Xác định nghĩa của yếu tố Hán Việt:
b) Đồng (Hán Việt) có những nghĩa thông dụng nhất như sau:
– cùng nhau, giống nhau;
– trẻ em;
– (chất) đồng.
Cho biết nghĩa của mỗi yếu tố đồng trong mỗi từ sau đây: đồng âm, đồng ấu, đồng bào, đồng bộ, đồng chí, đồng dạng, đồng dao, đồng khởi, đồng môn, đồng niên, đồng sự, đồng thoại, trống đồng. Giải thích nghĩa của những từ ngữ này.
Chọn cách hiểu đúng trong những cách hiểu sau:
a) Đồng nghĩa là hiện tượng chỉ có trong một số ngôn ngữ trên thế giới.
b) Đồng nghĩa bao giờ cũng là quan hệ nghĩa giữa hai từ, không có quan hệ đồng nghĩa giữa ba hoặc hơn ba từ.
c) Các từ đồng nghĩa với nhau bao giờ cũng có nghĩa hoàn toàn giống nhau.
d) Các từ đồng nghĩa với nhau có thể không thay thế nhau được trong nhiều trường hợp sử dụng.
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ
Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai
a) Tìm 2 từ đồng nghĩa với từ "tưởng"? Có thể thay thế các từ tìm được cho từ"tưởng" Ko? Vì sao
b)Giải nghĩa từ"đồng" trong câu thơ đầu?Hãy tìm các trường hợp với từ "đồng" là từ đồng âm và từ "đồng" là từ nhiều nghĩa
Từ "Đất trong 2 trường hợp (a),(b) từ nào nghĩa chuyển, từ nào nghĩa gốc. Phương thức chuyển nghĩa là gì? a. Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá ( Đồng chí, Chính Hữu) b. Ôi! Tổ quốc giang sơn hùng vĩ Đất anh hùng của thế kỉ hai mươi Hãy kiêu hãnh trên tuyến đầu chống Mỹ Có miền Nam anh dũng tuyệt vời! (Tớ Hữu, miền Nam)
Trong hai trường hợp (a) và (b) sau đây, trường hợp nào có hiện tượng từ nhiều nghĩa, trường hợp nào có hiện tượng từ đồng âm? Vì sao?
a) Từ lá, trong:
Khi chiếc lá xa cành
Lá không còn màu xanh
Mà sao em xa anh
Đời vẫn xanh rời rợi.
(Hồ Ngọc Sơn, Gửi em dưới quê làng)
và trong: Công viên là lá phổi của thành phố.
Từ điển tiếng Việt (Sđd) nêu nghĩa gốc của từ đồng hồ như sau:
Đồng hồ: dụng cụ đo giờ phút một cách chính xác. Đồng hồ đeo tay. Đồng hồ báo thức.
Dựa vào những cách dùng như: đồng hồ điện, đồng hồ nước, đồng hồ xăng,… hãy nêu nghĩa chuyển của từ đồng hồ.
Đối chiếu các câu sau đây (trích từ truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng), cho biết từ kêu ở câu nào là từ địa phương, từ kêu ở câu nào là từ toàn dân. Hãy dùng cách diễn đạt khác hoặc từ đồng nghĩa để làm rõ sự khác nhau đó.
Từ " đồng " trong câu thơ: "Tưởng người dưới nguyệt chén đồng" nghĩa là gì? Tìm một từ đồng âm khác nghĩa với từ đó
Đọc các ví dụ sau và chú ý các từ in đậm a Em ạ ! Cu ba ngọt lịm đường Mía xanh đồng bãi biếc đồi nương Cam ngon xoài ngọt vàng nông trại Ong lạc đường ,hoa rộn bốn phương ( Tố Hữu - Từ Cu ba) b Anh đà có vợ hay chưa ? Mà anh ăn nói gió đưa ngọt ngào. c Con dao này cắt rất ngọt . Trong các từ ngọt trên từ ngọt nào dùng theo nghĩa gốc , từ ngọt nào dùng theo nghĩa chuyển? Chuyển nghĩa theo phương thức chuyển nghĩa nào?