố gắng.

Câu tục ngữ là một lời khuyên đúng đắn nhưng đồng thời chúng ta cũng cần phải xem xát một vấn đề trên nhiều khía cạnh. Diều quan trọng ở đây chính là ý thức của bản thân trong việc rèn luyện đạo đức và học tập.

Minh Hoàng
3 tháng 2 2018 lúc 21:43

Khó nhỉ

ʚ_0045_ɞ
3 tháng 2 2018 lúc 21:45

Nhân cách con người ảnh hưởng nhiều từ yếu tốt bên ngoài. Một trong những yếu tố quan trọng để hình thành nhân cách con người là môi trường sống. Mục đích muốn thế hệ con cháu sống đúng mực và có suy nghĩ đúng đắn để có cuộc sống tốt đẹp, cha ông ta đã có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Tuy nhiên, thế hệ trẻ ngày nay có một số bạn lại cho rằng: “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng”.

Mặc dù môi trường sống là một yếu tốt quan trọng để hình thành nhân cách con người nhưng yếu tố con người còn quan trọng hơn cả môi trường sống. Bởi con người dù tốt hay xấu đều phụ thuộc rất nhiều vào bản lĩnh của chính con người đó. Vì thế mà gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng.

 

“Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Quả đúng như vậy, với nghĩa đen của câu tục ngữ có ý nghĩa nếu thường xuyên sử dụng bút mực, bị mực giây ra tay, dính vào quần áo là điều khó tránh khỏi.Đồng nghĩa như vậy khi ngồi gần đèn, được đèn chiếu vào đương nhiên sẽ bản thân ta sẽ sáng sủa. Cũng như con người, nếu sống trong môi trường tốt sẽ dễ thành người tốt, còn sống trong môi trường xấu sẽ dễ xa ngã và trở thành kẻ xấu.

“Gần mực thì đen”. Đó là hình ảnh Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao, anh vốn là một anh nông dân hiền lành, chất phác bỗng nhiên vu oan cho là có tội và phải đi ở tù. Sau bao năm ngồi tù, sống cùng bọn xã hội đen…anh Chí ngày nào sau khi trở về quê cũ đã thay đổi hẳn. Hắn đã trở thành một con ma men ở làng Vũ Đại mà ai cũng muốn tránh xa. Bởi chính cái nhà tù của xã hội thực dân phong kiến đen tối, khắc nghiệt đã đày đọa cuộc sống con người, đã biến một người nông dân quanh năm chân lấm, tay bùn, chăm chỉ làm ăn bỗng chốc thay đổi con người và trở thành như thế. Ngược trở lại, “gần đèn thì rạng”, câu chuyện người mẹ hiền dạy con là minh chứng rõ nét nhất. Mạnh Tử từ khi còn bé được sống gần trường học nên rất lễ phép, biết chăm chỉ học hành. Nếu người mẹ của Mạnh Tử cho cậu bé sống gần chợ hay gần khu nghĩa địa thì chưa chắc sau này Mạnh Tử đã trở thành bậc đại hiền tài của lịch sử Trung Quốc.

Nhưng cùng có lúc gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng,bởi lúc đó bản thân ta hiểu được ý nghĩa của “mực” nên tự dặn bản thân phải cẩn thận, không để mực giây dính quần áo, hoặc khi ta ngồi trước ngọn đèn nhưng lại cố tình ngồi khuất để ngọn đèn không rọi tới. Bởi vậy, phẩm chất, nhân cách của con người nằm ở chính bản lĩnh con người ấy. Nếu sống trong môi trường xấu mà biết giữ mình thì cũng như viên ngọc quý sáng ngời giữa đêm.Trong kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ  cứu nước, có biết bao chiến sĩ tình báo luôn hoạt động thầm lặng trong lòng địch. Chiến trường của họ không có tiếng bom rơi lửa đạn nhưng cũng thật cam go, khắc nghiệt, sống giữa sự xa hoa, những lời lẽ tán dương, những lôi kéo, dụ dỗ của quân địch, liệu họ có phản bội Tổ quốc? Làm thế nào để bên ngoài vỏ bọc lính ngụy kia bên trong họ vẫn giữ vững phẩm chất anh bộ đội Cụ Hồ? Không chỉ như vậy mà bản thân và gia đình các anh cũng phải sống quanh những lời xì xầm, bàn tán của dư luận xã hội, bị coi là Việt gian, liệu họ có dũng cảm tiếp tục công việc, nhiệm vụ ấy đòi hỏi người chiến sĩ không chỉ cần có một bộ óc nhanh nhạy mà còn cần có một bản lĩnh vững vàng đế tự chiến đấu với bản thân.

