Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Kiều Đông Du

Trong vùng cửa sông, mối quan hệ dinh dưỡng của các loài được mô tả như sau:

Các loài giáp xác sống ở đáy ăn phế liệu cung cấp thức ăn cho cua, cá dữ nhỏ và cá dữ kích thước lớn. Rong là thức ăn cho cá ăn thực vật, ốc và sò. Các loài cá ăn thực vật, vẹm và giáp xác có khả năng khai thác nguồn thức ăn của thực vật nổi. Cua, cá dữ nhỏ ăn các loại thức ăn thực vật, ốc, vẹm, giáp xác nổi. Về phía mình, cua và cá dữ nhỏ lại là thức ăn ưa thích của cá dữ kích thước lớn. Cá dữ  kích thước lớn còn ăn cả ốc, vẹm, và cá ăn thực vật. Người ta phát hiện thấy thuốc DDT với hàm lượng thấp trong nước không gây chết tức thời cho các loài, song lại tích tụ trong bậc dinh dưỡng. Về mặt lý thuyết, loài nào dưới đây có thể bị nhiễm độc nặng nhất?

A. cua, cá dữ nhỏ.                                         

B. vẹm, ốc và cá ăn thực vật.

C. giáp xác và rong.                                       

D.  cá dữ có kích thước lớn.

Đỗ Khánh Chi
28 tháng 2 2019 lúc 7:37

Đáp án : D

Loài bị tích độc nặng nhất là loài đứng ở cuối chuỗi thức ăn, do hiệu suất sinh thái, năng lượng và vật chất giảm qua mỗi bậc dinh dưỡng nhưng chất độc lại không được loại bỏ nên tích tụ dần

Vật sinh vật nhiễm độc nặng nhất là : cá dữ có kích thước lớn


Các câu hỏi tương tự
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Kiều Đông Du
Xem chi tiết