Tham khảo :
Vào ngày này năm 1519, nhà thám hiểm hàng hải người Bồ Đào Nha Ferdinand Magellan đã căng buồm ra khơi từ Tây Ban Nha trong một nỗ lực nhằm tìm kiếm tuyến đường biển phía Tây dẫn tới Quần đảo Gia vị (Spice Islands, tên tiếng Anh theo cách gọi “Hương liệu Quần đảo” của người Trung Hoa, nay là Quần đảo Maluku) trù phú của Indonesia.
Chỉ huy năm con tàu cùng hải đoàn gồm 270 thủy thủ, Magellan căng buồm tới Tây Phi và sau đó tới Brazil, nơi ông đi dọc theo bờ biển Nam Mỹ để tìm một eo biển dẫn tới Thái Bình Dương. Ông đã tới Río de la Plata, một cửa sông lớn nằm ở miền Nam Brazil để tìm lối đi nhưng thất bại; sau đó ông tiếp tục tìm dọc theo bờ biển vùng Patagonia.
Đến cuối tháng 3 năm 1520, đoàn thám hiểm thành lập một trạm nghỉ đông ở Cảng Saint Julian (ngày nay là Puerto San Julián). Đêm lễ Phục sinh, các thuyền trưởng người Tây Ban Nha trong hải đoàn đã nổi dậy chống lại chỉ huy người Bồ Đào Nha, nhưng Magellan đã dập tắt được cuộc nổi loạn, hành quyết một trong số những thuyền trưởng đó và để lại một người khi hải đoàn rời Saint Julian để tiếp tục cuộc hành trình vào tháng 8.
Ngày 21 tháng 10, cuối cùng Magellan cũng tìm được eo biển ông vẫn hằng tìm kiếm. Eo biển Magellen, được đặt theo tên ông, nằm gần mũi Nam Mỹ, phân tách Tierra del Fuego (Quần đảo Đất Lửa) với phần lục địa. Chỉ có ba con tàu tiếp tục hành trình; một đã bị đắm và một bị bỏ lại. Mất 38 ngày mới qua được eo biển đầy bất trắc, và Magellan đã bật khóc vì vui sướng khi nhìn thấy bờ bên kia đại dương. Ông là nhà thám hiểu người châu Âu đầu tiên đặt chân đến Thái Bình Dương từ Đại Tây Dương.
Hải đoàn của ông vượt qua đại dương về phía Tây trong 99 ngày, một vùng nước yên bình đến lạ thường, bởi vậy mà đại dương này được gọi là “Pacific” (Thái Bình Dương), xuất phát từ chữ Latinh pacificus, có nghĩa là “yên tĩnh.” Gần cuối hành trình, hải đoàn đã cạn kiệt thức ăn và phải nhai da thuộc để giữ mạng sống. Ngày 6 tháng 3 năm 1521, đoàn thám hiểm đổ bộ lên đảo Guam.
Mười ngày sau đó, họ thả neo xuống đảo Cebú của Philippines—chỉ cách Quần đảo Gia vị gần 650 cây số. Magellan đã gặp tù trưởng Cebú, người sau khi cải đạo sang Thiên Chúa giáo đã thuyết phục những người châu Âu giúp đỡ ông trong trận chinh phạt một bộ lạc đối thủ trên đảo Mactan gần đó. Trong trận chiến diễn ra ngày 27 tháng 4, Magellan trúng một mũi tên tẩm độc và hy sinh trong khi những người đồng đội của ông rút lui.
Sau cái chết của Magellan, những người sống sót còn lại, trên hai con tàu, căng buồm tới Maluku và chất đầy hương liệu thu được ở đây. Một con tàu đã cố gắng trở về theo con đường Thái Bình Dương, nhưng thất bại. Con tàu còn lại, Vittoria, tiếp tục đi về phía Tây dưới sự chỉ huy của nhà thám hiểm Juan Sebastián de Elcano người xứ Basque. Con tàu đi qua Ấn Độ Dương, men theo Mũi Hảo Vọng, và cập bến cảng Sanlúcar của Tây Ban Nha vào ngày mùng 6 tháng 9 năm 1522, trở thành con tàu đầu tiên đi vòng quanh thế giới.
Tham khảo:
Cách đây tròn năm thế kỷ, một đoàn thám hiểm đã ra khơi trên năm con tàu khởi hành từ Tây Ban Nha trong chuyến hành trình mà sau này đã đi vào lịch sử loài người như là chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển. Đó là một chuyến phiêu lưu đầy mạo hiểm, chết chóc và kéo theo nhiều tranh cãi còn lại cho đến ngày nay.
