Sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản vô tính trong đó cơ thể mới hình thành từ một bộ phận sinh dưỡng của cơ thể mẹ
Có các phương án (1), (4), (5) và (6) → Đáp án D
Sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản vô tính trong đó cơ thể mới hình thành từ một bộ phận sinh dưỡng của cơ thể mẹ
Có các phương án (1), (4), (5) và (6) → Đáp án D
Trong hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên, cây non có thể được tạo ra từ những bộ phận nào sau đây của cây mẹ?
(1) Lá. (2) Hoa. (3) Hạt. (4) Rễ.
(5) Thân. (6) Củ. (7) Căn hành. (8) Thân củ
A. 1, 2, 6, 8.
B. 3, 4, 5, 6, 7, 8
C. 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8
D. 1, 4, 5, 6, 7, 8.
Hạt phấn của loài thực vật A có 8 nhiễm sắc thể. Các tế bào lá của loài thực vật B có 22 nhiễm sắc thể. Thụ phấn loài B bằng hạt phấn loài A, người ta thu được một số cây lai bất thụ. Trong các nhận xét dưới đây, có bao nhiêu nhận xét không đúng?
(1). Cây lai không thể trở thành loài mới vì không sinh sản được.
(2). Cây lai có thể trở thành loài mới nếu có khả năng sinh sản sinh dưỡng.
(3). Cây lai không thể trở thành loài mới vì có nhiễm sắc thể không tương đồng.
(4). Cây lai có thể trở thành loài mới nếu có sự đa bội hóa tự nhiên thành cây hữu thụ.
(5). Trong mỗi tế bào sinh dưỡng của cây lai có 30 nhiễm sắc thể.
(6). Cây lai được đa bội hóa sẽ cách li sinh sản với hai loài bố mẹ.
A. 6
B. 5
C. 4
D. 3
Khi nói về các hình thức sinh sản của thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Ở hình thức sinh sản vô tính, chỉ có một cây mẹ thì vẫn có thể sinh ra các cây con.
(2) Ở hình thức sinh sản hữu tính, chỉ có một cây thì không thể sinh ra các cây con.
(3) Mỗi loài thực vật thường chỉ có một hình thức sinh sản, hoặc là sinh sản vô tính hoặc là sinh sản hữu tính.
(4) Sinh sản hữu tính cho phép tạo ra tính đa đạng di truyền và cây con có thể phát tán đến các vùng đất mới.
(5) Ở cây hạt kín, mỗi quả luôn có ít nhất một hạt
A. 4.
B. 3
C. 1.
D. 2.
Giả sử có 2 cây khác loài có kiểu gen AaBB và DDEe người ta sử dụng công nghệ tế bào để tạo ra các cây con từ 2 cây này. Theo lý thuyết, trong các phát biểu sau về các cây con có bao nhiêu phát biểu đúng?
1. các cây con được tạo ra do nuôi cấy tế bào sinh dưỡng của từng cây có kiểu gen AaBB hoặc DDEe.
2. nuôi hạt phấn của từng cây sau đó lưỡng bội hóa thu được 8 dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau.
3. các cây con được tạo ra từ nuôi dưỡng hạt phấn từng cây và lưỡng bội hóa có kiểu gen AABB, aaBB, DDEE, DDee.
4. Các cây con tạo ra từ lai tế bào sinh dưỡng của 2 cây với nhau có kiểu gen AaBBDDEe.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Hai loài cải bắp và cải củ đều có số lượng nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 18. Khi lấy hạt phấn của cây bắp cải thụ phấn cho cây cải củ, tạo ra đời F1 nhưng bị bất thụ. Có bao nhiêu phương pháp sau đây có thể thu được con lai hữu thụ?
(1) Nuôi cấy mô của cây lai bất thụ rồi xử lý consixin để tạo tế bào dị đa bội, sau đó nuôi cấy các tế bào này rồi cho chúng tái sinh thành các cây dị đa bội.
(2) Sử dụng kỹ thuật dung hợp tế bào trần để dung hợp hai tế bào sinh dưỡng của hai loài này với nhau và nuôi chúng thành cây dị đa bội hoàn chỉnh.
(3) Gây tế bào tạo ra giao tử lưỡng bội từ cây đơn bội rồi cho hạt phấn lưỡng bội của loài cây này kết hợp với noãn lưỡng bội của loài kia tạo ra hợp tử dị đa bội phát triển thành cây.
(4) Sử dụng kỹ thuật dung hợp tế bào trần để dung hợp hạt phấn và noãn của hai loài này với nhau, tạo ra tế bào lai. Nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng phù hợp để phát triển thành cây.
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
Cho các hình thức sinh sản sau đây:
I. Giâm sắn, mọc cây sắn.
II. Gieo hạt mướp, mọc cây mướp.
III. Tre, trúc nảy chồi, mọc cây con.
IV. Từ củ khoai lang, mọc cây con
Có bao nhiêu hình thức sinh sản sinh dưỡng trong những hình thức trên
A. 3.
B. 4.
C. 1.
D. 2.
Giả sử có hai cây khác loài có kiểu gen AaBb và DDEe. Người ta sử dụng công nghệ tế bào để tạo ra các cây con từ hai cây này. Theo lí thuyết, trong các phát biểu sau về các cây con, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Các cây con được tạo ra do nuôi cấy tế bào sinh dưỡng của từng cây có kiểu gen AaBb hoặc DDEe.
(2) Nuôi cấy hạt phấn riêng rẽ của từng cây sau đó lưỡng bội hóa sẽ thu được 6 dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau.
(3) Trong số các cây con được tạo ra do nuôi cấy hạt phấn của từng cây và gây lưỡng bội hóa, có cây mang kiểu gen DDEe.
(4) Cây con được tạo ra do lai tế bào sinh dưỡng (dung hợp tế bào trần) của hai cây với nhau có kiểu gen AaBbDDEe.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Hạt phấn của loài thực vật A có 7 NST. Các tế bào rễ của loài thực vật B có 22 NST. Thụ phấn loài B bằng hạt phấn loại A, người ta thu được một số cây lai bất thụ. Các cây lai bất thụ:
1. Không thể trở thành loài mới vì không sinh sản được
2. Có thể trở thành loài mới nếu có khả năng sinh sản sinh dưỡng
3. Không thể trở thành loài mới vì có NST không tương đồng
4. Có thể trở thành loài mới nếu có sự đa bội hóa tự nhiên thành cây hữu thụ
Có bao nhiêu đáp án đúng
A.1
B. 2
C. 3
D. 4
Hạt phấn của loài thực vật A có 7 NST. Các tế bào rễ của loài thực vật B có 22 NST. Thụ phấn loài B bằng hạt phấn loại A, người ta thu được một số cây lai bất thụ. Các cây lai bất thụ:
1. Không thể trở thành loài mới vì không sinh sản được
2. Có thể trở thành loài mới nếu có khả năng sinh sản sinh dưỡng
3. Không thể trở thành loài mới vì có NST không tương đồng
4. Có thể trở thành loài mới nếu có sự đa bội hóa tự nhiên thành cây hữu thụ
Có bao nhiêu đáp án đúng
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4