 

Còn ngày nay, ví dụ như nhân vật anh công an “Hoàn” trong bộ phim “Bí mật tam giác vàng”, anh đóng giả là một anh công an biến chất để luồn lách vào sào huyệt của bọn tội phạm, chúng dùng đủ mọi thủ đoạn để lôi kéo, dụ dỗ anh theo con đường của chúng, nhưng luôn luôn vững niềm tin và hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng, nhà nước và cơ quan giao phó, anh luôn giữ vững lập trường tư tưởng. Hình ảnh anh công an đó cũng mang đến cho ta một bài học khá lớn. Đó cũng là một trong những rất rất nhiều các chiến sĩ công an nhân dân ngày nay đang quên mình để hoàn thành nhiệm vụ và phá biết bao ổ, tụ điểm tệ nạn xã hội, vì bình yên của Tổ Quốc.

Còn được sống, hưởng thụ một môi trường tốt đẹp mà thế hệ cha ông ta đã hi sinh, đổ máu để danh được cuộc sống hòa bình cho chúng ta ngày nay mà bản thân chúng ta không chịu thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, cố gắng chăm chỉ học tập thì cũng chỉ như những thanh thép, để lâu ngày không tôi luyện sẽ bị han gỉ, trở thành những vật vô dụng.

Tóm lại, câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” đã giúp ta thấy rằng môi trường sống có ảnh hưởng không nhỏ đến sự hình thành nhân cách của mỗi con người.  Còn quan điểm “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng”là do bản thân chúng ta đang sống chủ quan hoặc cố tình né tránh. Nhưng dù môi trường không tốt nếu có bản lĩnh thì ta vẫn như đóa sen thơm ngát: “Gần bùn mù chẳng hỏi tanh mùi bùn”.

Kết quả hình ảnh cho anime

ʚ_0045_ɞ
3 tháng 2 2018 lúc 21:47

“Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng!”. Nhưng trong đời sống, có một thực tế là gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Vậy chúng ta cần hiểu như thế nào về vấn đề này?
 
Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày. “Mực” là loại chất lỏng tối màu, ở gần mực sẽ bị sắc màu đó ảnh hưởng nên cũng có màu tối. Ngược lại, “đèn” là vật phát ra ánh sáng, vật nào ở gần đèn sẽ được đèn chiếu rọi nhờ đó mà trở nên sáng rõ. Câu tục ngữ mang hàm ý: nếu sống gần người xấu ắt sẽ bị lây nhiễm những tính xấu và nếu được sống gần những người tốt sẽ được ảnh hưởng những tính tốt đẹp của họ. Câu tục ngữ phản ánh mối quan hệ giữa con người với môi trường sống: môi trường xấu thì khiến con người trở nên xấu xa, ngược lại, môi trường tốt sẽ làm con người trở nên tốt đẹp. Câu tục ngữ bộc lộ quan điểm: môi trường quyết định tính cách con người.
 
Quả thực, không ít sự thực đã chứng minh cho câu tục ngữ đó. Cha ông ta còn có câu “Giỏ nhà ai / Quai nhà nấy”, “Cha nào con nấy”, “Bước chân trước ở đâu / Bước chân sau ở đấy”,... cũng mang hàm ý này. Có nhiều gia đình, cha mẹ sống buông thả, lười lao động, làm những việc phạm pháp. Con cái họ lớn lên cũng bị nhiễm tính cách từ cha mẹ nên trở nên xấu xí như vậy Chúng biến thành những đứa bé hư, lười học, nghịch ngợm, phá phách khiến thầy cô phiền lòng, bạn bè xa lánh... Hay cũng có những bạn học sinh vốn ngoan ngoãn, hiền lành nhưng thường xuyên bị những người bạn xấu rủ rê lôi kéo. Cuối cùng, họ trở thành những học sinh lười biếng, lêu lỏng thậm chí thành những con nghiện rất khó chữa trị.
 
