Vì sao Thúy Kiều tha bổng Hoạn Thư? Việc làm ấy của Kiều hợp lí hay không hợp lí, là đúng hay đáng trách? Lí giải cách lựa chọn của em.
Những lời cuối cùng Kiều nói với Hoạn Thư cho thấy Kiều là người như thế nào?
Mười hai câu đầu tả cảnh Thúy kiều báo ân (trả ơn).
- Qua lời của Kiều nói với Thúc Sinh, em thấy Kiều là người như thế nào?
- Tại sao khi trả ơn Thúc Sinh, Kiều lại nói với Thúc Sinh về Hoạn Thư? Có sự khác nhau như thế nào trong ngôn ngữ của Kiều khi nói với Thúc Sinh và khi nói về Hoạn Thư? (Chú ý những từ Hán Việt, từ ngữ mang tính ước lệ khi nói với Thúc Sinh; ngôn ngữ nôm na bình dị, những thành ngữ dân gian khi nói về Hoạn Thư.) Vì sao có sự khác nhau ấy.
Trước thái độ của Kiều, Hoạn thư đã xử trí ra sao? Lời kêu ca của Hoạn Thư thực chất là lí lẽ để gỡ tội. Em hãy tìm hiểu:
- Trình tự lí lẽ của Hoạn Thư.
- Các lí lẽ của Hoạn Thư đã tác động tới Kiều như thế nào?
- Qua lời đối đáp của Hoạn Thư, em có cảm nhận gì về tính cách của nhân vật này?
Những câu thơ còn lại tả cảnh Thúy Kiều báo oán.
- Những lời đầu tiên Kiều nói với Hoạn Thư có giọng điệu như thế nào? (Chú ý cách xưng hô của Kiều, cách nhắc lại đời xưa, đời này, mấy mặt, mấy gan, càng…, càng…).
- Thái độ của Kiều thể hiện qua giọng điệu ấy?
Tại sao khi trả ơn Thúc Sinh nhưng Kiều lại nhắc tới Hoạn Thư?
A. Điều đó chứng tỏ vết thương lòng mà Hoạn Thư gây ra cho Kiều còn nặng nề, đau xót
B. Sử dụng lời ăn tiếng nói của người dân để nói về hành động trừng phạt kẻ ác theo quan điểm của nhân dân
C. Tố cáo lòng ganh ghét đố kị và thủ đoạn tàn nhẫn của Hoạn Thư
D. Cả A và B
Thái độ của Kiều trước sự chối tội của Hoạn Thư là gì?
A. Thúy Kiều xuôi lòng tha bổng cho Hoạn Thư, và còn khen ngợi Hoạn Thư “khôn ngoan”
B. Trách phạt Hoạn Thư vì đã từng gieo đau khổ cho mình
C. Vui mừng vì Hoạn Thư biết hối lỗi, sợ sệt
D. Không biết đối đáp với Hoạn Thư ra sao vì Hoạn Thư quá xảo quyệt
Nguyễn Du – một đại thi hào của dân tộc, đã để lại cho đời nhiều tác phẩm văn học giá trị có sức ảnh hưởng lớn tới nhiều thế hệ, nổi bật trong số đó phỉa kể đến Truyện Kiều – một kiệt tác văn học Việt Nam. Bằng tâm huyêt và tài năng của mình, ông xây dựng thành công một hình tượng nhân vật bất hủ là Thúy Kiều – người con gái tài sắc vẹn toàn.
Thúy Kiều là người con gái xinh đẹp, hiếu thảo, có tài năng và đức độ hơn người. Trước tai họa bất ngờ của gia đình, cha bị vu oan, bị tra tấn dã man; nhà cửa bị lũ sai nha đầu trâu mặt ngựa cướp phá tan hoang, Kiều quyết định hành động ngoài dự tính của mọi người, ngoài dự tính của chính bản thân nàng: bán mình chuộc cha. Kiều đã gạt chữ tình sang một bên để đáp đền chữ hiếu. Suốt mười lăm năm lưu lạc “trải qua bao cuộc bể dâu”, nhưng không lúc nào Kiều nguôi nhớ đến gia đình và cha mẹ. Mặc dù cuộc đời nàng chìm ngập trong nỗi bất hạnh, đau thương, nhưng nàng vẫn cố gắng vươn lên và phẩm hạnh của nàng luôn tỏa sáng.
