Hoàng Đức Long

Trong hình dưới đây cho một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng, có hai tia tới SI và SK chiếu tới gương.

a)     Xác định ảnh của S

b)    Vẽ hai tia phản xạ của SI và SK

c)     Đánh dấu vị trí đặt mắt để nhìn được ảnh S’

d)    Giải thích vì sao ta thấy được ảnh của S mà không hứng được ảnh.

 

 

 

Vũ Thành Nam
27 tháng 6 2018 lúc 8:34

a)     Có 2 cách vẽ ảnh của S.

Cách 1: Vẽ hai tia phản xạ IJ và KJ’, hai tia này có đường kéo dài cắt nhau ở đâu thì đó là ảnh S’ của S.

Cách 2: Lấy S’ đối xứng với S qua gương phẳng.

 

b)     Vẽ tia phản xạ của SI và SK bằng cách vẽ pháp tuyến tại I và K sau đó vẽ tia phản xạ theo định luật phản xạ ánh sáng:

+ Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở bên kia pháp tuyến so với tia tới.

+ Góc phản xạ bằng góc tới.

c) Xác định vùng nhìn thấy của mắt bằng cách vẽ hai tia tới đến mép gương và vẽ tia phản xạ của các tia này. Vùng giới hạn bởi hai tia này là vùng mắt nhìn thấy ảnh S’ của S.

d)     Ta nhìn thấy ảnh của S vì có các tia phản xạ đi vào mắt ta, các tia phản xạ này có đường kéo dài cắt nhau, nên ảnh tạo ra là ảnh ảo. Vì vậy ta không hứng được ảnh này.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Hoàng Đức Long
Xem chi tiết
bnoug
Xem chi tiết
Phạm Kim Huệ
Xem chi tiết
ỵyjfdfj
Xem chi tiết
Chi Khánh
Xem chi tiết
Dieu Chii
Xem chi tiết
Jin3
Xem chi tiết
Lê Thị Bảo Khánh
Xem chi tiết
04 Xuân An
Xem chi tiết