Đáp án D
Còn chúng tôi thì chạy trên cao điểm cả ban ngày
Đáp án D
Còn chúng tôi thì chạy trên cao điểm cả ban ngày
“Còn chúng tôi thì chạy trên cao điểm cả ban ngày. Mà ban ngày chạy trên cao điểm không phải chuyện chơi. Thần chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom. Tôi bây giờ còn một vết thương chưa lành miệng ở đùi. Tất nhiên, tôi không vào viện quân y. Việc nào cũng có cái thú của nó.”
1. Chỉ ra một câu phủ định và các phép liên kết trong đoạn trích.
2. Tại sao trong đoạn trích, có lúc người kể xưng “chúng tôi”, có lúc lại xưng “tôi”?
3. Từ các nhân vật trong đoạn trích và những hiểu biết thực tế, em hãy viết đoạn văn khoảng 12 – 15 câu trình bày suy nghĩ về vai trò của lòng dũng cảm trong cuộc sống. Đoạn văn có sử dụng khởi ngữ (chỉ rõ khởi ngữ).
... Việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Người ta gọi chúng tôi là tổ trinh sát mặt đường. Cái tên gợi sự khát khao làm nên những sự tích anh hùng. Do đó, công việc cũng chẳng đơn giản. Chúng tôi bị bom vùi luôn. Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thì hàm răng lóa lên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là Những con quỷ mắt đen.
(Trích Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2021)
1. Nêu hoàn cảnh sáng tác của truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi. Đoạn văn trên và tác phẩm được kể bằng lời của nhân vật nào? Nêu hiệu quả của việc lựa chọn vai kể ấy?
2. Những câu văn in đậm đem lại cho người đọc cảm nhận gì về những cô gái đang làm nhiệm vụ phá bom. Vì sao em có cảm nhận như vậy? Nét đẹp này cùng với hình ảnh Những con quỷ mắt đen ở câu văn cuối đoạn trích khiến em nghĩ đến tác phẩm nào khác đã học ở chương trình Ngữ văn lớp 9. Nêu rõ tên tác giả của tác phẩm ấy.
giup mik đi
“…Công việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Người ta gọi chúng tôi là tổ trinh sát mặt đường. Cái tên gợi sự khao khát làm nên những sự tích anh hùng. Do đó, công việc cũng chẳng đơn giản. Chúng tôi bị bom vùi luôn. Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thì hàm răng lóa lên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là những con quỷ mắt đen.”
Viết đoạn văn quy nạp (khoảng 10 đến 12 câu) nêu cảm nghĩ của em về nhân vật “tôi”. Trong đoạn có sử dụng một phép thế, một câu cảm thán. (Gạch chân câu cảm thán và từ ngữ dùng làm phép thế)
Việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Người ta gọi chúng tôi là tổ trinh sát mặt đường. Cái tên gợi sự khát khao làm nên những sự tích anh hùng. Do đó, công việc cũng chẳng đơn giản. Chúng tôi bị bom vùi luôn. Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thì hàm răng loá lên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là “những con quỷ mắt đen”. ( Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục – 2014, tr.114)
Câu 1. Qua lời giới thiệu của người kể chuyện “chúng tôi” trong đoạn trích, em hiểu điều gì về không khí chiến trường trong những năm tháng chống Mĩ cứu nước của dân tộc?
Câu 2.“Chúng tôi” được nói ở đây là những ai? Công việc của họ là gì? Tại sao cái tên “tổ trinh sát mặt đường” lại “gợi sự khát khao làm nên những sự tích anh hùng”?
Câu 3. Chép lại những câu văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và khởi ngữ trong đoạn trích trên. Gạch chân dưới khởi ngữ và lời dẫn trực tiếp.
“Nho chống tay về đằng sau, ngả hẳn người ra. Cái cổ tròn và những chiếc cúc áo nhỏ nhắn. Tôi muốn bế nó lên tay. Trông nó nhẹ, mát mẻ như một que kem trắng. Đại đội trưởng hỏi chúng tôi có cần người không. Tôi bảo không. Như mọi lần, chúng tôi sẽ giải quyết hết.
– Hay lắm, cảm ơn các bạn! – Đại đội trưởng lại cảm ơn – Cả đơn vị đang làm đường cho một trung đoàn tên lửa qua rừng. Đi từ sáng không ngủ. Tôi cũng đi bây giờ. Các bạn cố gắng nhé.
Thế là tối lại ra đường luôn. Thường xuyên...”
1. “Chúng tôi” trong đoạn văn trên chỉ những ai? Công việc của họ là gì?
2. Xác định và phân tích giá trị biểu đạt của một biện pháp tu từ có trong đoạn trích trên.
3. Xét về cấu tạo, câu “Thế là tối lại ra đường luôn.” thuộc kiểu câu nào? Câu văn in đậm trong đoạn trích trên vốn là bộ phận nào của câu “Thế là tối lại ra đường luôn.”? Việc tách câu như vậy có tác dụng gì?
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Chúng kể cho tôi nghe cuộc sống buồn tẻ của chúng, và những chuyện đó làm tôi buồn lắm; chúng kể cho tôi nghe về những con chim tôi bẫy được đang sống ra sao và nhiều chuyện trẻ con khác, nhưng tôi nhớ lại thì chưa bao giờ chúng nói một lời nào về bố và về dì ghẻ. Thường thì chúng chỉ đề nghị tôi kể truyện cổ tích; tôi kể lại những truyện bà tôi đã kể, và nếu quên chỗ nào, tôi bảo chúng đợi, rồi chạy về nhà hỏi lại bà tôi. Thấy thế bà tôi thường rất hài lòng.
