Vắc xin được chế từ mầm bệnh là vi rút ASF để phòng bệnh truyền nhiễm nào cho vật nuôi? A. Dịch tả lợn B. Đóng dấu lợn C. Cúm gia cầm D. Tai xanh ở lợn
II.Phần tự luận
Vắc xin là gì? Tác dụng của vắc xin? Lấy ví dụ 1 số loại vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi mà em biết?
Ở gia đình em có dùng vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi không và thường dùng loại vắc xin nào?
Em hãy quan sát hình 73 về cách xử lí mầm bệnh để chế vắc xin và trả lời câu hỏi: Thể nào là vắc xin chết và vắc xin nhược độc?
Chú ý khi sử dụng vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi ?
Học sinh quan sát các loại vắc xin, trả lời và ghi vào vở bài tập theo bảng sau:
TT | Tên thuốc | Đặc điểm vắc xin (dạng vắc xin) | Đối tượng dùng | Phòng bệnh | Cách dùng: nơi tiêm, chích, nhỏ, liều dùng | Thời gian miễn dịch |
1 | ||||||
2 | ||||||
3 |
Câu 16: Tác dụng phòng bệnh của vắc xin là:
A. tiêu diệt mầm bệnh
B. trung hòa yếu tố gây bệnh.
C. kích thích cơ thể sản sinh kháng thể chống lại mầm bệnh
D. làm cho mầm bệnh không vào được cơ thể
Phát biểu nào dưới đây là không đúng khi nói về tác dụng phòng bệnh của vắc xin?
A. Tiêm vắc xin cho vật nuôi khỏe.
B. Tiêm vắc xin cho vật nuôi lúc nào cũng được.
C. Cơ thể vật nuôi sẽ sản sinh ra kháng thể.
D. Cơ thể vật nuôi có đáp ứng dịch bệnh.
Em hãy quan sát hình 74 rồi điền vào vở bài tập các từ, cụm từ cho dưới đây vào chỗ trống sao cho phù hợp với tác dụng phòng bệnh của vắc xin:
Các từ và cụm từ: vắc xin, kháng thể, tiêu diệt mầm bệnh, miễn dịch.
Khi đưa (1) vào cơ thể vật nuôi khỏe mạnh, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách sinh ra (2) chống lại sự xâm nhiễm của mầm bệnh tương ứng. Khi mầm bệnh xâm nhập trở lại, cơ thể vật nuôi có khả năng (3).Vật nuôi không bị mắc bệnh vì đã có khả năng (4).