Có mấy loại vi phạm pháp luật ?
A. Bốn loại.
B. Năm loại.
C. Sáu loại.
D. Hai loại.
Anh B và chị Y yêu nhau nhưng bị gia đình hai bên ngăn cản vì cùng họ. Sau khi tìm hiểu pháp luật, thấy rằng quan hệ họ hàng giữa hai người đã ngoài phạm vi năm đời, không vi phạm quy định của pháp luật nên anh chị vẫn quyết định kết hôn. Trong trường hợp này, pháp luật là phương tiện để anh A và chị Y
A. Thách thức sự cấm đoán của hai gia đình
B. Bác bỏ lí do cấm đoán của hai gia đình
C. Thuyết phục hai bên gia đình đồng ý
D. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình
Trong những năm qua, di tích lịch sử - văn hóa ở một số nơi thường bị người dân xâm phạm. Trên cơ sở pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa và pháp luật hình sự, các cơ quan chức năng đã xử lý vi phạm hành chính với những người vi phạm. Trong những trường hợp này, pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa và pháp luật hình sự đã thể hiện vai trò nào dưới đây ?
A. Là phương tiện để Nhà nước trừng trị kẻ phạm tội.
B. Là công cụ để nhân dân đấu tranh với người vi phạm.
C. Là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội.
D. Là công cụ để hoạch định kế hoạch bảo vệ di sản văn hóa.
Em hãy lựa chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau đây:
Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là:
a. Công dân ở bất kì độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lí như nhau.
b. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỉ luật.
c. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lí theo quy định của pháp luật.
d. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lí.
Căn cứ vào những yếu tố nào để phân chia các loại vi phạm pháp luật?
A. Đối tượng bị xâm phạm, mức độ, tính chất nguy hiểm do hành vi vi phạm gây ra cho xã hội
B. Đối tượng bị xâm phạm, mức độ, hậu quả nguy hiểm do hành vi vi phạm gây ra cho xã hội
C. Đối tượng thực hiện, mức độ, hậu quả nguy hiểm do hành vi vi phạm gây ra cho xã hội
D. Đối tượng thực hiện, mức độ, tính chất nguy hiểm do hành vi vi phạm gây ra cho xã hội
1.Người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện hành vi nào sau đây là vi phạm pháp luật
hình sự?
A. Không chấp hành tín hiệu đèn giao thông. B. Tranh chấp quyền lợi khi li hôn.
C. Sản xuất pháo nổ trái phép.
D. Hủy bỏ giao dịch dân sự.
2.Người vi phạm pháp luật, gây thiệt hại về tài sản của người khác thì phải chịu trách nhiệm
pháp luật nào dưới đây?
A. Hành chính.
B. Kỉ luật.
C. Dân sự.
D. Hình sự
3.Những người có hành vi không đúng quy định của pháp luật sẽ bị cơ quan có thẩm quy ền áp
dụng các biện pháp cần thiết để buộc họ phải tuân theo. Điều này thể hiện đặc trưng nào dưới đây của
pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Hiệu lực tuyệt đối.
D. Khả năng đảm bảo thi hành cao.
4: Muốn người dân thực hiện đúng pháp luật, đòi hỏi Nhà nước phải làm như thế nào để người
dân biết được các quy định của pháp luật?
A. Tuyên truyền quy chế đối ngoại.
B. Sử dụng các biện pháp cưỡng chế.
C. Tuyên truyền và phổ biến pháp luật.
D. Sử dụng các thủ đoạn cưỡng chế.
Vi phạm kỉ luật là hành vi vi phạm phá luật xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước,… được pháp luật nào bảo vệ?
A. Pháp luật lao động và pháp luật hành chính.
B. Pháp luật hành chính và pháp luật dân sự.
C. Pháp luật dân sự và pháp luật lao động.
D. Pháp luật lao động và pháp luật tài chính.
Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau: Người nào tuy có điều kiện mà không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, dẫn đến hậu quả người đó chết, thì:
a. Vi phạm quy tắc đạo đức
b. Vi phạm pháp luật hình sự
c. Vi phạm pháp luật hành chính
d. Bị xử phạt vi phạm hành chính
e. Phải chịu trách nhiệm hình sự
f. Bị dư luận xã hội lên án
Tương ứng với mỗi loại vi phạm pháp luật là một loại
A. Nghĩa vụ pháp lí
B. Trách nhiệm pháp lí
C. Nghĩa vụ cụ thể
D. Trách nhiệm cụ thể