Vua Tây Ban Nha Charles V là người đã chắp cánh cho chuyến đi lịch sử này sau khi nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha Ferdinand Magellan không thể thuyết phục nhà vua ở quê hương ủng hộ hành trình tham vọng của mình.
Vào ngày 10/8/1519, tổng cộng 237 người, dưới sự chỉ huy của nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha Ferdinand Magellan, đã giương buồm ra khơi trong chuyến hải hành lịch sử khám phá tuyến đường mới tới quần đảo Moluccas của Indonesia (ngày nay là quần đảo Maluku). Tuy nhiên, không phải ai cũng đi đến cuối hành trình.
Trước những sóng gió giữa biển khơi, các thủy thủ bắt đầu cảm thấy bi quan về chuyến đi phía trước và nhà thám hiểm Magellan đã phải đối mặt với sự chống đối của các thuyền trưởng người Tây Ban Nha.
Chỉ trong vòng một năm kể từ ngày khởi hành, Magellan đã mất hai trong số năm tàu, trong đó một tàu bị chìm ở phía Nam châu Mỹ và tàu còn lại đã quay trở về Tây Ban Nha thay vì mạo hiểm đương đầu với những cơn bão lớn ở vùng biển phía Nam.
Cuộc hải trình đầu tiên vòng quanh thế giới đã viết tên Magellan vào các cuốn sách lịch sử. Tuy nhiên, ít ai biết rằng vị chỉ huy đoàn thám hiểm này thậm chí đã không thể đi đến đích. Magellan đã bỏ mạng trong một cuộc chiến với người dân bản địa trên đảo Mactan của Philippines vào tháng 4/1521.
Một nhà hàng hải người Tây Ban Nha có tên Sebastian Elcano đã thay Magellan cầm bánh lái và chỉ huy đoàn thám hiểm lúc này chỉ còn lại 18 thủy thủ thuộc đội tàu của Magellan. Họ đã kết thúc hành trình và trở về thành phố Seville, miền Nam Tây Ban Nha, vào tháng 9/1522 trên tàu Victoria, con tàu duy nhất còn sót lại.
Đường tìm về nơi xuất phát của đoàn thám hiểm hoàn toàn không phải là lộ trình mà Vua Tây Ban Nha Charles V vẽ ra. Chỉ thị ban đầu của Vua Charles V là tìm đường đến "quần đảo gia vị" Moluccas và quay trở lại Tây Ban Nha bằng cách đi ngược về phía Đông, thay vì đi đúng một vòng Trái Đất. Hai con tàu đã đến được Moluccas, trong đó một tàu đã mạo hiểm vượt bão để quay lại Tây Ban Nha bằng cách băng qua Thái Bình Dương.
Trong khi đó, tàu còn lại do Elcano làm thuyền trưởng, đã không tuân theo các chỉ thị của Vua Charles V và đã thành công trong chuyến đi đánh cược với số phận tới phía Tây và không đi qua vùng biển Bồ Đào Nha.
Nhà thám hiểm Magellan được ví là người tiên phong trong "thời đại vàng khám phá" mà đã góp phần vào sự mở rộng thuộc địa của Bồ Đào Nha. Tuy nhiên, người Tây Ban Nha cho rằng vinh quang này thuộc về họ.
Hồi tháng Ba vừa qua, Học viện Lịch sử Hoàng gia Tây Ban Nha tuyên bố chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển cách đây 500 năm là kế hoạch của riêng người Tây Ban Nha. Để dàn xếp tranh cãi mà đến nay vẫn chưa "hạ hồi phân giải," hai quốc gia láng giềng này đã nhất trí sẽ cùng tổ chức sự kiện kỷ niệm 500 năm ngày đoàn thám hiểm đi vòng quanh thế giới trong năm nay.
Gác lại tranh cãi ai mới là người thực hiện thành công chuyến đi vòng quanh thế giới đầu tiên, câu chuyện này tự nó đã đi vào lịch sử.
Ông Jose Manuel Marques, Trưởng ban tổ chức lễ kỷ niệm ở Bồ Đào Nha, cho rằng nhà thám hiểm Magellan đã lần đầu tiên mang đến một cái nhìn toàn diện về thế giới, qua đó cho chúng ta thấy rằng chỉ có duy nhất một đại dương và đại dương là thứ gắn kết các dân tộc.
