Các câu sau đây có phải là câu phủ định không? Những câu này dùng để làm gì? Đặt những câu có nghĩa tương đương.
a) Đẹp gì mà đẹp!
b) Làm gì có chuyện đó!
c) Bài thơ này mà hay à?
d) Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng? (Nam Cao, Lão Hạc)
Những tình thái từ được in đậm trong các câu sau thuộc nhóm tình thái từ nào?
1. Bác trai đã khá rồi chứ?
2. Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à?
3. U bán con thật đấy ư?
4. Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?
A. Tình thái từ cảm thán.
B. Tình thái từ nghi vấn.
C. Tình thái từ cầu khiến.
D. Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm.
Bài 1: Tìm các câu nghi vấn trong các câu dưới đây và cho biết chúng có những đặc điểm hình thức nào của câu nghi vấn?
a. Tôi hỏi cho có chuyện:
- Thế nó cho bắt à? ( Nam Cao )
b.- Không! Cháu không muốn vào. Cuỗi năm thế nào mợ cháu cũng về. Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt:
- Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu!
c. Vua hỏi:<< Còn nàng út đâu?>>. Nàng út bẽn lẽn dâng lên vua mâm bánh nhỏ.(Truyền thuyến Hùng Vương)
d. Anh có biết con gái anh là một thiên tài hội họa không?
e. Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?
f.- Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu...
Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài trời mưa bụi bay.
Theo em những câu thơ đó là tả cảnh hay tả tình?
Các câu dưới đây có phải là câu phủ định không?
1. Giỏi gì mà giỏi
2. Ngôi nhà này đẹp à?
3. Cậu tưởng tớ thích quyển sổ ấy lắm đấy!
A. Câu phủ định
B. Không phải câu phủ định
Xét các câu sau và trả lời câu hỏi:
a) Mình đọc hay tôi đọc?
(Nam Cao, Đôi mắt)
b) Em được thì cho anh xin
Hay là em để làm tin trong nhà?
(Ca dao)
c) Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thủa còn sung túc?
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
- Căn cứ vào đâu để xác định những câu trên là câu nghi vấn?
- Có thể thay từ hay bằng từ hoặc vào các câu đó được không?
Câu nghi vấn dưới đây được dùng để làm gì?
“Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?” (Nam Cao, Lão Hạc)
A. Phủ định
B. Đe doạ
C. Hỏi
D. Biểu lộ tình cảm, cảm xúc
Thêm dấu câu và gọi tên các câu sau: a) Tôi có thể hát được không b) Anh hãy hát đi c) Ôi, lại hát d) Lại hát nữa à
Xét những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
a) Năm nay đào lại nở,
Không thấy ông đồ xưa.
Những người muôn năm cũ,
Hồn ở đâu bây giờ?
(Vũ Đình Liên, Ông đồ)
b) Cai lệ không để cho chị Dậu được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:
- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất!
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
c) Đê vỡ rồi!…Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?…Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?
(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)
d) Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình, thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là chứng cớ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao?
(Hoài Thanh, Ý nghĩa văn chương)
e) Đến lượt bố tôi ngây người ra như không tin vào mắt mình.
- Con gái tôi vẽ đây ư? Chả lẽ lại đúng là nó, cái con Mèo hay lục lọi ấy!
(Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi)
- Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu nghi vấn?
- Câu nghi vấn trong đoạn trích trên có dùng để hỏi không? Nếu không dùng để hỏi thì dùng để làm gì?
- Nhận xét về dấu kết thúc những câu nghi vấn trên (có phải bao giờ cũng là dấu chấm hỏi không?).
Về hình thức, hai câu dưới đây là câu phủ định hay câu khẳng định.
1. Em học sinh này không phải là không thông minh.
2. Không phải là tôi không hiểu anh.
A. Câu phủ định
B. Câu khẳng định