Đề bài: Ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải qua đoạn thơ “Ta làm con chim hót…Dù là khi tóc bạc” trong “Mùa xuân nho nhỏ”.
Bài làm
Khi đất nước đang trên đà đi lên chủ nghĩa xã hội, hòa nhập với cộng đồng khi cần những con người biết hi sinh, biết cống hiến. Thanh Hải là một trong những nhà thơ tràn đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ, dù sức khỏe không tốt. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” đã phần nào nêu lên ước nguyện nhỏ nhoi nhưng có ý nghĩa lớn đối với đất nước. Đặc biệt trong hai khổ thơ:
Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập cùng hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi đôi mươi
Dù là khi tóc bạc
Thật vậy, xuyên suốt bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là niềm vui phơi phới của tác giả trước sự đổi thay mạnh mẽ của đất nước. Một con người đầy nhiệt huyết và khao khát được cống hiến cho đất nước như Thanh Hải thật đáng ngưỡng mộ, trân trọng.
Thanh Hải ước nguyện thật đơn giản, mộc mạc nhưng có ý nghĩa khái quát lớn đối với mỗi người, đặc biệt là người trẻ:
Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
!-->
Không mơ ước cao xa, vĩ đại, “ta” chỉ ước những điều nhỏ nhoi, bình dị nhưng không phải người nào cũng có thể làm được. “Con chim hót”, “một nhành hoa”..tưởng chừng là những điều bình dị, đơn giản với vẻ đẹp âm thầm và lặng lẽ nhưng lại có ý nghĩa lớn đối với mạch thơ. Tác giả chỉ nguyện hóa thân thành con chim có thể cất vang tiếng hót làm vui vẻ cuộc sống này, được tự do tung bay đến những chân trời mới phục vụ cho nhân dân. Ước làm một nhành hoa để tỏa hương và khoe sắc làm giàu đẹp và phong phú hơn cho quê hương, đất nước. Mặc dù nguyện ước này có phần lạ kì nhưng nó chân chất và gần gũi với đời sống hằng ngày.
Và Thanh Hải còn hi vọng rằng chút cống hiến bé nhỏ của mình sẽ hòa vào biển người rộng lớn, đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trần xao xuyến
Chỉ là “một nốt trầm” rất nhỏ nhập vào bản hòa ca nhiều thanh sắc cũng đã khiến cho tác giả quá mãn nguyện, quá hài lòng. Chính tấm chân tình của tác giả khiến người đọc không thể kìm được dòng cảm xúc.
Và rồi tự Thanh hải nhận mình là “một mùa xuân nho nhỏ” giữa mùa xuân lớn của đất nước. Dù mùa xuân ấy lặng lẽ và âm thầm hi sinh, cống hiến nhưng đó là nguyện ước của một con người khát sống, khát yêu thương.
Mùa xuân nho nhỏ nhưng lại có ý nghĩa vô cùng lớn lao. Một mùa xuân nhỏ, góp thành mùa xuân lớn, tích tiểu thành đại là việc mà mỗi người chúng ta cần phải làm, cần phải cố gắng để cống hiến.
Và những nguyện ước bình dị nhưng lớn lao đó đã thôi thúc tác giả cống hiến mà không đòi hỏi, chỉ lặng lẽ âm thầm như vậy:
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
Một ý niệm về thời gian giàu triết lí nhân sinh. Thời gian là tuổi trẻ hay là tuổi già thì cống hiến vẫn luôn là điều cần thiết, không cần phải có suy nghĩ trẻ mới nên cống hiến. Đó là một tấm lòng rất mực cao cả của Thanh hải.
Những lời thơ nhẹ nhàng, chân tình của Thanh hải cùng với nguyện ước bình dị đã lắng lại trong lòng người đọc nhiều dư âm nhất.
Bác Hồ đã từng viết: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân - Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội.” Nhắc đến mùa xuân ta sẽ nghĩ về không gian tràn đầy sức sống, sự tươi mới; ta sẽ rạo rực rung động trước vẻ đẹp của muà xuân. Phải chăng sức sống của mùa xuân ấy đã khơi dậy, thắp sáng trong lòng người đặc biệt là những con người trẻ nhiều ước mơ,khát vọng. Và phải chăng khi nói tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội ta sẽ nghĩ về những khát vọng, những cống hiến, đóng góp dù nhỏ bé nhưng có ích và có ý nghĩa cho mùa xuân lớn của cuộc đời chung. Như thông điệp mà nhà thơ Thanh Hải đã gửi đến cho chúng ta qua bài thơ mùa xuân nho nhỏ.
Nguyễn Đình Thi đã từng nói: “Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc một lần mà bỏ xuống được. Ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi và đọc lại bài thơ tất cả tâm hồn chúng ta đọc.” Vâng, đã và mãi như vậy. Một bài thơ hay luôn có sức lay động mạnh mẽ tới tâm hồn người đọc, để lại trong ta những vang âm sâu sắc. Vậy sức lay động ấy đến từ đâu? Phải chăng là từ những suy ngẫm, cảm xúc chân thành của tác giả? Cõ lẽ vì vậy mà mỗi lần đọc Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải tôi lại không khỏi xúc động trước tiếng lòng thiết tha, ước nguyện cống hiến hết mình của nhà thơ đặc biệt là ở khổ 4,5:
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.”
