Trong các câu sau đây, câu nào là câu trần thuật đơn có từ "là"? Vì sao?
a. Tôi càng tưởng tôi là tay ghê gớm.
b. Quê hương là chùm khế ngọt.
Chỉ ra từ ngữ, hình ảnh dùng để cấu tạo phép so sánh trong các câu thơ, văn sau :
a/ Quê hương là chùm khế ngọt b/ Con đi trăm núi ngàn khe c/ Đà Lạt như một nàng công chúa hiền dịu giữa đất trời, luôn ngập tràn trong sắc hoa rực rỡ và những ngôi nhà hiện đại cùng những cô gái Đà Lạt luôn đẹp dịu dàng.
| d/ Cây gạo cao sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. (Vũ Tú Nam) f/ Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta
|
Xin giải giúp:
1. Câu hỏi, câu cảm thán, câu càu khiến có được xem là câu trần thuật đơn hay
không? Vì sao?
2. Chỉ ra câu trần thuật đơn trong đoạn văn sau:
Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Rồi, với bộ điệu khinh khỉnh, tôi mắng:
- Hức! Thông nghách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!
Tôi về không một chút bận tâm. (Tô Hoài)
Cảm ơn rất nhiều!!!
Việt đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nhận về đoạn thơ sau
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng
Trong đoạn văn có sử dụng 1 câu trần thuật đơn có từ là
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Tôi đi đứng oai vệ. Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu. Cho ra kiểu cách con nhà võ. Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn, không ai đáp lại. Bởi vì quanh quẩn, ai cũng quen thuộc mình cả. Không nói; có lẽ họ nể hơn sợ. Nhưng tôi lại tưởng thế là không ai dám ho he. Ấy vậy, tôi cho là tôi giỏi. Những gã xốc nổi thường lầm cử chỉ ngông cuồng là tài ba. Tôi đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ, khiến mỗi lần thấy tôi đi qua, các chị phải núp khuôn mặt trái xoan dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt lên nhìn trộm. Thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái, ghẹo anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên. Tôi càng tưởng tôi là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi.
(Trích “ Bài học đường đời đầu tiên” – Tô Hoài
Ngữ văn 6, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam 2016, tr3-4)
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn trên.
Câu 2 (0,5 điểm). Tìm một cụm danh từ có trong câu văn sau:
Những gã xốc nổi thường lầm cử chỉ ngông cuồng là tài ba.
Câu 3 (1,0 điểm). Hãy nêu những cảm nhận của em về tính cách của nhân vật Dế Mèn trong đoạn văn trên.
Bài 1: xác định phép nhân hóa trong đoạn văn sau :
Tôi đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ , khiến mỗi lần thấy tôi đi qua , các chị phải núp khuôn mặt trái xoan dưới nhánh cỏ , chỉ dám đưa mặt lên nhìn trộm .Thỉnh thoảng , tôi ngứa chân đá một cái , ghẹo anh Gọng Vó lấm láp ngơ ngác dưới đầm lên .Tôi càng tưởng tôi là tay ghê gớm , có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi .
Chỉ ra và phan tích hiệu quả của phép tu từ so sánh trong câu thơ, văn sau:
a. Thân em như dải lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
(Ca Dao)
b. Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con chèo hái mỗi ngày
(Quê hương- Đỗ Chung Quân)
Viết đoạn văn phân tích tác dụng của các hình ảnh so sánh có trong câu thơ sau:
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con chèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bóng hàng cây
Câu văn nào sau đây không phải là câu trần thuật đơn có từ là ?
A. Đối với đồng bào tôi, mỗi tấc đất là thiêng liêng.
B. Không khí đối với chúng tôi là vô cùng quý giá.
C. Đất là Mẹ.
D. Điều gì con người làm cho tổ sống đó, tức là làm cho chính mình.