Mặt khác, có rất nhiều gia đình có những truyền thống tốt đẹp truyền thống hiếu học, truyền thống thể thao,... Đó là do các thế hệ ông bà, cha mẹ đi trước đã làm gương cho con cháu về sự chăm chỉ, cần cù... Con cháu học lớn lên trong một môi trường giáo dục tốt đã theo đó mà phát triển những đức tính tốt đẹp của gia đình. Trong trường học, có những tập thể lớp vững mạnh, đoàn kết, bạn bè biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, có bạn học sinh nào còn học chưa tốt, còn nhút nhát... khi bước vào môi trường tập thể như vậy sẽ được giúp đỡ tận tình để trở thành tiến bộ. Họ trở nên sôi nổi, hăng hái, tích cực hơn...
 
Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” đã xuất phát từ những trải nghiệm có thực của dân gian ta.
 
Song, bên cạnh đó, chúng ta cũng cần thừa nhận một thực tế khác: có những người gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng.
 
Bên trong một tập thể lớp vững mạnh, đoàn kết vẫn còn một bộ phận nhỏ ăn chơi đua đòi, lười biếng hư hỏng. Bên trong một gia đình có truyền thống tốt đẹp lâu đời vẫn có những đứa con không thể dạy bảo được... Đó là những “Con sâu làm rầu nồi canh”, là những kẻ gần đèn mà không biết sáng.
 
Mặt khác, cũng có những người gần mực mà không bị lu mờ, tăm tối. Họ đã biết dùng thứ ánh sáng của riêng mình, mạnh hơn thứ bóng tối của mực đen để tự tỏa sáng. Ta có thể nhắc đến những em bé lang thang cơ nhỡ, nay đây mai đó nhưng vẫn chăm chỉ, cần cù học chữ. Đó là những người “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
 
Có điều khác thường ấy bởi mỗi người lại có một bản lĩnh sống khác nhau. Có người dễ bị a dua, lôi kéo nên nhanh chóng nhiễm những thói xấu của xã hội. Nhưng cũng có người biết khẳng định bản thân, sống rất cá tính biết bảo vệ quan điểm sống đúng đắn của mình. Do vậy, họ đứng vững được trước những sự cám dỗ tầm thường.
 
Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” nhắc nhở mỗi chúng ta cần biết lựa chọn cho mình một môi trường bạn bè, tập thể tốt để có thể được học tập những điều tốt đẹp. Song, trong cuộc sống hàng ngày, điều quan trọng là mỗi chúng ta cần rèn cho mình một bản lĩnh vững vàng biết “đãi cát tìm vàng” để học tập những điều hay lẽ phải và biết giữ vững bản lĩnh để tránh những điều xấu xa.

Kết quả hình ảnh cho anime

Premis
4 tháng 2 2018 lúc 8:36

Tục ngữ được coi là “túi khôn” của nhân loại, là kho kinh nghiệm phong phú và quý giá về thiên nhiên, lao động sản xuất, về con người và xã hội của nhân dân lao động qua các thế hệ. Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam, có thể bắt gặp khá nhiều những câu tục ngữ nói về mối quan hệ giữa con người với hoàn cảnh, môi trường sống. Tiêu biểu là câu tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”.

Câu tục ngữ đã khẳng định vai trò to lớn, có tính chất quyết định của môi trường sống đến con người.

Câu tục ngữ gồm hai vế câu có ý nghĩa đối sánh nhau. Mỗi vế thể hiện một mối quan hệ nhân - quả, xuất phát từ thực tế đời sống: nếu ta lỡ bị “mực” dây vào tay chân, quần áo thì sẽ bị bẩn, bị đen quần áo, chân tay; còn nếu ta ngồi gần ngọn đèn thì sẽ được hưởng ánh sáng của nó.

Từ hình ảnh cụ thể, thực tế ấy, câu tục ngữ thể hiện ý nghĩa ẩn dụ sâu xa: nếu ta sống gần cái xấu xa đen tối thì cũng dễ bị xấu xa, đen tối theo; sống gần cái sáng sủa, lương thiện thì cũng sẽ trở nên lương thiện, tốt đẹp. Suy rộng ra, câu tục ngữ khẳng định rằng môi trường sống, hoàn cảnh sống dễ ảnh hưởng hoặc có khi có vai trò quyết định đến tính cách, phẩm chất của con người.

Câu tục ngữ nêu lên một hiện thực khách quan có phần đúng đắn.

Trước hết, vì bản chất con người “là tổng hòa các mối quan hệ xã hội” (Các - Mác) nên mỗi cá nhân thường xuyên chịu tác động từ các mối quan hệ đó. Trong quán trình tương tác giữa các cá nhân với nhau, tất yếu mỗi cá nhân sẽ chịu ảnh hưởng hoặc sự tác động từ cá nhân khác và từ môi trường hình thành nên mối quan hệ đó.

