cho tứ diện ABCD. O là điểm thuộc miền trong của tam giác BCD, M là điểm nằm trên đoạn OA. tìm giao tuyến của mặt phẳng (MCD) với các mặt phẳng (ABC) và ( ABD)
Cho tứ diện SABC có M là điểm nằm trên tia đối của tia SA, O là điểm trong tam giác ABC tìm các giao điểm là đường thẳng MO và mặt phẳng (SBC)
Cho tứ giác ABCD nằm trong mặt phẳng (α) có hai cạnh AB và CD không song song với nhau. S là điểm nằm ngoài mặt phẳng (α) và M là trung điểm của đoạn SC.
a) Tìm giao điểm N của đường thẳng SD và mặt phẳng (MAB).
b) Gọi O là giao điểm của AC và BD. Chứng minh rằng ba đường thẳng SO, AM và BN đồng quy.
Cho tứ diện ABCD có các điểm M và N lần lượt là trung điểm của AC và BC. Lấy điểm K thuộc đoạn BD (K không là trung điểm của BD). Tìm giao điểm của đường thẳng AD và mặt phẳng (MNK).
Cho tứ diện ABCD. Gọi M và N lần lượt là trung điểm của các cạnh AB và CD, trên cạnh AD lấy điểm P không trùng với trung điểm của AD.
a) Gọi E là giao điểm của đường thẳng MP và đường thẳng BD. Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng (PMN) và (BCD).
b) Tìm giao điểm của hai mặt phẳng (PMN) và BC.
Cho tứ diện ABCD. Qua điểm M nằm trên AC ta dựng một mặt phẳng (α) song song với AB và CD. Mặt phẳng này lần lượt cắt các cạnh BC, BD và AD tại N, P và Q.
a) Tứ giác MNPQ là hình gì?
b) Gọi O là giao điểm hai đường chéo của tứ giác MNPQ. Tìm tập hợp các điểm O khi M di động trên đoạn AC.
Cho tứ diện ABCD. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AC và BC, P là điểm thuộc DB sao cho PB = 2PD. Gọi Q là giao điểm của CD với mặt phẳng (MNP). Đường thẳng MP không chéo với đường thẳng nào sau đây?
A. AB
B. CD
C. NP
D. BC
Cho hình tứ giác ABCD có các cặp cạnh đối không song song, S là 1 điểm không nằm trong mặt phẳng ABCD, M là 1 điểm nằm trên cạnh SA a) tìm giao tuyến của 2 mặt phẳng (SAB) và (MCD) b) gọi M là trọng tâm của tam giác SCD. Tìm giao điểm của đường thẳng MG và (ABCD)
Cho tứ diện ABCD , O là một điểm thuộc miền trong tam giác BCD , M là điểm trên đoạn AO. Tìm giao tuyến của mặt phẳng \((\)MCD) với các mặt phẳng \((\)ABC ).
A.PC trong đó P = DC \(\cap\) AN , N= DO \(\cap\) BC
B. PC trong đó P= DM AN , N = DA BC
C. PC trong đó P = DM \(\cap\)AB , N = DO \(\cap\) BC
D. PC trong đó P=DM \(\cap\) AN , N= DO \(\cap\) BC