1. Xe đạp cũng giống như tất cả các loại phương tiện khác lưu thông trên đường như xe hơi, xe gắn máy... Vì vậy người chạy xe đạp phải tuyệt đối tuân theo tín hiệu giao thông. Luôn nhớ: Nhường người đi bộ, dừng khi đèn đỏ và đặc biệt cẩn thận ở những chỗ giao nhau.
2. Luôn luôn lái xe bên phải đường theo đúng hướng dẫn giao thông. Không bao giờ được đi ngược đường.
3. Đi chậm lại và cẩn thận quan sát đèn tín hiệu ở những chỗ rẽ, khúc cua.
4. Ở những chỗ cắt nhau có đông người qua lại, khi muốn qua đường thì tốt nhất nên dắt xe đi trên phần đường dành cho người đi bộ và tuân theo tín hiệu giao thông.
5. Kể cả khi đi cùng bạn bè cũng luôn đi hàng một (không lái xe sóng đôi) trên đường, vì việc đi hàng hai hàng ba dễ gây nguy hiểm cho mình, cho bạn và cho cả những người đi trên các phương tiện khác.
6. Khi muốn vượt, phải xin vượt lên bên trái người và xe khác.
7. Không lái xe bằng một tay và đặc biệt không bao giờ được chạy xe trên 1 bánh để tránh bị mất thăng bằng trong những tình huống bất ngờ.
8. Đi buổi tối phải chắc chắn xe có đèn và đèn phải sáng.
9. Không đeo tai nghe khi đang chạy xe để có thể nghe rõ tiếng kèn của các xe khác cũng như tiếng còi điều khiển của cảnh sát giao thông.
10. Không bao giờ được đột ngột quẹo, cua khi chưa có sự quan sát đằng trước đằng sau. Khi muốn rẽ: đi chậm, dùng tay trái xin đường khi muốn rẽ trái; đi chậm, nhìn lại đằng sau bên phải khi muốn rẽ phải. Khi thấy thật sự có dấu hiệu an toàn - các xe đằng sau đi chậm lại hoặc lái theo hướng ngược với hướng mình định rẽ thì mới rẽ.
Xã hội ngày càng phát triển, có rất nhiều loại xe được ra đời nhằm phục vụ cho nhu cầu tham gia giao thông một con người. Tuy nhiên xe đạp vẫn là phương tiện giao thông lâu đời, phổ biến và thân thiện với môi trường. Xe đạp có rất nhiều ưu điểm riêng mà các loại xe khác khó có được. Để điều khiển được xe đạp dễ dàng và tham gia giao thông an toàn thì chúng ta cần nắm được những việc nên làm và không nên làm khi điều khiển phương tiện. Rất nhiều bạn có suy nghĩ điều khiển xe đạp đơn giản nhưng thực tế thì không bởi vì những người tham gia giao thông vẫn còn ý thức quá kém trong việc chấp hành luật lệ. Việc đầu tiên khi tham gia giao thông chúng ta nên làm đó là tuyệt đối tuân theo tín hiệu giao thông, luôn nhường đường cho người đi bộ dừng đèn đỏ và đặc biệt là cẩn thận ở những chỗ giao nhau. Khi tham gia giao thông người điều khiển phương tiện nên quan sát xung quanh, không được đột ngột cua khi chưa quan sát trước sau, muốn rẻ thì phải đi chậm dùng tín hiệu để xin đường khi thấy có dấu hiệu an toàn thì mới được rẽ. Mỗi một người khi điều khiển xe đạp cần kiểm tra lại độ an toàn, cứng cáp của chiếc xe trước khi tham gia Giao thông để đảm bảo sự an toàn cho bản thân và những người xung quanh. Ngoài những điều nên làm thì mọi người cũng cần lưu ý điều khiển xe phải đi trên làn đường trong cùng của phía tay phải, phải chở đúng số người theo quy định của pháp luật. Người điều khiển xe đạp không bao giờ được đi ngược chiều, đi chậm và quan sát cẩn thận những tín hiệu ở những chỗ rẽ, khúc cua. Khi đi trên đường chúng ta không được gian hàng ba, hàng bốn, không gây lĩnh diện tích đường phố và đặc biệt không được lặng lách, đánh vọng. Chỉ một chút sơ xuất thôi là đã có thể gây ra những hậu quả không đáng có. Chúng ta hãy cùng nhau chấp hành luật giao thông khi điều khiển phương tiện để cuộc sông ngày càng tốt đẹp hơn.
1. Xe đạp cũng giống như tất cả các loại phương tiện khác lưu thông trên đường như xe hơi, xe gắn máy... Vì vậy người chạy xe đạp phải tuyệt đối tuân theo tín hiệu giao thông. Luôn nhớ: Nhường người đi bộ, dừng khi đèn đỏ và đặc biệt cẩn thận ở những chỗ giao nhau.
2. Luôn luôn lái xe bên phải đường theo đúng hướng dẫn giao thông. Không bao giờ được đi ngược đường.
3. Đi chậm lại và cẩn thận quan sát đèn tín hiệu ở những chỗ rẽ, khúc cua.
4. Ở những chỗ cắt nhau có đông người qua lại, khi muốn qua đường thì tốt nhất nên dắt xe đi trên phần đường dành cho người đi bộ và tuân theo tín hiệu giao thông.
5. Kể cả khi đi cùng bạn bè cũng luôn đi hàng một (không lái xe sóng đôi) trên đường, vì việc đi hàng hai hàng ba dễ gây nguy hiểm cho mình, cho bạn và cho cả những người đi trên các phương tiện khác.
6. Khi muốn vượt, phải xin vượt lên bên trái người và xe khác.
7. Không lái xe bằng một tay và đặc biệt không bao giờ được chạy xe trên 1 bánh để tránh bị mất thăng bằng trong những tình huống bất ngờ.
8. Đi buổi tối phải chắc chắn xe có đèn và đèn phải sáng.
9. Không đeo tai nghe khi đang chạy xe để có thể nghe rõ tiếng kèn của các xe khác cũng như tiếng còi điều khiển của cảnh sát giao thông.
10. Không bao giờ được đột ngột quẹo, cua khi chưa có sự quan sát đằng trước đằng sau. Khi muốn rẽ: đi chậm, dùng tay trái xin đường khi muốn rẽ trái; đi chậm, nhìn lại đằng sau bên phải khi muốn rẽ phải. Khi thấy thật sự có dấu hiệu an toàn - các xe đằng sau đi chậm lại hoặc lái theo hướng ngược với hướng mình định rẽ thì mới rẽ.