Hơn nữa, con người lại dễ chịu ảnh hưởng của một quy luật tâm lí là bắt chước. Do đó, ông cha ta cũng có câu nói về những kẻ đua theo bạn bè, bắt chước để giống nhau: “ngưu tầm ngưu, mã tâm mã”.

Thực tế đã chứng minh tính thực tế của câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Những đứa trẻ được sinh ra trong một gia đình mà chamẹ yêu thương nhau, sống hạnh phúc và được giáo dục tốt thường phát triển về tinh thần, tâm lí theo chiều hướng tích cực hơn so với trẻ sinh ra trong một gia đình mà cha mẹ li hôn hoặc không hạnh phúc. Khi đi học, nếu kết bạn với bạn tốt, chúng ta sẽ thường học hỏi được những điều hay; trái lại, nếu kết bạn với kẻ xấu thì dễ bị xúi giục, làm những việc xấu... Nhìn rộng ra, sống ở một đất nước có nhiều chiến tranh, bạó lực thì con người cũng dễ bị những tổn thương về tâm lí, tinh thần.

Khẳng định câu tục ngữ trên đã nêu lên một thực tế khá phổ biến, tuy nhiên chúng ta cũng không nên hiểucâu tục ngữ một cách phiến diện, cực đoan. Không phải lúc nào cũng “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Trong cuộc sống, có không ít những trường hợp thanh thiếu niên được sinh ra và lớn lên từ một môi trường gia đình có điều kiện kinh tế tốt, được giáo dục từ khi còn nhỏ, nhưng lớn lên, chúng lại trở nên hư hỏng, thậm chí sa vào cờ bạc, may tuý. Lại có những con người dù sống trong môi trường xấu, hoặc trong hoàn cảnh khốn khó nhưng vẫn giữ được phẩm chất tốt đẹp, thậm chí còn vươn lên, thành đạt và giúp đỡ người khác. Như loài hoa sen “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, có những con người dù sống giữa “bùn nhơ” vẫn tỏa sáng vẻ đẹp của phẩm cách, ý chí cao đẹp. Có những con người không bị “cái khó bó cái khôn” mà lại biết tạo ra sự xoay chuyển tình thế trong cảnh gian khó và làm nên thành công. Trong văn học Việt Nam, ta có thể bắt gặp hình ảnh nàng Thúy Kiều trong tác phẩm “Truyện Kiều” của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du - một người con gái tài sắc vẹn toàn, mặc dù bị xã hội đen tốiđẩy vào cảnh “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần ” mà vẫn giữ trọn vẹn lòng hiếu nghĩa, thủy chung.

Như vậy, ở đây, cái quyết định không phải là hoàn cảnh sống mà chính là bản lĩnh cá nhân, là sự rèn luyện của mỗi con người để có cách ứng xử và lối sống tốt nhất. Không phải ta cứ gặp cái xấu, gặp người từng có quá khứ không lương thiện là ta kì thị và phải tránh xa. Một cách ứng xử đúng mực và phù hợp chính là biết dung hòa và bao dung, biết giúp đỡ lẫn nhau vươn lên trong cuộc sống.

Giống với câu tục ngữ “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”, câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” đã nêu lên một thực tếkhách quan có tính phổ biến trong xã hội. Câu tục ngữ một mặt giúp chúng ta có cái nhìn thận trọng, tỉnh táo khi “chọn bạn mà chơi” hoặc lựa chọn môi trường sống trong lành để phát triển; mặt khác cũng gợi ra trong mỗi chúng ta những suy nghĩ về bản lĩnh cá nhân trong những hoàn cảnh sống khác nhau, về việc nâng cao ý thức trách nhiệm với bản thân mình ở mỗi con người. Chính vì thế, những câu tục ngữ như thế có giá trị nhận thức và giáo dục sâu sắc, đáng được gìn giữ và lưu truyền qua các thế hệ.

nguyen gia bao
4 tháng 2 2018 lúc 20:47

cau ca dao noi ve tuc ngu:nhung nguoi khong co suc thi khong lam gi duoc het.trai lai ,nguoi co suc khoe se lam duoc tat


Các câu hỏi tương tự
7/2 Gia Khanh
Xem chi tiết
Nguyễn Trường Hải
Xem chi tiết
Linh Nguyễn
Xem chi tiết
tam tam
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Anh Trần
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn IDOL
Xem chi tiết
hãy đưa nk
Xem chi tiết
thanhmai
Xem chi tiết