Tham khảo
Vào tháng 3, 1505, ở tuổi 25, Magellan gia nhập hạm đội gồm 22 tàu, đứng đầu là Francisco de Almeida Phó Vương đầu tiên của Ấn Độ thuộc Bồ Đào Nha. Mặc dù tên của ông không được tìm thấy trong biên niên sử các cuộc chiến tranh ở Ấn Độ, những điều còn lại người ta biết về ông là ông đã trải qua tám năm ở Goa, Cochin và Quilon. Ông đã tham dự một vài trận đánh, bao gồm trận Cannanore năm 1506, nơi ông đã bị thương. Năm 1509, ông dự trận đánh Diu và sau đó đi cùng thủy thủ đoàn của Diogo Lopes de Sequeira với tư cách Sứ thần đầu tiên của Bồ Đào Nha đến Malacca. Trong thủy thủ đoàn còn có bạn ông và có thể là người anh em họ Francisco Serrão.Tháng 9, sau khi đến Malacca, chuyến đi trở thành thảm họa khi họ rơi vào một âm mưu tấn công và phải rút lui. Trong dịp này Magellan đóng một vai trò then chốt giúp cho đoàn hải hành không bị tiêu diệt hoàn toàn, ông đã cảnh báo Sequeira và chiến đấu dũng cảm cứu Francisco Serrão, người vốn đã lên bờ trước cuộc tấn công.Sau đó, ông được chú ý tới và thăng chức.
Năm 1511, dưới quyền của vị Thống sứ mới là Afonso de Albuquerque, Magellan và Serrão tham gia vào cuộc chinh phục bán đảo Malacca, đồng thời phục hận cho thất bại của Sequeira. Sau cuộc chiến họ chia tay: Magellan được thăng cấp, kèm một số tiền lớn. Cùng với một thổ dân Malay ông đã nhận và rửa tội với cái tên Enrique của Malacca, ông trở về Bồ Đào Nha trong năm 1512. Serrão khởi hành trong chuyến thám hiểm đầu tiên đi tìm "Quần đảo Spice "trong vùng Moluccas, và sau đó ở lại luôn tại vùng đất đó. Serrão kết hôn với một người phụ nữ vùng Amboina và trở thành một cố vấn quân sự cho Sultan của vùng Ternate, Bayan Sirrullah. Serrão đã viết nhiều thư cho Magellan và cung cấp thông tin về các vùng đất xa xôi trồng cây gia vị, khiến ông quyết định đi thám hiểm chúng.
Trong các năm 1505-1512 ông tham gia các chuyến hải hành của Bồ Đào Nha đến Ấn Độ Dương, 2 lần đến Malacca (nay là Malaysia) trong các năm 1509 và 1511. Thiết lập dự án bơi bằng con đường phía Tây đến quần đảo Molucca (nay thuộc Indonesia), nhưng ông bị loại bởi vua Bồ Đào Nha, do chuyến hải hành của Vasco da Gama, một con đường phía đông gần hơn đã được lập nên. Trong năm 1517, dự án này đã được nhận bởi vua Tây Ban Nha, vào ngày 20 tháng 9 năm 1519, 5 chiếc tàu với hải đoàn 265 người dưới sự lãnh đạo của Magalhães khởi hành từ cảng San Lucar de Barrameda (những con sông nhỏ Guadalquivir) đi tìm eo biển Tây Nam từ Đại Tây Dương đến "biển Nam", khám phá bởi Vasco Nunes de Balboa. Ngoài ra theo chỉ đạo của vua Carlos I:Theo ta biết thì trên quần đảo Moluccas có nhiều gia vị, do đó ta phái ngươi đi chính là để tìm kiếm chúng, và nguyện vọng của ta là ngươi hãy đi thẳng đến quần đảo đó.
Chuyến hải trình trong khoảng thời gian 1519–1522 của Magellan đã đi vào lịch sử như là chuyến đi đầu tiên bằng đường biển của con người từ Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương (cái tên có nghĩa "biển bình yên" này được đặt bởi Magellan; nơi tiếp nối giữa hai đại dương được đặt là eo biển Magellan), và là chuyến đi đầu tiên băng qua Thái Bình Dương. Chuyến đi này cũng đánh dấu sự kiện con người lần đầu tiên thành công trong việc đi vòng quanh Trái Đất, mặc dù chính bản thân Magellan đã không thể hoàn thành chuyến hành trình sau khi bị giết trong một trận chiến ở đảo Mactan, Philippines. Tuy nhiên, Magellan đã từng đi theo hướng đông đến Bán đảo Mã Lai trong một chuyến hải hành trước đó, nên ông trở thành nhà thám hiểm đầu tiên đi qua tất cả đường kinh tuyến của địa cầu.