Câu 1: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biến chứng, trong quá trình vận động và phát triển, nếu các sự vật và hiện tượng phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau thì được gọi là
A. mặt đối lập của mâu thuẫn. B. sự thống nhất giữa các mặt đối lập.
C. sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. D. sự dung hòa giữa các mặt đối lập.
Mặt đối lập của mâu thuẫn là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng, chúng phát triển theo những chiều hướng
A. Khác nhau
B. Trái ngược nhau
C. Xung đột nhau
D. Ngược chiều nhau
Những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm….mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng chúng phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau được gọi là
A. Mặt trái ngược của mâu thuẫn.
B. Mặt đối lập của mâu thuẫn.
C. Mặc khác biệt của mâu thuẫn.
D. Mặt thống nhất của mâu thuẫn.
Mỗi sự vật và hiện tượng trong thế giới đều có mặt chất và lượng
A. Thống nhất với nhau.
B. Tương tác lẫn nhau.
C. Gắn bó với nhau.
D. Tác động lẫn nhau.
Thuộc tính vốn có sự vật và hiện tượng biểu thị về trình độ phát triển (Cao, thấp), quy mô (lớn, nhỏ), tốc độ vận động (nhanh, chậm), số lượng (ít, nhiều)….của sự vật và hiện tượng được gọi là
A. Chất
B. Lượng
C. Đặc điểm
D. Tính chất
Thuộc tính vốn có sự vật và hiện tượng biểu thị về trình độ phát triển (Cao, thấp), quy mô (lớn, nhỏ), tốc độ vận động (nhanh, chậm), số lượng (ít, nhiều)….của sự vật và hiện tượng được gọi là
A. Chất
B. Lượng
C. Đặc điểm
D. Tính chất
Nội dung nào dưới đây không phải là cách thức vận động phát triển của sự vật và hiện tượng?
A. Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất.
B. Bổ sung cho chất những nhân tố mới.
C. Chất mới ra đời bao hàm một lượng mới tương ứng.
D. Kiên trì tích lũy về lượng đến một mức cần thiết.
Trong thế giới vật chất, quá trình phát triển của các sự vật và hiện tượng vận động theo xu hướng nào dưới đây?
A. Vận động theo chiều hướng đi lên từ thấp đến cao.
B. Vận động đi lên từ thấp đến cao và đơn giản, thẳng tắp.
C. Vận động đi lên từ cái cũ đến cái mới.
D. Vận động đi theo một đường thẳng tắp.
Những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác là khái niệm là gì?
A. Độ.
B. Hợp chất.
C. Lượng.
D. Chất .