Trong ba đẳng cấp: tăng lữ, quý tộc, và đẳng cấp thứ ba, đẳng cấp nào được hưởng đặc quyền đặc lợi không nộp thuế?
A. Tăng lữ
B. Quý tộc
C. Đẳng cấp thứ ba
D. Tăng lữ, Quý tộc
Cuối thế kỉ XVIII, ở Pháp diễn ra mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ ba với đẳng cấp tăng lữ và quý tộc về
A. quyền lợi thống trị và địa vị kinh tế ở Pháp
B. quyền lợi kinh tế và địa vị chính trị ở Pháp
C. địa vị xã hội của mỗi đẳng cấp ở Pháp
D. vai trò lãnh đạo xã hội ở Pháp
Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm của các đẳng cấp Quý tộc và tăng lữ?
A. Chiếm đa số trong dân cư
B. Được hưởng được mọi đặc quyền, đặc lợi không phải nộp thuế
C. Giữ chức vụ cao trong chính quyền, quân đội và Giáo hội
D. Muốn duy trì quyền lực cũng như củng cố chế độ phong kiến
Ý nào SAI khi nói về đẳng cấp quý tộc, tăng lữ ở nước Pháp?
A. Chiếm số ít trong dân cư.
B. Được hưởng đặc quyền, đặc lợi của chế độ phong kiến.
C. Không phải nộp thuế, được hưởng nhiều bổng lộc.
D. Họ muốn xóa bỏ chế độ phong kiến mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
Dựa vào đoạn dữ liệu sau và hiểu biết của các bạn hãy hoàn thành các yêu cầu bên dưới:
“Chúng ta có ba câu hỏi để trả lời:
1. Đẳng cấp thứ ba là gì?
- Tất cả.
2. Cho đến nay, đẳng cấp này có vị trí như thế nào trong trật tự chính trị?
- Không là gì cả!
3. Đẳng cấp thứ ba đòi hỏi gì?
- Muốn có một địa vị nào đó trong trật tự này.
Đẳng cấp thứ ba là một quốc gia hoàn chỉnh.
Phải có gì để một quốc gia tồn tại phồn vinh?
Những lao động đặc biệt và những chức vụ chung.
Đó là những lao động làm nên xã hội:
Ai gánh vác?
Đẳng cấp thứ ba.
Đẳng cấp thứ ba bao gồm tất cả những cái gì của quốc gia và tất cả những cái gì không phải của đẳng cấp thứ ba đều không thể xem là của quốc gia.
Đẳng cấp thứ ba là gì?
Tất cả”.
(Trích Soboul (1960), Tài liệu lịch sử gốc, (tiếng Pháp), NXB xã hội Paris, tr.64-68)
Đẳng cấp thứ ba trong xã hội Pháp bao gồm có những giai cấp, tầng lớp nào?
A. Nông dân, tư sản, tăng lữ.
B. Công nhân, nông dân, thị dân.
C. Nông dân, tư sản, thị dân.
D. Nông dân, công nhân, nô lệ.
Quý tộc tăng lữ là
A. Quý tộc Rô-ma cũ theo Kito giáo
B. Quý tộc German chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma.
C. Quý tộc Rô-ma chiếm ruộng đất của nông dân.
D. Quý tộc German tiếp thu Kito giáo.
Đẳng cấp quý tộc vũ sĩ ở phương Tây thời phong kiến có nguồn gốc là
A. Quý tộc thị tộc
B. Quý tộc thị tộc người Giécman
C. Tăng lữ
D. Thân binh
Giai cấp có tiềm lực kinh tế nhưng không có quyền lực chính trị trong Đẳng cấp thứ ba là
A. Tư sản và tiểu tư sản
B. Thị dân
C. Tư sản
D. Nông dân
Đẳng cấp thứ ba gồm những giai cấp và tầng lớp nào?
A. Tư sản, thợ thủ công và bình dân
B. Tư sản, nông dân, bình dân thành thị
C. Tư sản, vô sản, nông dân.
D. Tư sản, nông dân, thợ thủ công và dân nghèo thành thị