Trong những tác phẩm sau tác phẩm nào không phải của Văn học Trung đại Việt Nam?
A. Đại Cáo Bình Ngô - Nguyễn Trải
B. Cảnh khuya - Hồ Chí Minh
C. Truyện Kiều - Nguyễn Du
D. Cung oán ngâm khúc - Nguyễn Gia Thiều
Lập dàn ý nêu nhận xét về tác phẩm “Chinh phụ ngâm” của tác giả Đặng Trần Côn GS.TS Trần Nho Thìn cho rằng: “Chinh phụ ngâm chính là tác phẩm đậm sắc thái nữ quyền của văn học Việt Nam trung đại” (Trần Nho Thìn, Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, NXBGDVN, năm 2012, tr.431).
Bằng hiểu biết của mình về đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” (trích Chinh phụ ngâm), anh/ chị hãy bình luận ý kiến trên.
Những tác phẩm sau, tác phẩm nào không phải là tác phẩm văn học dân gian?
A. Truyện người con gái Nam Xương
C. Thánh Gióng
B. Cây tre trăm đốt
D. Chuyện chàng Cóc
Nhà văn Nam Cao đưa ra nhận định: "Nghệ thuật phải là những tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than", một tác phẩm hay phải là tác phẩm phản chiếu những cơn bão táp thời đại. Nếu vậy, truyện ngắn "Dưới bóng hoàng lan" có được định nghĩa là một tác phẩm nghệ thuật hay? Hãy bày tỏ ý kiến của bạn
Về bộ phận văn học dân gian, có các trọng tâm kiến thức:
– Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. – Hệ thống thể loại văn học dân gian Việt Nam. – Những giá trị của văn học dân gian Việt Nam. Để nắm được những trọng tâm kiến thức nói trên, có thể ôn tập theo các gợi ý sau: a) Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. Văn học dân gian bao gồm những thể loại nào? Chỉ ra những đặc trưng chủ yếu nhất của từng thể loại. b) Chọn phân tích một số tác phẩm (hoặc trích đoạn tác phẩm) văn học dân gian đã học (hoặc đã đọc) để làm nổi bật đặc điểm nội dung và nghệ thuật của sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện thơ, truyện cười, ca dao, tục ngữ. c) Kể lại một số truyện dân gian, đọc thuộc một số câu ca dao, tục ngữ mà anh (chị) thích.Tại sao tác giả Nguyễn Trãi lại gọi giặc Minh là dã thú trong tác phẩm "Bình Ngô Đại Cáo"?
Truyện " ADV và Mị Châu, Trọng thủy" xuất hiện lần đầu tiên trong tác phẩm nào?
a) Lĩnh nam chính quái b) Việt điện u linh
c) Đại việt sử kí d) Đại việt sử kí toàn thư
Khoanh tròn vào đáp án đầu câu trả lời đúng.
1. Luận điểm nào dưới đây không nhằm nói về những sáng tạo riêng của Nguyễn Du trong nghệ thuật kể chuyện, xây dựng cốt truyện, kết cấu “Truyện Kiều” so với tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân?
A. Lược bỏ các chi tiết về mưu mẹo, về sự báo oán tàn nhẫn và các chi tiết dung tục, sáng tạo thêm một số chi tiết mới và thay đổi thứ tự kể.
B. Chuyển ngôn ngữ tiểu thuyết văn xuôi chữ Hán của người Trung Hoa thành ngôn ngữ tiểu thuyết bằng thơ lục bát của người Việt.
C. Biến các sự kiện chính của tác phẩm thành đối tượng bộc lộ cảm xúc, tình cảm của nhân vật và người kể.
D. Chuyển trọng tâm của truyện từ việc kể sự kiện sang biểu hiện nội tâm nhân vật, làm cho nhân vật sống hơn, sâu sắc hơn.
2. Vì sao Thúy Kiều – cô chị phải “cậy, lạy, thưa” Thúy Vân – cô em trong cảnh “Trao duyên”?
A. Vì điều đó đúng với nguyên tắc ứng xử trong một gia đình “trâm anh thế phiệt” như gia đình Kiều.
B. Vì trong tình huống ấy, Kiều không còn đủ tỉnh táo cân nhắc từng lời nói, cử chỉ.
C. Vì làm như thế, Kiều tỏ rõ được tấm lòng trân trọng của mình với tình yêu và những kỉ vật Kim trọng đã dành cho nàng.
D. Vì Kiều muốn tỏ lòng tôn kính và biết ơn sự hi sinh, chia sẻ cao thượng của Thúy Vân dành cho nàng.
3. Đoạn “Thề nguyền” được trích từ câu bao nhiêu đến câu bao nhiêu trong “Truyện Kiều”
A. 431-452
B. 421- 442
C. 411- 432
D. 441- 462
Đề 1 em hãy làm sáng tỏ nhận định này "bình ngô đại cáo là bản cáo trạng đanh thép về tội ác của kẻ thù xâm lược
Đề 2 em phân tích tác phẩm làm rõ nhận định này "bình ngô đại cáo là thiên cổ hùng văn"