Phân tích nhân vật Thúy Kiều
Lo xong cho cha mẹ yên bề, Kiều mới nghĩ đến tình yêu đầu đời thiêng liêng của mình với Kim Trọng. Nhớ tới lời hẹn ước, nàng nhờ Thuý Vân thay mình đền đáp tình chàng:
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tinh máu mủ thay lời nước non.
Rồi Kiều mới cảm nhận nỗi đau của chính mình:
Ôi Kim lang, hời Kim lang !
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!
Lúc ở lầu Ngưng Bích, xa nhà chưa bao lâu mà nàng tưởng như đã trải qua biết “mấy nắng mưa”. Nàng hình dung cảnh cha mẹ đang ngóng chờ, rồi lo lắng ai sẽ thay mình chăm sóc khi cha mẹ về già.
Khi phải chấp nhận là gái lầu xanh, Kiều đau đớn tột cùng, càng nhớ cha nhớ mẹ. Nàng ân hận vì đã không làm tròn chữ hiếu, phải sống trong tủi nhục ê chề. Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần, nhưng không lúc nào nàng quên được Kim Trọng:
Tiếc thay chút nghĩa cũ càng,
Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng.
Là người con gái tài sắc vẹn toàn, Kiều cũng là một người sống có nhân, có nghĩa. Khi có cơ hội, nàng trả ẩn trước, báo oán sau. Những người giúp đỡ nàng, nàng đều đền ơn rất hâu. Còn với những kẻ đã gây ra tội ác, nàng rat ay quyết liệt và dứt khoát. Hành động của nàng là hợp ý trời, lòng người và cũng là chân lí cuộc đời.
Sau khi báo ân báo oán, mọi cơ cực, oán trái, gian truân của đời Kiều như được trút sạch. Từ địa vị thấp hèn, Kiều có được địa vị, sống cuộc sống hạnh phúc, vinh hoa phú quý. Tưởng như mọi khổ ải đã chấm dứt, nào ngờ tai họa lại ập xuống mà nàng vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân. Vì tin lời hứa của Hồ Tôn Hiến, Kiều đã khuyên Từ Hải ra hàng để rồi bị lừa mà “chết đứng”. Ân hận, nàng tìm đến cái chết dế chấm dứt. Cội nguồn sâu xa của hành động sai lầm này là lòng nhân ái, nhẹ dạ tin người. Xét kĩ, ta có thể thông cảm và tha thứ cho nàng.
Nhưng rồi, một lần nữa, nàng được cứu sống. Bấy giờ nàng được đoàn tụ bên người thân và gia đình. Sau mười lăm năm, gặp lại chàng Kim, tái hợp tình xưa nghĩa là chuyện hiển nhiên, nhưng cũng bởi trân trọng tình mình, tình người mà Kiều đã:
Đem tình cầm sắt đổi ra cầm kì,
Nàng từ chối tất cả mọi lời khuyên. Trước sau, Kiều vẫn chấp nhận thiệt thòi, hi sinh hạnh phúc của mình cho người khác. Tấm lòng nàng thật đáng ngợi ca muôn đời.
Đọc Truyện Kiều, ta cảm tưởng như tác giả dành trọn những yêu thương, trân trọng, xót xa cho Thúy Kiều – một người con gái tài hoa mà bạc mệnh. Tác phẩm như một tiếng kêu bi ai về thân phận người phụ nữ bị chà đạp cả về phẩm hạnh, nhân cách trong xã hội phong kiến đương thời.
Hãy đóng vai nàng Kiều viết đoạn văn kể lại việc báo ân báo oán, trong đó bộc lộ trực tiếp tâm trạng của Kiều lúc gặp Hoạn Thư.
Trước thái độ của Kiều, Hoạn Thư xử lý ra sao?
A. Hoạn Thư khéo léo đưa ra lập luận tránh tội cho mình
B. Lý lẽ Hoạn Thư đưa ra luôn chính xác, khó lòng bác bỏ được
C. Là người khôn ngoan, lọc lõi, Hoạn Thư đưa ra những lý lẽ xác đáng, khó lòng bác bỏ được
D. Cả 3 đáp án trên