Bài thơ được Thanh Hải sáng tác vào năm 1980 trong thời điểm mà nhà thơ đang nằm trên giường bệnh, trải qua những ngày cuối cùng của cuộc đời. Không phải ngẫu nhiên mà Thanh Hải lựa chọn mùa xuân để khởi nguồn cảm hứng. Mùa xuân của thiên nhiên, đất nước thường gợi lên ở mỗi con người niềm khát khao và hi vọng. Với Thanh Hải cũng thế, đây chính là thời điểm mà ông nhìn lại cuộc đời và bộc bạch tâm niệm thiết tha:
"Ta làm con chim hót,
Ta làm một cành hoa.
Ta nhập vào hoà ca,
Một nốt trầm xao xuyến"
Xin làm một tiếng chim hót hoà trong muôn vạn tiếng chim cất cao tiếng hót chào xuân, xin làm một cành hoa trong muôn vạn cánh hoa âm thầm khoe sắc tỏa hương thơm cho đời, xin làm một nốt nhạc trầm trong bản đồng ca của dân tộc. Ước nguyện của nhà thơ sao mà đáng yêu, gần gũi lạ kì. Cái “ tôi” của nhà thơ như một dòng suối nhỏ khiêm nhường đã hòa vào cái ta của “dòng sông xanh” trên quê hương, đất nước. Mùa xuân, dòng sông, tiếng chim,… thì đã, đang và sẽ mãi tồn tại; đó là giá trị vĩnh cửu, là cái đẹp mãi mãi… Thế còn cái đẹp giữa con người với con người? Trong quan hệ với cái “tôi” cái “ta”? Liệu có vĩnh cửu hay không? Thanh Hải không trả lời trực tiếp điều này mà thay vào đó là lời nhắn nhủ: “Ta làm con chim hót/ Ta làm một cành hoa/ Ta nhập vào hòa ca/ Một nốt trầm xao xuyến” Làm con chim thì phải có tiếng hót riêng. Làm bông hoa thì phải có hương sắc riêng. Nhưng những cái riêng ấy chỉ được xác lập giá trị trong quan hệ với cái chung. Mỗi người cũng vậy, có một giá trị riêng không thể so sánh. Vì thế trong bản “hòa ca” vẫn có những người khiêm tốn như một “nốt trầm” nhưng đó lại là “một nốt trầm xao xuyến”.Từ những ước nguyện tưởng chừng như nhỏ bé nhưng vô cùng ý nghĩa ấy, từ sự gắn kết giữa mùa xuân thiên nhiên đất trời và mùa xuân cuộc đời, nhà thơ đã sáng tạo nên hình ảnh mùa xuân nho nhỏ. Phải chăng mùa xuân nho nhỏ ấy được dệt nên từ “cành hoa”, “tiếng chim” hay “nốt trầm xao xuyến mà ông khao khát muốn hóa thân?
Giờ đây, Tâm hồn của tác giả như hoà vào mùa xuân đất nước, thôi thúc mạnh mẽ nhưng cũng rất âm thầm:
“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.”
Lời thơ như tâm tình thiết tha. Một sự sáng tạo độc đáo của nhà thơ khi phát hiện ra được hình ảnh “ mùa xuân nho nhỏ”. Mỗi con người, mỗi sự cống hiến được ví như một mùa xuân nhỏ hoà vào mùa xuân chung của đất trời, của Tổ quốc. Đó cũng là nguyện ước nhỏ bé của nhà thơ, muốn được mãi mãi làm việc, hi sinh, cống hiến một cách âm thầm lặng lẽ cho quê hương đất nước bất chấp sự thử thách của thời gian, tuổi tác:” Dù là tuổi hai mươi /Dù là khi tóc bạc.” Lời thơ rắn rỏi, điệp ngữ "dù là" khẳng định thái độ tự tin trước những khó khăn trở ngại của đời người. Điều gì đã làm nên thái độ tự tin đến vậy? Đó phải chăng là bởi ý thức về trách nhiệm đối với quê hương đất nước, khát vọng được sống được cống hiến đã trở thành lẽ sống trong cuộc đời tác giả? Tâm nguyện, mong muốn ấy, ta cũng đã từng bắt gặp đâu đó trong những vần thơ của Tố Hữu :
“Nếu là con chim, chiếc lá
Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình ”
Các bạn ạ, nếu như Tố Hữu với lí tưởng “sống là cho” thì Thanh Hải lại ước nguyện góp một mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân của cuộc đời chung. Khát vọng làm một mùa xuân nho nhỏ dâng hiến phần tinh túy và ý nghĩa nhất của Thanh Hải lại càng trở nên có ý nghĩa hơn biết bao khi đặt trong hoàn cảnh nhà thơ đang sống những ngày cuối cùng trên giường bệnh, đang đấu tranh giữa sự sống và cái chết. Điều này khiến chúng ta nghĩ về biết bao con người đã sống, đã ngã xuống, đã đánh đổi trọn cả cuộc đời, dâng hiến cả thanh xuân vì mục tiêu đẹp nhất, cao cả nhất- hướng về quê hương, đất nước. Tôi lại nghĩ về câu nói của Nhi-tơ-lai A Tơ-rốp-xki trong Thép đã tôi thế đấy! : “Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng sống hoài, sống phí.”. Tôi tin chắc rằng khi có ước mơ, có khát vọng thì ta sẽ có thể “in dấu trên mặt đất, in dấu trong tim người khác”.
P/s tham khảo nha