1.Các từ in đậm trong câu nói sau đây dùng loại từ nào?
Con ngựa đá con ngựa đá, con ngựa đá không đá con ngựa.
A. Từ đồng nghĩa | B. Từ trái nghĩa | C. Từ nhiều nghĩa | D. Từ đồng âm |
2. Từ đồng âm và từ nhiều ngĩa có điểm giống và khác nhau. Chọn những ý trả lời đúng.
A. Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa đều thuộc loại từ đa nghĩa.
B. Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa đều có hình thức âm thanh giống nhau.
C. Từ đồng âm nghĩa khác xa nhau còn từ nhiều nghĩa có các nét nghĩa liên quan đến nhau.
D. Từ đồng âm nghĩa khác xa nhau còn từ nhiều nghĩa có nghĩa bao trùm lên nhau.
Chỉ ra lối chơi chữ trong câu sau:
Con ngựa đá, đá con ngựa đá
A. dùng từ trái nghĩa
B. dùng từ đồng âm
C. dùng lối nói lái
D. dùng cách điệp âm
Câu 1
Nghĩa của 2 từ " bỏ mạng" và " hi sinh " trong 2 câu dưới đaay có chỗ nào giống nhau, chỗ nào khác nhau
- Trước sức tấn công như vũ và tinh thần chiến đấu dũng cảm tuyệt vời của quân tây sơn, hàng vạn quân thanh đã bỏ mạng
- Công chúa Ha-na-ba đã hi sinh anh dũng, thanh kiếm vẫn cầm tay
Câu 2
Xác định từ đồng âm trong câu sau và phân tích nghĩa của mỗi từ đồng âm đó?
" con ngựa đá con ngựa đá "
đặt câu với mỗi từ đồng âm(ở mỗi câu phải có cả 2 từ đồng âm)
a) đá(danh từ) - đá(dộng từ)
b) chín(danh từ) - chín(động từ)
c) tranh(danh từ) - tranh(động từ)
Thế nào là từ đồng âm? Các từ “châu” dưới đây có phải là từ đồng âm không? Vì sao?
a. Châu chấu đá xe.
b. Châu Âu mùa này tuyết đang rơi.
c. Châu Do đẹp trai sánh với Tiểu Kiều.
BT3: Thế nào là từ đồng âm?
Các từ “châu” dưới đây có phải là từ đồng âm không? Vì sao?
a. Châu chấu đá xe.
b. Châu Âu mùa này tuyết đang rơi
c. Châu Do đẹp trai sánh với Tiểu Kiều.
BT4. Thành ngữ là gì ? Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau:
a. An phận thủ thường
b. Được voi đòi tiên
BT5: Tìm hiện tượng chơi chữ trong các ví dụ sau và cho biết chúng thuộc lối chơi chữ nào ?
a. Bò lang chạy vào làng Bo
b. Trăng bao nhiêu tuổi trăng già
Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non ?
c. Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
(Bà Huyện Thanh Quan)
d. Hoa nào không có lẳng lơ
Mà người gọi bướm ỡm ờ lắm thay. (Là hoa gì ?)
BT6
a) Thế nào là điệp ngữ ? Kể tên các loại điệp ngữ đã học?
b) Xác định phép điệp ngữ có trong đoạn thơ sau, cho biết chúng thuộc loại điệp ngữ nào và phân tích tác dụng:
“Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ”.
Trường hợp nào sau đây không phải là từ đồng âm?
A.
tay (tay chân) – tay (tay bóng chuyền).
B.
đá (đá lạnh) - đá ( đá bóng).
C.
kho (nhà kho) - kho (kho cá).
D.
thu (mùa thu) – thu (cá thu).
Từ nào trong các câu dưới đây có sử dụng từ Hán Việt? Xã tắc hai phen chồn ngựa đá Non sông nghìn thuở vững âu vàng
A. Xã tắc
B. Ngựa đá
C. Âu vàng
D. cả A và C
2. Các từ " chân " trong những ví dụ sau có phải là từ đồng âm không ? Vì sao ?
a ) Cái ghế chân bị gãy rồi
b ) Các vận động viên đang tập trung dưới chân núi
c ) Nam đá bóng nên bị đau chân