Câu 9: Trong bảng tuần hoàn, nitơ thuộc nhóm nào sau đây?
A. Nhóm VA. B. Nhóm IIIA. C. Nhóm IA. D. Nhóm VIIIA.
Hai nguyên tố X và Y cùng một chu kì trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, X thuộc nhóm IIA, Y thuộc nhóm IIIA (ZX +ZY =51) Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Kim loại X không khử được ion Cu2+ trong dung dịch
B. Hợp chất với oxi của X có dạng X2O7
C. Trong nguyên tử nguyên tố X có 25 proton
D. Ở nhiệt độ thường X không khử được H2O
Hai nguyên tố X, Y thuộc cùng nhóm và hai chu kỳ liên tiếp nhau có tổng số số hiệu nguyên tử là 32. Vậy X, Y thuộc nhóm nào?
A. VIIA
B. IIIA
C. VIA
D. IIA
Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố X là 3s23p1. Vị trí (chu kì, nhóm) của X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là
A. chu kì 3, nhóm IIIB.
B. chu kì 3, nhóm IA.
C. chu kì 4, nhóm IB.
D. chu kì 3, nhóm IIIA.
Cho các nguyên tử sau cùng chu kỳ và thuộc phân nhóm A, có bán kính nguyên tử như hình vẽ:
Độ âm điện của chúng giảm dần theo thứ tự là dãy nào?
A. (1) > (3) > (2) > (4).
B. (4) > (3) > (2) > (1).
C. (4) > (2) > (1) > (3).
D. (1) > (2) > (3) > (4).
Cho 14,2g X gồm hai muối cacbonat của hai kim loại phân nhóm chính IIA thuộc 2 chu kỳ kế tiếp nhau phản ứng với dung dịch HCl dư được 3,36lít CO2 đktc . Tìm 2 kim loại đó
A. Mg và Ca
B. Ba và Sr
C. Ca và Sr
D. Be và Mg
Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 52. Trong hạt nhân nguyên tử X có số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 1. Vị trí (chu kì, nhóm) của X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là
A. chu kì 3, nhóm VA
B. chu kì 3, nhóm VIIA
C. chu kì 2, nhóm VA
D. chu kì 2, nhóm VIIA
Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố X ở nhóm IIA, nguyên tố Y ở nhóm VA. Công thức của hợp chất tạo thành 2 nguyên tố trên có dạng là
A. X3Y2
B. X2Y3
C. X5Y2
D. X2Y5
Những nhận định nào đúng trong các nhận định sau về photpho:
1. P ở ô thứ 15, chu kì 3, nhóm VA;
2. Bảo quản P trắng bằng cách đậy kín trong lọ có không khí;
3. P đỏ hoạt động mạnh hơn P trắng;
4. Trong hợp chất, P có số oxi hóa: -3, +3 và +5
5. P thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với oxi;
6. Trong tự nhiên, gặp P tồn tại dạng tự do và hợp chất.
A. 1, 4
B. 1, 6
C. 1, 3, 5
D. 2, 4, 5
X và Y (ZX < ZY) là hai nguyên tố thuộc cùng một nhóm A và hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Tổng số hạt proton của hai nguyên tử hai nguyên tố đó là 22. Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Đơn chất của X tác dụng được với đơn chất của Y
B. Độ âm điện của Y lớn hơn độ âm điện của X
C. Hợp chất của X với hiđro là phân tử phân cực
D. Công thức oxit cao nhất của Y là YO3