- Trong công cuộc khai thác thuộc địa ở Việt Nam, thực dân Pháp thi hành chính sách gì trên lĩnh vực kinh tế? Em có nhận xét gì về kinh tế Việt Nam đầu thế kỉ XX?
*Nhà Nguyễn ngày càng lúng sâu trên con đường đầu hàng vì:
- Triều đình Nguyễn đã kí các hiệp ước với những điều khoản nặng nề và vô lý.
- Triều đình Nguyễn quá đề cao và sợ thực dân Pháp, không tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân và cho rằng khó có thể thắng được quân Pháp.
- Ảo tưởng dựa vào con đường thương thuyết để giành lại những vùng đất đã mất.
- Triều đình Nguyễn vì quyền lợi của giai cấp và dòng họ mà muốn lầm hòa, nhượng bộ thực dân Pháp,bán rẻ dân tộc.
* Hãy trình bày quan điểm của em trước ý kiến cho rằng triều Nguyễn phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước việc để đất nước rơi vào sự thống trị của thực dân Pháp.
Ngay từ khi bắt đầu xâm lược Việt Nam, khả năng đánh bại Pháp không phải là không có, mà do chính sách sai lầm của triều đình đã làm cho các khả năng đề kháng và chiến thắng của quân ta ngày càng hao mòn, khiến địch ngày càng lấn lướt, từng bước thôn tính nước ta.
Triều đình Nguyễn vì mục đích giữ ngai vàng của dòng họ đã nhanh chóng cầu hòa với thực dân Pháp, ra sức bóc lột nhân dân để phục vụ cho cuộc sống xa hoa và bồi thường chi phí cho Pháp, không tổ chức toàn dân chống giặc mà còn quá nhu nhược, thẳng tay đàn áp phong trào quần chúng,…
Những chính sách bảo thủ, lạc hậu của triều Nguyễn đã tự thủ tiêu vai trò lãnh đạo của mình, là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của đất nước và sức sáng tạo của nhân dân, đối lập sâu sắc với nhân dân cả nước, ngày càng lún sâu vào con đường nhượng bộ, cầu hòa và cuối cùng cấu kết với kẻ thù dân tộc trong việc đàn áp, bóc lột nhân dân cả nước.
Đến khi thất bại trước cuộc vũ trang xâm lược của thực dân Pháp thì triều Nguyễn lại đổ lỗi cho khách quan và lấy việc ký hiệp ước làm lối thoát duy nhất. Đó là trách nhiệm, cũng là tội lớn của nhà Nguyễn trước dân tộc, trước lịch sử.