REFER
* Nội dung của bộ luật Hồng Đức là :
- Bảo vệ quyền lợi của vua , hoàng tộc , bảo vệ quyền lợi của 1 số giai cấp thống trị , địa chủ phong kiến . Đặc biệt bộ luật còn có những điều luật như bảo vệ biên giới Tổ Quốc , khuyển khích phát triển kinh tế , gìn giữ nét đẹp truyền thống của dân tộc , bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ .
* Điểm tiến triển của bộ luật Đức là so với các bộ luật trước là :
- Đề cao vai trò người phụ nữ
- Khuyến khíc dân sản xuất
- Đề cao tinh thần Nho giáo ( Yêu nước )
- Có tính chất nhân đạo
- Đề cao việc học và tuyển nhân tài
- Có những chính sách quan tâm tới dân
refer
Bộ luật Hồng Đức được lưu lại đến ngày nay bao gồm 13 chương với 722 điều, nội dung cơ bản của bộ luật như sau:
– Giữ cho đất nước luôn ở thế phòng bị đối với quan xâm lược nước ngoài;
– Giữ nghiêm kỷ cương, phép nước;
– Chấn hưng nông nghiệp, coi nông nghiệp là nền tảng của sự ổn định kinh tế xã hội;
– Mở rộng giao lưu khuyến khích thương nghiệp lành mạnh;
– Bảo vệ quyền sở hữu tài sản của muôn dân, bảo vệ quyền lợi tài sản của dân chống lại sự đục khoét của quan lại sâu mọt;
– Khuyến khích nuôi dưỡng thuần phong mỹ tục;
– Bênh vực và bảo vệ quyền lợi phụ nữ;
– Chính sách hình sự nghiêm nhưng độ lượng.
a) Cách tân về tổ chức bộ máy chính quyền
Vua Lê Thánh Tông đã từng bước một tiến hành những cách tân sâu sắc về hành chính, về quân sự, và về pháp luật làm cho hoạt động của bộ máy nhà nước được khôi phục và ngày càng có hiệu lực, đưa đất nước đi dần vào thế ổn định và kế đó là tạo đà phát triển đi lên một cách vững chắc.
Về mặt hành chính, nhà Vua đã kiên quyết và kiên trì cải tạo bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương.
Đời Trần chỉ có 4 bộ: Hình, Lại, Binh, Hộ. Đời vua Lê Lợi chỉ có 3 bộ: Lại, Lễ, Dân (tức Hộ Bộ). Nhà Lê tổ chức thành sáu bộ:
Lại Bộ: Trông coi việc tuyển bổ, thăng thưởng và thăng quan tước;
Lễ Bộ: Trông coi việc đặt và tiến hành các nghi lễ, tiệc yến, học hành thi cử, đúc ấn tín, cắt giữ người coi giữ Đình, Chùa, Miếu mạo;
Hộ Bộ: Trông coi công việc ruộng đất, tài chính, hộ khẩu, tô thuế kho tàng, thóc tiền và lương, bổng của quan, binh;
Binh Bộ: Trông coi việc binh chính, đặt quan trấn thủ nơi biên cảnh, tổ chức việc giữ gìn các nơi hiểm yếu và ứng phó các việc khẩn cấp;
Hình Bộ: Trông coi việc thi hành luật, lệnh, hành pháp, xét lại các việc tù, đày, kiện cáo;
Công bộ: Trông coi việc xây dựng, sửa chữa cầu đường, cung điện thành trì và quản đốc thợ thuyền.
b) Giữ cho đất nước luôn ở thế phòng bị đối với quan xâm lược nước ngoài
Trong bộ luật Hồng Đức có nhiều điều quy định rõ trách nhiệm bảo vệ đường biên, vùng biển, cửa quan. Các hành vi xâm phạm an ninh và toàn vẹn lãnh thổ bị trừng trị nghiêm khắc. Trong Bộ luật Hồng Đức có nhiều điều quy định rõ về việc xử phạt đối với các hành vi ấy. Ví dụ: “Người trốn qua cửa quan ra khỏi biên giới đi sang nước khác thì bị chém” (Điều 71) hoặc “Những người bán ruộng đất ở bờ cõi cho người nước ngoài thì bị chém” (Điều.74).
Vua Lê Thánh Tông còn ban hành các đạo dụ, những sắc chỉ quy định việc kê khai, kiểm tra dân số của toàn vương quốc, đặt ra luật lệ về chế độ binh dịch mà ngày nay chúng ta gọi là Nghĩa vụ quân sự; Đặt ra phép quân điền cùng với việc xây dựng quân đội chính quy, thiện chiến làm cho đất nước luôn ở trong tình trạng đầy đủ sức mạnh để đặt tan mọi mưu toan xâm lược
c) Giữ nghiêm kỷ cương phép nước
Người xưa có nói: “Mọi sự rối loạn đều bắt đầu từ sự rối loạn về kỷ cương. Giữ nghiêm kỷ cương là phải giữ gìn từ những kỷ cương hàng ngày, từ những điều tưởng chừng như là nhỏ nhặt nhất. Kỷ cương nhỏ nhặt nhất không giữ được thì làm sao giữ nổi kỷ cương phép nước”.
Khi ban hành dụ: “Hiệu định quan chế”, nhà vua đã nói rõ: “Từ nay con cháu ta nên biết thể chế này ban hành là do việc bất đắc dĩ. Một khi pháp độ đã định, nên kính giữ noi theo. Chớ có cậy thông minh, bàn xằng triều trước mà sửa đổi làm cho pháp điển ngửa nghiêng để tự hãm vào điều bất hiếu.
refer
https://luatduonggia.vn/bo-luat-hong-duc-la-gi-noi-dung-va-gia-tri-cua-bo-quoc-trieu-hinh-luat/