ĐỌC ĐOẠN THƠ SAU VÀ THỰC HIỆN YÊU CẦU
"Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công."
1) chỉ ra hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian trong đoạn thơ trên.
2) Nêu những đức tính cao đẹp của Bà Tú?
3) Nhận xét về ngôn ngữ của đoạn thơ?
Sắp xếp lại vị trí các câu thơ sau thành bài thơ Thương vợ hoàn chỉnh.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,/ Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,/ Có chồng hờ hững cũng như không.
Quanh năm buôn bán ở mom sông,/ Nuôi đủ năm con với một chồng.
Một duyên hai nợ âu đành phận,/ Năm nắng mười mưa dám quản công
Nối cột A với cột B sao cho phù hợp:
A. Hai câu đề
B. Hai câu thực
C. Hai câu luận
D. Hai câu kết
1. Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hững cũng như không.
2. Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
3. Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng.
4. Một duyên hai nợ âu đành phận, Năm nắng mười mưa dám quản công.
Tìm thành ngữ trong đoạn thơ sau, phân biệt với từ ngữ thông thường về cấu tạo và đặc điểm ý nghĩa.
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công.
BÀI 1 ( 5 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không.
(Thương vợ, Trần Tế Xương, Ngữ văn 11, tập một, NXB giáo dục – 2009, tr.29 – 30).
Câu 1. (1.0 điểm) Xác định thể thơ của bài thơ trên.
Câu 2. (1.0 điểm) Tìm các thành ngữ được sử dụng trong bài thơ trên.
Câu 3. (1.5 điểm) Xác định và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Câu 4. (1.5 điểm) Qua bài thơ trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng từ 8 đến 12 dòng) trình bày suy nghĩ của anh chị về sự hi sinh thầm lặng của người phụ nữ trong gia đình.
Nội dung chính của hai câu thơ sau là: “Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông”
A. Hình ảnh vất vả, chịu khó của bà Tú
B. Nỗi lòng của Tú Xương
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai
Xác định và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Câu thơ “Lặn lội thân cò khi quãng vắng” trong bài Thương vợ có nội dung gần với câu ca dao nào nhất?
A. Nước non lận đận một mình / Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
B. Con cò lặn lội bờ sông / Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non.
C. Con cò mà đi ăn đêm / Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
D. Cái cò là cái cò con / Mẹ đi xúc tép để con ở nhà.
Cảm nhận về hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương.