Việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Người ta gọi chúng tôi là tổ trinh sát mặt đường. Cái tên gợi sự khát khao làm nên những sự tích anh hùng. Do đó, công việc cũng chẳng đơn giản. Chúng tôi bị bom vùi luôn. Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thì hàm răng loá lên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là “những con quỷ mắt đen”. ( Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục – 2014, tr.114)
Câu 1. Qua lời giới thiệu của người kể chuyện “chúng tôi” trong đoạn trích, em hiểu điều gì về không khí chiến trường trong những năm tháng chống Mĩ cứu nước của dân tộc?
Câu 2.“Chúng tôi” được nói ở đây là những ai? Công việc của họ là gì? Tại sao cái tên “tổ trinh sát mặt đường” lại “gợi sự khát khao làm nên những sự tích anh hùng”?
Câu 3. Chép lại những câu văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và khởi ngữ trong đoạn trích trên. Gạch chân dưới khởi ngữ và lời dẫn trực tiếp.
câu 1 : đó là thời kì kháng chiến chống mĩ diễn ra gay go và ác liệt nhất , ở khắp các mặt trận, khắp các nẻo đường đế quốc Mĩ thả bom dữ dội nhằm ngăn cản bước tiến và tiêu diệt lực lượng của ta . Cho nên trên chiến trường vô cùng gian khổ, có thể nói là đau thương, luôn nguy hiểm căng thẳng từng phút từng giây ,...
Câu 2 : ' chúng tôi " ở đây là 3 cô gái thanh niên xung phong còn rất trẻ, tuổi đời 18 đôi mươi là Nho , chị Thao và Phương Định .công việc của họ là " đo khối lượng ...phá bom "
Cái tên " tổ trinh sát mặt đường" gợi sự khao khát vì công việc của họ là vô cùng khó khăn , gian khổ đòi hỏi lòng dũng cảm gan dạ , tinh thần trách nghiệm , ý chí chiến đấu và lòng yêu nước mãnh liệt vì thế nên được gọi là công việc làm nên sự tích anh hùng