Người đã hạ lệnh cho các đạo quân của mình tấn công quân Pháp ở đồn Mang Cá và tòa Khâm sứ (tháng 7 - 1885) là:
A. Trần Xuân Soạn
B. Tôn Thất Thiệp
C. Tôn Thất Thuyết
D. Trần Văn Định
Trong trận tấn công đồn Nu (Thanh Chương) trên đường tiến về tỉnh lị nào Cao Thắng đã bị trúng đạn và hi sinh năm 29 tuổi?
A. Hà Tĩnh
B. Nghệ An
C. Thanh Hóa
D. Quảng Bình
Những câu thơ sau gợi nhớ đến nhân vật lịch sử nào?
“Trong Nam tên nổi như cồn,
Mấy trận Gò Công nức tiếng đồn.
Dấu đạn bay rêm tàu bạch quỷ,
Hơi gươm thêm rạng thể hoàng môn.
Ngọn cờ ứng nghĩa trời chưa bẻ,
Cái ấn Bình Tây đất vội chôn.”
A. Nguyễn Đình Chiểu
B. Nguyễn Trung Trực
C. Trương Định
D. Nguyễn Hữu Huân
Ngày 23-2-1860, quân Pháp mở đợt tấn công vào Đại đồn Chí Hòa khi
A. đã đánh chiếm được Gia Định.
B. chưa đánh chiếm Gia Định.
C. Hiệp ước Bắc Kinh giữa Pháp và Trung Quốc kí kết.
D. Triều đình Huế kí hiệp ước nhượng cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì.
Tháng 8 - 1892, nghĩa quân Hương Khê tập kích vào thị xã nào giải phóng 700 tù chính trị?
A. Thanh Hóa
B. Nghệ An
C. Hà Tĩnh
D. Quảng Bình
Ngay từ tháng 2-1859, khi Pháp đánh Gia Định, ai là người đưa đội quân của mình đến đóng tại đồn Thuận Kiều?
A. Phan Thanh Giản.
B. Hoàng Diệu,
C. Nguyễn Tri Phương.
D. Trương Định.
Trận đánh có ý nghĩa bước ngoặt của Hồng quân Liên Xô chuyển từ phòng thủ sang tấn công là
A. Trận Mátxcơva
B. Trận Cuốcxcơ
C. Trận Xtalingrát
D. Trận công phá Béclin
Ngày 17 - 10 - 1894, nghĩa quân Hương Khê giành thắng lợi lớn trong trận nào?
A. Tấn công đồn Trường Lưu
B. Tập kích thị xã Hà Tĩnh
C. Tấn công đồn Nu (Thanh Chương)
D. Phục kích địch ở núi Vụ Quang
Không bị động đối phó như quân đội triều đình, hàng nghìn dũng sĩ do ai chỉ huy đã xung phong đánh đồn Chợ Rẫy, vị trí quan trọng nhất trên phòng tuyến của địch (tháng 7 - 1860)?
A. Nguyễn Hữu Huân
B. Dương Bình Tâm
C. Thân Văn Nhíp
D. Lê Công Thành