Lời giải:
Trẻ em cần: Biết ơn cha mẹ, những người đã chăm sóc, dạy dỗ, giúp đỡ mình
Lời giải:
Trẻ em cần: Biết ơn cha mẹ, những người đã chăm sóc, dạy dỗ, giúp đỡ mình
Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong những câu sau :
a) Nhờ chuẩn bị tốt về mọi mặt SEA Games 22 đã thành công rực rỡ.
b) Muốn cơ thể khoẻ mạnh em phải năng tập thể dục.
c) Để trở thành con ngoan trò giỏi em cần học tập và rèn luyện.
Tìm các từ :
a) Chỉ trẻ em.
b) Chỉ tính nết của trẻ em.
c) Chỉ tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn đối với trẻ em.
Tập làm văn: Kể về người lao động trí óc.
Mình làm bài trước nhé:
Bài làm
Người lao động trí thức mà em muốn kể chính là mẹ em. Mẹ em làm nghề giáo viên dạy môn Tin học. Mỗi sáng mẹ em dậy rất sớm để làm bữa sáng cho cả gia đình, xong mẹ đưa em đi học. Mẹ bước vào lớp với với khuôn mặt nghiêm túc nhưng rất trìu mến. Mẹ em bắt đầu tiết học với giọng nói dõng dạc, nếu có học sinh nào chưa hiểu bài mẹ giảng lại kĩ càng cho cả lớp đồng thời tiếp thu thêm kiến thức. Học sinh nào đùa nghịch, nói chuyện riêng trong lớp mẹ đến gần bàn học và nhắc nhở nhẹ nhàng. Khuôn mặt mẹ rạng rỡ lên khi thấy học sinh đã học hành chăm chỉ. Nhờ có mẹ mà các anh chị học sinh đi thi Tin học trẻ mang về được giải cao. Mẹ giúp em hiểu lẽ công bằng và dạy em cách sống có đạo đức. Mẹ giúp em ôn tập đề cương Tin học để chuẩn bị cho kì thi học kì môn Tin. Mọi người ai cũng quý mẹ vì mẹ luôn giúp đỡ người khác. Giờ đây đối với em mẹ là nguồn động lực tiếp sức cho em thêm vững bước trên con đường học tập.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (4 điểm).
Học sinh đọc thầm bài: "Cậu bé thông minh" SGK Tiếng Việt 3, tập 1, trang 4, 5 và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất từ câu 1 đến câu 3, làm bài tập câu 4.
CẬU BÉ THÔNG MINH
Ngày xưa, có một ông vua muốn tìm người tài ra giúp nước. Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ nộp một con gà trống biết đẻ trứng, nếu không có thì cả làng phải chịu tội. Được lệnh vua, cả vùng lo sợ. Chỉ có một cậu bé bình tĩnh thưa với cha:
- Cha đưa con lên kinh đô gặp Đức Vua, con sẽ lo được việc này.
Người cha lấy làm lạ, nói với làng. Làng không biết làm thế nào, đành cấp tiền cho hai cha con lên đường.
Đến trước cung vua, cậu bé kêu khóc om sòm. Vua cho gọi vào, hỏi:
- Cậu bé kia, sao dám đến đây làm ầm ĩ?
- Muôn tâu Đức Vua – cậu bé đáp – bố con mới đẻ em bé, bắt con đi xin sữa cho em. Con không xin được, liền bị đuổi đi.
Vua quát:
- Thằng bé này láo, dám đùa với trẫm! Bố ngươi là đàn ông thì đẻ sao được!
Cậu bé bèn đáp: - Muôn tâu, vậy sao Đức Vua lại ra lệnh cho làng con phải nộp gà trống biết đẻ trứng ạ?
