Nung hỗn hợp gồm a gam bột sắt và b gam bột s trong điều kiện không có không khí thu được chất rắn A. Cho A tác dụng với axit H2SO4 loãng (dư) thu được khí B có tỷ khối so với H2 bằng 10,6; dung dịch C và còn lại 1,6 gan chất rắn không tan. Sục toàn bộ khí B vào dung dịch Pb(NO3)2 dư thu được 43,02 gam kết tủa. Viết phương trình phản ứng xảy ra và tính các giá trị a, b
Nung hỗn hợp gồm 5,6 gam sắt và 1,6 gam lưu huỳnh trong điều kiện không có không khí. Sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn A. Cho dung dịch HCl 0,5M phản ứng vừa đủ với chất rắn A thu được hỗn hợp khí B. Thể tích dung dịch HCl 0,5M đã dùng là
A. 100 ml
B. 200 ml
C. 300 ml
D. 400 ml
Nung hỗn hợp gồm 11,2 gam sắt và 4,8 gam lưu huỳnh trong môi trường không có không khí đến phản ứng hoàn toàn. Sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn A. Cho dung dịch HCl dư phản ứng với A thu được hỗn hợp khí B. Tính tỉ khối của B so với không khí ?
Trộn m gam hỗn hợp hai kim loại Mg, Fe với 16 gam bột lưu huỳnh được hỗn hợp X. Nung X trong bình kín không có không khí một thời gian thu được hỗn hợp Y. Hòa tan hết Y trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thấy có 44,8 lít khí SO2 (đktc) thoát ra. Dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy xuất hiện kết tủa. Lọc lấy kết tủa, đem nung đến khối lượng không đổi thu được 24 gam chất rắn. Tính m và thành phần phần trăm về khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
Nung m gam hỗn hợp A gồm KMnO4 và KClO3 thu được chất rắn B và khí O2. Lúc đó KClO3 phân hủy hoàn toàn, còn KMnO4 phân hủy không hoàn toàn. Trong B có 0,894 gam KCl chiếm 8,132% khối lượng. Trộn lượng O2 thu được ở trên với không khí (có phần trăm thể tích: 20% O2; 80% N2) theo tỉ lệ thể tích tương ứng là 1:3 tạo thành hỗn hợp khí C. Cho toàn bộ khí C vào bình chứa 0,528 gam cacbon rồi đốt cháy hết cacbon thu được hỗn hợp khí D gồm 3 khí trong đó O2 chiếm 17,083% về thể tích.
a) Tính phần trăm khối lượng mỗi chất có trong A.
b) Thêm 74,5 gam KCl vào chất rắn B được hỗn hợp E. Cho E vào dung dịch H2SO4 loãng dư, đun nóng nhẹ cho đến phản ứng hoàn toàn. Tính thể tích khí thoát ra ở điều kiện tiêu chuẩn.
Để xác định thành phần phần trăm khối lượng của hỗn hợp A gồm bột nhôm và bột magie, người ta thực hiện hai thí nghiệm sau:
– Thí nghiệm 1: cho m gam hỗn hợp A tác dụng hết với dung dịch HCl loãng dư, thu được 5,6 lít khí ở đktc.
– Thí nghiệm 2: cho m gam hỗn hợp A tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 3,36 lít khí ở đktc. Tính phần trăm khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp A.
Hỗn hợp X gồm Al, F e 2 O 3 có khối lượng 21,67 gam. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí (giả sử chỉ xảy ra phản ứng khử F e 2 O 3 thành Fe). Hòa tan hỗn hợp chất rắn sau phản ứng bằng dung dịch NaOH dư thu được 2,016 lít khí H 2 (đktc) và 12,4 gam chất rắn không tan. Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là:
A. 45%
B. 50%
C. 71,43%
D. 75%
Cho 13 g hỗn hợp bột các kim loại magie, nhôm và đồng tác dụng với dung dịch HCl 2M dư. Phản ứng xong thu được 10,08 lít khí bay ra ở (đktc) và 4 g chất rắn không tan. a/ Tính thành phần % khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp. b/ Để trung hòa lượng axit HCl 2M dư người ta dùng dung dịch NaOH vừa đủ. Hãy tính thể tích dung dịch HCl 2M đã dùng.
Cho m gam hỗn hợp gồm Al, Cu tác dụng với dd H2SO4 loãng dư, thu được 13, 44 lít khí (đktc) và chất rắn không tan. Đem đốt cháy chất rắn không tan thu được 24 gam chất bột màu đen.
a. Tính m.
b. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu111
nung hỗn hợp A gồm bột sắt và lưu huỳnh không có oxi sau một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn b. cho b tác dụng với dd hcl dư thu được V1 lít hỗn hợp khí C. tỷ khối của C so với h2 bằng 10,6. nếu đốt cháy hoàn toàn B thành fe2o3 và so2 cần V2 lít khí o2. viết các phương trình hóa học và tìm tương quan giá trị V1 và V2 ( V1 và V2 đo ở cùng đk nhiệt độ và áp suất )