Tôi cũng kể cho chúng nghe nhiều về bà tôi; một hôm thằng lớn thở dài nói:
– Có lẽ tất cả các bà đều rất tốt, bà tớ ngày trước cũng rất tốt…
Nó thường nói một cách buồn bã: ngày trước, trước kia, đã có thời… dường như nó đã sống trên trái đất này một trăm năm, chứ không phải mười một năm.
(M. Go-rơ-ki, Thời thơ ấu)
a, Trong số nững từ ngữ hoặc câu được in đậm, đâu là lời dẫn trực tiếp, đâu là lười dẫn gián tiếp, đâu không phải là lời dẫn?
b, Vận dụng những phương châm hội thoại đã học, giải thích vì sao nhân vật "thằng lớn" phải dùng từ có lẽ trong lười nhận xét của mình.
Trong những câu sau, câu nào là câu ghép? Các vế trong câu ghép đó được nối với nhau bằng những phương tiện nào?
a. Cây non vừa trồi, lá đã xòa sát mặt đất.
(Nguyễn Thái Vận)
b. Tôi nói “nghe đâu” vì tôi thấy người ta bắn tin rằng mẹ và em tôi xoay ra sống bằng cách đó.
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
c. Hổ đực mừng rỡ đùa giỡn với con, còn hổ cái thì nằm phục xuống, dáng mỏi mệt lắm.
(Con hổ có nghĩa)
d. Trời chưa sáng, nó đã dậy.
cảm nhận về hình ảnh những cô thanh niên xung phong trong đoạn trích: Còn chúng tôi thì chạy trên cao điểm cả ban ngày. Mà ban ngày chạy trên cao điểm không phải chuyện chơi. Thần chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom. Tôi bây giờ còn một vết thương chưa lành miệng ở đùi. Tất nhiên, tôi không vào viện quân y. Việc nào cũng có cái thú của nó. Có ở đâu như thế này không : Đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh thì căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp xung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ... Rồi khi xong việc, quay lại nhìn cảnh đoạn đường một lần nữa, thở phào, chạy về hang. Bên ngoài nóng trên 30 độ chui vào hang là sà ngay đến một thế giới khác. Cái mát lạnh làm toàn thân rung lên đột ngột. Rồi ngửa cổ uống nước, trong ca hay trong bi đông. Nước suối pha đường. Xong thì nằm dài trên nền ẩm, lười biếng nheo mắt nghe ca nhạc từ cái đài bán dẫn nhỏ mà lúc nào cũng có pin đầy đủ. Có thể nghe, có thể nghĩ lung tung.Hình như ta sắp mở chiến dịch lớn. Đêm nào xe cũng đi nườm nượp ngoài đường. Ban đêm chúng tôi được ngủ. Nhưng mấy đêm nay thì chịu. Đứa nào cũng leo tót lên trọng điểm, cầm xẻng xúc, nói vài câu buồn cười với một anh lái xe nào đó. Chỉ khổ đứa phải trực máy điện thoại trong hang.
giúp mk vs ạ mk cần gấp lắm
Khi hội thoại , người ta thường dùng các từ ngữ sau :
a) như tôi được bt, tôi tin rằng ,nếu tôi ko lầm thì , tôi nghe nói ,theo tôi nghĩ, hình như là ,....
b) như tôi đã trình bày, như chúng ta đã bt,....
- Hãy cho bt các từ ngữ trên có tác dụng gì trong diễn đạt ?
-Hai nhóm từ ngữ trên thuộc những phương châm hội thoại nào?
Tôi không cãi chị. Quyền hạn phân công là ở chị. Thời gian bắt đầu căng lên. Trí
não tôi cũng không thua. Những gì đã qua, những gì sắp tới…không đáng kể nữa. Có
gì lí thú đâu, nếu các bạn tôi không quay về? Điện thoại réo. Đại đội trưởng hỏi tình
hình. Tôi nói như gắt vào máy:
- Trinh sát chưa về!
Không hiểu vì sao mình gắt nữa. Lại một đợt bom. Khói vào hang. Tôi ho sặc sụa
và tức ngực. Cao điểm bây giờ thật vắng. Chỉ có Nho và chị Thao. Và bom. Và tôi
ngồi đây. Và cao xạ đặt bên kia quả đồi. Cao xạ đang bắn. Tiếng súng ở dưới đất lên
quả là có hiệu lực. Không gì cô đơn và khiếp sợ hơn khi bom gào thét chung quanh
mà không nghe một tiếng trả lời nào dưới đất. Dù chỉ một tiếng súng trường thôi, con
người cũng thấy mênh mông bên mình một sự che chở đồng tình. Cảm giác đó giống
như thấy mình có một khả năng tự vệ rất vững vậy… Sốt ruột, tôi chạy ra ngoài một tí.
Không thấy gì ngoài khói bom. Tôi lo. Đột nhiên cao điểm bên cạnh vang lên dồn dập
tiếng 12 li 7. Hay quá, tiểu đoàn công binh đấy. Họ chi viện cho các anh cao xạ, cho
chúng tôi. Bỗng dưng tôi muốn la toáng lên vì thích thú. Xung quanh cao điểm vắng
vẻ này có bao nhiêu là người. Các anh cao xạ, thông tin và công binh đều rất mến
chúng tôi. Chỉ cần chúng tôi bắn một phát súng báo hiệu yêu cầu giúp đỡ là họ sẽ
chạy đến ngay.
a/ Đoạn trích trên trích từ tác phẩm nào? Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm
đó?
b/Nhân vật được nhắc đến đoạn văn trên là ai?
c/Đoạn văn trên nói về vẻ đẹp nào của nhân vật, tìm từ ngữ, câu văn chứng minh?