Trong các kết luận về đột biến cấu trúc NST, kết luận nào chưa chính xác?
A. Đột biến mất đoạn có thể được phát hiện nhờ hiện tượng giả trội khi gen lặn tương ứng với đoạn bị mất được biểu hiện.
B. Đột biến lặp đoạn có vai trò quan trọng trong đối với sự tiến hóa của các gen.
C. Đột biến chuyển đoạn là đột biến cấu trúc NST duy nhất có thể làm thay đổi số lượng nhóm gen liên kết.
D. Đột biến đảo đoạn không có ý nghĩa đối với tiến hóa.
Đáp án D
Câu A: Đột biến mất đoạn có thể được phát hiện khi cơ thể dị hợp tử về kiểu gen đang xét bị mất đoạn NST chưa alen trội tương ứng do đó cơ thể chỉ còn alen lặn và alen này được biểu hiện ra kiểu hình gọi là hiện tượng giả trội => ĐÚNG.
Câu B: Đột biến lặp đoạn NST dẫn tới lặp gen. Quá trình lặp đoạn xảy ra do trao đổi chéo không cân giữa các đoạn cromatit trong cặp tương đồng. Khi trao đổi sự bắt chéo xảy ra ở một vị trí giữa một gen nào đó thì dẫn tới gen này được lặp nhưng không còn nguyên vẹn (bị thay đổi vị trí vùng promoter, bị mất một đoạn nuclêôtit), khi đó hình thành một gen mới. Ngoài ra gen lặp có thể tích lũy các đột biến điểm và hình thành gen mới => ĐÚNG.
Câu C: Nhóm gen liên kết ứng với số lượng NST đơn bội , Như vậy chỉ có truyền đoạn Robertson mới có thể làm giảm số lượng NST dẫn đến giảm số lượng nhóm gen liên kết => ĐÚNG.
Câu D: Đảo đoạn có thể dẫn đến hình thành loài mới. Người ta quan sát thấy nhiều đảo đoạn trong một bộ NST của các loài có mối quan hệ họ hàng , như vậy rõ ràng đảo đoạn có vai trò nhất định đối với quá trình hình thành loài mới => SAI.