Vua bật cười, thầm khen cậu bé, nhưng vẫn muốn thử tài cậu lần nữa. Hôm sau, nhà vua cho người đem đến một con chim sẻ nhỏ, bảo cậu bé làm ba mâm cỗ. Cậu bé đưa cho sứ giả một chiếc kim khâu, nói: - Xin ông về tâu Đức Vua rèn cho tôi chiếc kim này thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim. Vua biết là đã tìm được người giỏi, bèn trọng thưởng cho cậu bé và gửi cậu vào trường học để luyện thành tài. (TRUYỆN CỔ VIỆT NAM)
Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ dưới đây:
A. Hai bàn tay em Như hoa đầu cành. ............................................................
B. Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan. ..........................................................
Tìm và viết vào chỗ trống các từ:
Chỉ tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn đối với trẻ em
M : thương yêu, ....................
Câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh?
A. Chú Bồ Nông chăm chỉ làm việc.
B. Chú Bồ Nông như một đứa trẻ hiếu thảo và ngoan ngoãn.
C. Chú Bồ Nông chăm ngoan và hiếu thảo
D. Chú Bồ Nông yêu mẹ.
Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:
Bài tập làm văn
1. Có lần, cô giáo cho chúng tôi một đề văn ở lớp : "Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ ?" Tôi loay hoay mất một lúc, rồi cầm bút và bắt đầu viết : "Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa bát đĩa. Đôi khi, em giặt khăn mùi soa."
2. Đến đây, tôi bỗng thấy bí. Quả thật, ở nhà, mẹ thường làm mọi việc. Thỉnh thoảng, mẹ bận, định gọi tôi giúp việc này, việc kia, nhưng thấy tôi đang học, mẹ lại thôi." Tôi nhìn sang Liu-xi-a, thấy bạn ấy đang viết lia lịa. Thế là tôi bỗng nhớ có lần tôi nhặt thêm cả bít tất của mình, bèn viết thêm : "Em còn giặt bít tất."
3. Nhưng chẳng lẽ lại nộp bài văn ngắn ngủn như thế này ? Tôi nhìn xung quanh, mọi người vẫn viết. Lạ thật, các bạn viết gì mà nhiều thế ? Tôi cố nghĩ, rồi viết tiếp :"Em giặt cả áo lót, áo sơ mi và quần." Cuối cùng, tôi kết thúc bài văn của mình :"Em muốn giúp mẹ nhiều việc hơn, để mẹ đỡ vất vả."
4. Mấy hôm sau, sáng chủ nhật, mẹ bảo tôi: - Cô-li-a này ! Hôm nay con giặt áo sơ mi và quần áo lót đi nhé ! Tôi tròn xoe mắt. Nhưng rồi tôi vui vẻ nhận lời, vì đó là việc làm mà tôi đã nói trong bài tập làm văn. - Khăn mùi soa: loại khăn mỏng, nhỏ, bỏ túi để lau mặt, lau tay. - Viết lia lịa: viết rất nhanh và liên tục.
Cô-li-a cảm nhận như thế nào trước đề văn cô giáo giao ?
A. Cậu ấy loay hoay và cảm thấy bí
B. Cậu bé rất thích đề văn cô giao
C. Cậu ấy nghĩ ra được rất nhiều ý tưởng cho bài
B. Kiểm tra
Viết Đề 1. Để nhớ công ơn những người đã chiến đấu, hi sinh vì Tổ quốc như cô Mai, trường em đã phát động phong trào thi đua "Uống nước nhớ nguồn". Em hãy báo cáo kết quả công việc tổ mình đã làm để giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ nơi em sống.
(trang 28, 29 Cùng em học Tiếng Việt lớp 3 Tập 1)
Hãy kể một câu chuyện ngắn về việc em hoặc người em biết giúp đỡ một bạn/ một người có hoàn cảnh khó khăn.
Gợi ý:
- Bạn đó/ người đó là ai?
- Bạn đó/ người đó có khó khăn gì?
- Em/ người em biết làm những việc gì để giúp đỡ bạn đó/ người đó?
- Em/ người em biết làm cùng với ai?
- Cảm nghĩ của em về cuộc sống của bạn đó/ người đó?